Hội thảo quốc tế việt nam họC



tải về 6.05 Mb.
trang82/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   99
Mặt trước của bằng khoán

Khu vực

Tờ

Miếng

Phố:………………Số nhà:……

Số bằng khoán: 227

Võng Thị

2

57

Phường: ……………………

Vùng : …….

HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỔI CỦA THỬA ĐẤT

Bản kê khai

Thành phần của thửa đất

Chỉ số, loại thuế, diện tích từng bộ phận



Tổng diện tích

Theo dõi

Thời gian

Loại chứng từ

mq

mq

mq

mq

mq

mq

mq




Ngày lập phiếu:

19 - 1 - 45
























1785 mq





































Mặt sau của tấm bằng khoán

BIẾN ĐỔI CHỦ SỞ HỮU

Chỉ dẫn

Việc mua bán

Theo dõi

Họ và tên

Ngày tháng chuyển nhượng

Cách thức

Giá cả

Làng Võng Thị

Ngày lập phiếu: 28 – 3 - 44



















Thông tin về thuế

Các thông tin khác

Vườn










Đi kèm theo khối tư liệu bằng khoán điền thổ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội còn lưu trữ một khối lượng khá lớn những tấm bản đồ mặt bằng nhà cửa, đất đai. Những tấm bản đồ này được Sở Địa chính thời Pháp thuộc lập có tỷ lệ xích và theo tiêu chuẩn của khoa học bản đồ. Đến những năm 50 của thế kỷ XX, khi tiếp quản khối tư liệu này, Sở Nhà đất Hà Nội đã tiến hành đo đạc lại và số hoá một phần khối tư liệu bản đồ này trên cơ sở hệ thống bản đồ có sẵn thời thuộc Pháp nhằm mục đích bảo quản lưu trữ. Khối tư liệu bản đồ này là nguồn tư liệu vô cùng giá trị.

Tóm lại, tài liệu địa chính Hà Nội lưu trữ tại Sở Tài Nguyên - Môi trường và Nhà đất có đặc điểm sau: Về niên đại của khối tài liệu này là vào nửa đầu thế kỷ XX. Những tấm phích đất (hay còn gọi là bằng khoán điền thổ) thực chất là những phiếu kê khai, đo đạc về diện tích, các loại hình đất đai, chủ sở hữu cụ thể phục vụ công tác quản lý. Đó chính là một hình ảnh tương đồng với sổ địa bạ (thời Nguyễn) và sổ đỏ (thời hiện đại).

2. Giá trị tư liệu

2.1. Khối tài liệu địa chính Hà Nội thời cận đại là nguồn tư liệu vô cùng đồ sộ, phong phú để nghiên cứu về Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX trên nhiều phương diện. Những thông tin khai thác từ tài liệu địa chính kết hợp với những nguồn tư liệu khác cho phép đặt ra và nghiên cứu nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và đặc biệt là diện mạo nhà đất Hà Nội như:

+ Diện mạo của Hà Nội cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX;

+ Cấu trúc không gian nhà đất của cư dân Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX;

+ Những biến động sở hữu đất đai Hà Nội trong giai đoạn này;

+ Quá trình đô thị hoá của các làng ven đô cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX…..

Cả hai kho tài liệu địa chính kể trên đều là những nguồn tư liệu rất quý, có giá trị khi nghiên cứu về Hà Nội. Tuy nhiên, sưu tập tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I đã ít nhiều được các nhà khoa học trong và ngoài nước khai thác, sử dụng. Riêng khối tư liệu lưu giữ tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội thì hầu như chưa được khai thác, công bố. Vì vậy, trong phần này, thông qua miêu tả, phân tích số liệu của các bằng khoán thuộc một phố trong khu phố cổ Hà Nội, mang tính chất nghiên cứu trường hợp (Case Study), chúng tôi muốn đặc biệt làm rõ hơn giá trị của nguồn tài liệu này.



2.2. Hàng Bạc là con phố được lựa chọn với lý do đây là một trong các phố cổ được hình thành sớm, có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, thuộc phạm vi bảo tồn cấp I, lại nằm ở trung tâm của Hà Nội, có đầy đủ các bằng khoán về từng số nhà.

Theo thống kê, phố Hàng Bạc có 174 bằng khoán, nhưng trong đó có những tấm là của 2 hoặc 3 số nhà, thậm chí là 4 số nhà (thường là những nhà ở góc phố, giao của hai con phố với nhau hay tuy ghi là 2 số nhà nhưng lại cùng chung một khu đất hoặc là một mảnh đất đã bị chuyển nhượng quyền sở hữu thành đất công ...). Các tấm bằng khoán này chủ yếu được lập vào năm 1944, chỉ có 8 bằng khoán được lập vào năm 1943.



173 bằng khoán với tổng diện tích nhà đất các loại là 22265m2, phân bố như sau:

Với 17 bằng khoán chưa phân loại trên thì:

- 16 bằng khoán được ghi chú là sở hữu công (cũng có khi ghi rõ là Thành phố Hà Nội) với tổng diện tích là 138m2, nhưng diện tích trong mỗi bằng khoán thường rất nhỏ, chỉ một vài mét vuông. Đây là những phần đất vốn thuộc sở hữu tư nhân nhưng trong quá trình chỉnh trang, uốn nắn lại các con phố cũ theo quy hoạch của thực dân Pháp, đã bị cắt ra để sung công, chủ yếu để làm vỉa hè, mở rộng đường… nên được lập riêng một bằng khoán.

Chỉ có 2/16 bằng khoán này có diện tích tương đối lớn (18m2 và 94m2) và là số nhà độc lập. Đây là những phần đất công, có thể do san lấp hồ, ao mà thành262.

- 1 bằng khoán có chủ tư hữu nhưng nằm ở phía sau một số nhà đã có bằng khoán khác, có thể đây là phần đất mới mua thêm, chưa quy hoạch nên chỉ có tổng diện tích.

Trong 156 bằng khoán đã phân chia rõ ràng các loại hình nhà, sân, vườn… thì:

- 4 bằng khoán được ghi chú là thuộc sở hữu công (65m2, 71m2, 79m2, 282m2), không rõ được sử dụng làm gì nhưng trong đó có 2 mảnh (65m2, 71m2) chỉ có không gian và sân, 2 mảnh còn lại có thêm một phần nhà 1 tầng hoặc nhà tạm.

- 3 là đình (đình Phương Thượng 135m2; đình Dung Hà 22m2; đình Trường Thi 868m2). Đây là những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, là dấu vết đậm tính chất nông thôn còn rơi rớt lại ở khu vực 36 phố phường.

- 149 thuộc sở hữu tư.

Phân bố các loại hình nhà và đất của 156 bằng khoán phố Hàng Bạc


Loại hình

Gác 1

Gác 2

Gác 3

Không gian

Nhà tạm

Sân

Tổng diện tích

Diện tích

7428

1384

38

7860

237

5009

21956

Số lần xuất hiện

132

30

1

144

20

147

156

Tỷ lệ về diện tích (%)

33,83

6,30

0,17

35,80

1,08

22,82

100,00

Bảng thống kê trên cho thấy, nếu xét về số lượng thì loại hình “sân” xuất hiện nhiều nhất (147/156 bằng khoán), rồi tới loại “không gian” tức là các khoảng không để lấy ánh sáng, không khí cho mỗi số nhà (144/156) và loại hình “không gian” này cũng chiếm tỷ lệ diện tích lớn nhất (35,79%), rồi mới tới loại “gác 1” (33,83%).

Phần diện tích “gác 2” chiếm tỷ lệ khá “khiêm tốn” 5,6%; còn gác 3 chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần với 38m2, tương đương 0,18%.

Từ năm 1930 đến năm 1944 liên tục những đề án quy hoạch đô thị Hà Nội được Sở Kiến trúc và Đô thị đưa ra nhằm cải tạo và mở rộng thành phố Hà Nội, áp dụng những nguyên lý quy hoạch hiện đại thịnh hành ở châu Âu đương thời. Vì vậy, khu phố cổ Hà Nội nói chung, phố Hàng Bạc nói riêng không thể nằm ngoài những quy hoạch đó. Tuy nhiên, trong các đề án này có chỉ rõ “…Ưu tiên phát triển các đô thị bản xứ hiện có hơn là xây dựng thành phố mới…”263. Và có lẽ thế mà diện mạo các phố cổ Hà Nội tuy có những đổi thay so với cuối thế kỷ XIX như đã phá bỏ các cổng phố, đường phố mở rộng hơn, có vỉa hè, phá bỏ nhà tranh, xây nhà gạch..., tính chất đô thị hoá đã rõ rệt hơn song vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của Thăng Long - Hà Nội, không thể lẫn với bất cứ đô thị nào khác.

Có thể hình dung rằng, đến những năm 40 của thế kỷ XX, diện mạo nhà đất của phố Hàng Bạc, một phố buôn bán trong khu phố cổ, đặc điểm chung nhất vẫn là những nhà hình ống, không gian ở, sinh hoạt và buôn bán được bố trí xen kẽ, hợp lý, tiết kiệm diện tích vì “đất chật, người đông”. Trong tất cả các nhà ở phố Hàng Bạc đều không hề có mét đất nào dành làm vườn, nhưng trong mỗi số nhà, xen kẽ giữa các phần “nhà” chủ yếu là 1 tầng và nhà tạm (nhà tôn) thì vẫn có khoảng đất dành làm sân, chiếm gần 1/4 tổng diện tích (22,82%) với nhiều chức năng sử dụng, hay những khoảng “không gian” không thể thiếu được để làm giếng trời, làm bếp, hay đơn giản là để thông thoáng, lấy gió, lấy ánh sáng, là nơi chứa hàng hoá …



Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá do ảnh hưởng của phương Tây cũng phần nào làm đã biến đổi nhà hàng phố truyền thống của Hà Nội. Một kiểu nhà mới bằng gạch kiên cố từ 2 đến 3 tầng đã bắt đầu được xây dựng trên nền cũ của một số ngôi nhà Hà Nội hình ống quen thuộc tại khu vực này. Kiểu nhà mới thể hiện cách tổ chức các không gian chức năng bên trong tương đối hợp lý và vẫn khai thác được những đặc điểm phù hợp của hệ thống các sân trong vào mục đích thông thoáng tự nhiên cho các phòng ở, tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu truyền thống của người Việt là gắn bó với không gian cây xanh thiên nhiên, dù đó là không gian thiên nhiên thu nhỏ.

1   ...   78   79   80   81   82   83   84   85   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương