Hội thảo quốc tế việt nam họC


Văn hoá truyền thống của người Công giáo



tải về 6.05 Mb.
trang27/99
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích6.05 Mb.
#37601
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   99
4. Văn hoá truyền thống của người Công giáo

Ngoài việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, việc giữ gìn một số nội dung của văn hoá truyền thống như hôn lễ, tang lễ, phong hoá, và đoàn kết lương - giáo,... cũng rất quan trọng đối với cộng đồng giáo dân. Dựa vào những điều khoản quy định trong hương ước, mỗi giáo dân sẽ tự điều chỉnh hành vi đạo đức của mình. Điều đó tạo nếp sống phong hoá trong mỗi làng Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng.

4.1. Vấn đề hôn nhân

Người Công giáo đề cao hôn nhân một vợ một chồng. Bởi vậy, Hôn phối trở thành một Bí tích của Công giáo. Đây là Bí tích thứ bảy trong 7 phép Bí tích mà Giáo luật đã quy định: “Bí tích Hôn phối là sự nhìn nhận của Thiên Chúa đối với việc chung sống đến trọn đời của một người nam và một người nữ đã chịu phép Rửa tội. Bí tích Hôn phối làm tăng cường tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân và quan hệ gia đình của tín đồ đạo Công giáo”76.

Nét đặc thù trong hương ước làng Công giáo về vấn đề hôn nhân là quy định mỗi giáo dân chỉ được phép lấy một vợ, hoặc một chồng, đặc biệt lệ tục chú rể đi lễ nhà thờ. Điều 14, 15, Hương ước làng Đông Xuyên Ngoại (Hải Phòng) quy định: "Việc tiền cheo khi giai, gái trong làng lấy nhau phải nộp 1đ,00. Cheo ngoại phải nộp 3đ,00 phải có trầu cau tường trình huynh thứ. Việc cưới xin do đạo Công giáo quy định: Trước hết đó là tín đồ theo giáo luật chỉ được phép lấy một vợ một chồng"77. Điều 103, Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) ghi rõ: "Làng toàn tòng Công giáo chỉ được phép nhất phu, nhất phụ thôi. Vậy ai còn vợ cả mà lấy vợ hai thì làng không ăn ngôi với nữa để khỏi làm gương xấu cho kẻ khác"78. Điều 67, Hương ước làng Nam Am (Hải Phòng) chỉ rõ: "… Lại dân toàn tòng theo luật tôn giáo không được phép lấy vợ lẽ, ai phạm đến cũng như tội thông dâm, nếu có con thì đứa con ấy cũng như con ngoại tình. Con ngoại tình, con vợ lẽ là con giai khi đến tuổi nhập bạ thì phải nộp phạt cho làng là 5đ,00"79. Những quy định này đều muốn nâng cao trách nhiệm của người vợ cũng như người chồng nhằm duy trì sự bền vững của cuộc sống gia đình.

Một số quy định về hôn nhân trong hương ước làng Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng phản ánh rõ sự điều chỉnh theo xu thế giảm những nghi lễ rườm rà, thực hành tiết kiệm cho giáo dân. Điều 63, Hương ước làng Đức Trai (Hải Dương) quy định: "Cưới xin ngày trước có 6 lễ nhiêu, nay chỉ theo có 3 lễ như sau: Lễ vấn danh, hay thường gọi là lễ dạm vợ, lễ này lần đầu tiên mà hai bên cha mẹ hội kiến để nói chuyện và để so sánh tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ của các con mà định cuộc nhân duyên của đôi trẻ. Lễ vật thì hoặc chè, cau, bánh trái đáng giá độ vài ba đồng. Lễ ăn hỏi, hôm này thì nhà giai, cha chú rể cùng bà con sính lễ sang nhà gái. Hôm đó chú rể đi lễ nhà thờ cùng là ra mắt họ hàng nhà vợ. Hai bên thông gia định ngày cưới, và thách cưới, lễ vật thì tuỳ theo từng nhà giầu, nghèo như đáng giá độ 3đ,00 đến 20đ,00. Lễ cưới, hôm đó chú rể đi cùng ông thân sinh và cùng bà con sính lễ vật cùng tiền xong, sang nhà gái đón dâu. Bên nhà gái cũng cho bà con đưa dâu về nhà chồng. Lễ vật tiền nong thì tuỳ theo từng nhà giầu, nghèo như giá tất cả đáng độ 10đ,00 hay 30đ,00 chi đó… Hai bên thông gia lại còn phải theo lệ luật mà khai giá thú cho con với thư ký hộ tịch"80.





tải về 6.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   99




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương