HỘI ĐỒng xuất bảN ĐÀo duy tùng chủ tịch Hội đồng



tải về 5.04 Mb.
trang1/29
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích5.04 Mb.
#34697
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

















HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN

ĐÀO DUY TÙNG Chủ tịch Hội đồng

NGUYỄN ĐỨC BÌNH Phó Chủ tịch Hội đồng

HÀ ĐĂNG Uỷ viên Hội đồng

ĐẶNG XUÂN KỲ "

TRẦN TRỌNG TÂN "

NGUYỄN DUY QUÝ "

ĐỖ NGUYÊN PHƯƠNG "

HOÀNG MINH THẢO "

TRẦN NHÂM "

BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BẢN THẢO

ĐẶNG XUÂN KỲ

SONG THÀNH

NHÓM XÂY DỰNG BẢN THẢO TẬP 5

ĐỨC VƯỢNG (Chủ biên)

TRẦN HẢI

PHAN MINH HIỀN


HỒ CHÍ MINH
TOÀN TẬP
5

1947 - 1949

Xuất bản lần thứ hai


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA


HÀ NỘI - 2000




VII

LỜI GIỚI THIỆU TẬP 5



Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5 gồm những tác phẩm, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1949, phản ánh sâu sắc tư tưởng, đường lối chiến lược, sách lược của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Với bản chất xâm lược và hiếu chiến, kẻ thù đã láo xược gửi 3 tối hậu thư trong hai ngày, đòi chúng ta phải hạ vũ khí; chúng đã buộc nhân dân ta phải cầm súng đứng lên bảo vệ nền độc lập và danh dự của mình. Cả nước vâng theo và tin theo lời kêu gọi của lãnh tụ tối cao, hùng dũng đi vào cuộc kháng chiến thần thánh với tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh!".

Mặc dù súng đã nổ, máu đã chảy, nhiều nhà cửa, đường sá, cầu cống, làng mạc... đã bị thiêu huỷ, nhưng trên tinh thần thiết tha với nhân đạo và hoà bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã liên tục gửi hàng chục bức thư và lời kêu gọi đến Tổng thống, Thủ tướng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Pháp, thể hiện ý muốn thành thực hoà bình của ta, kêu gọi họ hãy chấm dứt chiến tranh, lập lại sự giao hảo giữa hai nước. Người viết: "Mong quốc dân Pháp hiểu rằng chúng tôi không hằn thù gì dân tộc Pháp. Chúng tôi bắt buộc phải chiến đấu chống bọn thực dân phản động đang mưu mô xẻ cắt Tổ quốc chúng tôi, đưa chúng tôi vào vòng nô lệ và gieo rắc sự chia rẽ giữa hai dân tộc Pháp và Việt. Nhưng chúng tôi không chiến đấu chống lại nước Pháp mới và quốc dân Pháp, chúng tôi lại còn muốn hợp tác thân ái" (tr.3). Người nêu cao nguyện vọng hoà bình và thân thiện của nhân dân ta, "một nền hoà bình hợp công lý và xứng đáng, thuận tiện cho hai dân tộc". "Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này, hoà



b
VIII
ình và trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc"
(tr.12).

Nhưng bọn thực dân xâm lược ngoan cố, với bom đạn và sắt thép trong tay, tưởng rằng chỉ cần vài tuần, vài tháng là đủ đè bẹp sức chiến đấu của nhân dân ta nên chúng đã cự tuyệt mọi cuộc gặp gỡ và dàn xếp. Nhân dân ta không có con đường nào khác là phải đánh, "đánh cho đến thắng lợi hoàn toàn, đánh cho đến độc lập và thống nhất thật sự" (tr.720).



Vận dụng bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với truyền thống đánh giặc, giữ nước của cha ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối, phương châm kháng chiến linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là đường lối toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến với phương châm lâu dài và dựa vào sức mình là chính.

Người chỉ rõ: "Địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại.



Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ kháng chiến, để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm...

Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa" (tr.151).

Để kháng chiến toàn dân, Người chủ trương nhất thiết phải động viên và tổ chức toàn dân: "Mỗi công dân là một chiến sĩ. Mỗi làng là một chiến hào" (tr.151). Chiến tranh nhân dân sẽ đưa kẻ thù vào "thiên la, địa võng", không có sự phân biệt tiền tuyến, hậu phương, trước mặt, sau lưng, bất cứ ở đâu và lúc nào chúng cũng có thể bị tiến công và tiêu diệt. Người phân tích: địch có tàu bay, tàu bò, tàu thuỷ; ta có thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Địch đánh ban ngày, ta lại đánh ban đêm. Nó dùng vũ khí tối tân thì ta đánh du kích. Nó trên trời, ta dưới đất. Nó muốn làm cho chóng, ta chủ trương trường kỳ. Nó muốn thắng nên ra sức chia rẽ lương - giáo, chia rẽ Bắc - Nam; ta kiên trì thực hiện đại đoàn kết.

Đó là cuộc kháng chiến toàn diện, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Người nói: "Nó lấy vũ lực, ta không sợ. Nó lấy chính trị, ta không mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong toả, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó. Ta tăng gia sản xuất. Ta lợi hơn nó là nó không thể kéo dài được, mà ta thì có thể kéo dài" (tr.58). Người viết lời kêu gọi Thi đua ái quốc: "Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu:

T
IX


oàn dân kháng chiến,

Toàn diện kháng chiến,

... vừa kháng chiến,

Vừa kiến quốc" (tr.444 - 445).

Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân chỉ có thể phát huy được đầy đủ khi xây dựng được một lực lượng vũ trang hùng mạnh của nhân dân. Bước vào cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh không lúc nào ngừng chăm lo xây dựng quân đội ta thành một quân đội anh hùng, bách chiến bách thắng. Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ và chiến sĩ, nhắc nhở họ phải luôn luôn nắm vững nguồn gốc, bản chất, mục tiêu chiến đấu của quân đội ta: "Vệ quốc quân là quân đội của nhân dân, để bảo vệ đồng bào, giữ gìn Tổ quốc" (tr.115). Người đề ra cho quân đội 12 điều răn cũng là để làm sao cho bộ đội được "dân tin, dân phục, dân yêu", xứng đáng với 6 chữ "Trung với nước, hiếu với dân". Người biểu dương tinh thần "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh" của các anh hùng, liệt sĩ. Người trao cờ quyết chiến, quyết thắng cho những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Người chăm lo xây dựng truyền thống yêu nước, kiên cường, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc cho quân đội ta.

Đối với cán bộ chỉ huy, Người yêu cầu: "một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm" (tr.223). Người yêu cầu: "Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn" (tr.392). Đặc biệt, Người nhắc nhở cán bộ và chiến sĩ phải luôn luôn ghi nhớ: quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, "nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội", vì vậy "Phải làm sao cho bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu" (tr.393), đó là nguồn gốc của thắng lợi.

Tóm lại, cùng với những tư tưởng chỉ đạo về chiến lược, chiến thuật quân sự, những chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang, về bồi dưỡng ý chí quyết chiến, quyết thắng, về đạo đức và phẩm chất của người chỉ huy, v.v. là những chăm lo cụ thể, sâu sắc, thiết thực của Người đối với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, vừa trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao, vừa với tình cảm của người cha thân yêu.

C


X
hủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân, là ngọn cờ của đại đoàn kết dân tộc, Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp, mọi đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc... tạo thành lưới sắt bao vây, cô lập kẻ thù, phá tan chính sách chia rẽ của chúng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Người đã gửi nhiều thư và điện đến các vị giám mục, linh mục để động viên tinh thần yêu nước của đồng bào công giáo; Người cũng gửi thư đến các ông lang đạo, biểu dương công trạng và tinh thần hăng hái tham gia kháng chiến của đồng bào miền núi tỉnh Hoà Bình. Người quan tâm giúp đỡ các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ để phát huy tốt vai trò của các tổ chức này trong việc động viên các nhân sĩ, trí thức, các nhà công thương... hăng hái tham gia kháng chiến và thực hiện đại đoàn kết. Người nhắc nhở: "Hiện nay, tất cả các đảng chỉ có một đường chính trị chung: kiên quyết trường kỳ kháng chiến, để tranh lấy thống nhất và độc lập cho Tổ quốc..., chỉ có một chính sách là đại đoàn kết" (tr.166).

Kháng chiến gắn liền với kiến quốc, phá hoại đi đôi với xây dựng, điều đó như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, không có gì trái nhau mà có quan hệ biện chứng với nhau. Theo tư tưởng của Người: "Kháng chiến khắp mọi mặt, kiến thiết khắp mọi mặt" (tr.59). Nhân đến thăm tỉnh Thanh Hoá, nói về việc xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những tư tưởng lớn chỉ đạo công cuộc kháng chiến, kiến quốc về mọi mặt.

Về kinh tế, Người đề nghị phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất đi liền với tiết kiệm. "Làm cho nhiều, tiêu thì ít, làm chóng tiêu chậm, tức là đủ". Nhờ đó mà "Nghèo trở nên đủ, đủ trở nên giàu, giàu thì giàu thêm" (tr.62).

Về văn hoá, Người ra kỳ hạn "trong một năm phải thanh toán cho xong nạn mù chữ", "phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị", "để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh" (tr.59-60). Văn hoá gắn liền với xây dựng đời sống mới. Cũng thời gian này, Người viết tác phẩm Đời sống mới, kêu gọi thực hành đời sống mới trong mỗi lĩnh vực, mỗi tầng lớp và trong từng con người. Trong tác phẩm này, Người đã nêu lên những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc bỏ cũ, làm mới: "Đời sống mới không phải là cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới.



Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ...

C
XI
ái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý...


Cái gì tốt, thì phải phát triển thêm...

Cái gì mớihay thì ta phải làm" (tr.94-95).

Về hành chính, tư pháp cũng phải đổi mới. Người nói: "Chính phủ Cộng hoà Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài" (tr.60). Gửi thư cho Hội nghị tư pháp toàn quốc, Người nhắc nhở: "Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương "phụng công, thủ pháp, chí công vô tư" cho nhân dân noi theo" (tr.382) .

Để lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến của toàn dân đi tới thắng lợi hoàn toàn, công tác xây dựng đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt. "Đảng ví như cái máy phát điện..., máy phát mạnh thì đèn sáng" (tr.551-552). Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo xây dựng Đảng ta thành một đảng mácxít-lêninnít đoàn kết, thống nhất, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đồng thời Người cũng không coi nhẹ bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên về phương pháp công tác và lề lối làm việc. Những bức thư Người gửi các đồng chí Bắc Bộ và Trung Bộ đầu năm 1947, nhất là tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" là những văn kiện quan trọng về xây dựng đảng. Người đã nghiêm khắc chỉ ra và phê phán những sai lầm, khuyết điểm của một số cán bộ, đảng viên có hại cho sự nghiệp kháng chiến, như đầu óc bè phái, địa phương, hẹp hòi, quân phiệt, vô tổ chức, vô kỷ luật, v.v.. Người đặc biệt chú trọng giáo dục cán bộ, đảng viên về tư cách đạo đức cách mạng, về phương pháp, cách thức vận động quần chúng, nhất là về tinh thần tự phê bình và phê bình. Người chỉ rõ: "một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính" (tr. 261).

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai thác, tận dụng mọi khả năng và lực lượng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để đánh thắng kẻ thù. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi đến nhân dân Pháp tỏ rõ sự hiểu biết và tình thân thiện giữa hai dân tộc, phân biệt rõ nhân dân Pháp yêu chuộng công lý và hoà bình với bọn thực dân xâm lược, phân biệt thực dân phản động và thực dân không phản động, tức là "những người tài chính và kinh tế Pháp muốn kinh doanh ở xứ ta" (tr.7). Người cũng tranh thủ những dịp trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài để nêu cao tính chất chính nghĩa và kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc kháng chiến vì tự do, độc lập của nhân dân ta. Khẳng định chính sách ngoại giao hoà bình và thân thiện với tất cả các nước, Người tuyên bố: Việt Nam muốn "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai" (tr.220). "Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường1 là một thái độ bạn bè" (tr.136). Đầu năm 1948, Người đã chủ động phá thế bao vây của kẻ thù, cử một đoàn cán bộ ngoại giao đầu tiên của ta sang các nước Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến anh dũng, chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Nhờ những hoạt động ngoại giao không mệt mỏi đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã được nhiều nước trên thế giới biết đến và tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta.

*
XII

* *


Trên đây là những nội dung cơ bản về tư tưởng và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản ánh trong Tập 5 của bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, từ 1947 đến 1949. So với lần xuất bản thứ nhất, lần này tập sách đã bổ sung hơn 100 bài mới sưu tầm được, trong đó có hơn 30 bài lần đầu tiên được công bố. Chúng tôi cũng đưa vào phần Phụ lục danh mục các sắc lệnh do Người ký từ 1947 đến 1949 để bạn đọc tiện tham khảo và tra cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian và năng lực, chắc chắn rằng tập sách này không tránh khỏi còn thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự chỉ bảo của bạn đọc gần xa.




tải về 5.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương