Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

1.3.4. Xã hội 
Xã hội phát triển giúp cho điều kiện sống của con người ngày càng 
được cải thiện. Vì thế, nhu cầu của con người cũng trở nên rất đa dạng, phong 
phú, mọi người có thêm điều kiện tiếp cận với cái mới mà một trong đó là sự 
phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ thông tin. Sự phát triển của 
khoa học công nghệ giúp cho con người nói chung và đặc biệt học sinh THPT 
có điều kiện để tiếp xúc nhiều hơn với truyền hình và các phương tiện truyền 
thông tương đối nhiều. Vai trò của truyền thông là rất lớn, nó cung cấp những 
kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn 
phổ biến. Truyền thông cũng làm cho các cá nhân gắn kết với nhau chặt chẽ 
hơn thông qua mối quan tâm chung, những giá trị chung.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà các em có thể lựa 
chọn cho mình những nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Đây là một nguồn 
tài nguyên vô cùng dồi dào và phong phú về nghề nghiệp, giúp cho người lao 
động cũng như nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm thấy nhau. Tuy nhiên, ở 
người lao động nói chung hay học sinh THPT nói riêng cần có đủ năng lực, 
có sự đam mê và phải có động lực để phấn đấu. Vì thế, học sinh cần phải có 
những định hướng nghề nghiệp tốt, lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng thời 
đại, phù hợp với năng lực sở trường của cá nhân. 
 


32 
Tiểu kết chƣơng 1 
Khái quát tình hình nghiên cứu KKTL trong định hướng nghề nghiệp 
của học sinh cho thấy rằng đây là vấn đề mà được các nhà khoa học trong và 
ngoài nước đều có sự quan tâm. Tuy nhiên kết quả của định hướng nghề 
nghiệp trong trường học cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi nghiên cứu về KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh một số trường THPT trên địa bàn huyện Trực 
Ninh, tỉnh Nam Định. Từ việc hệ thống hóa các nghiên cứu của nhiều tác giả đi 
trước, dựa vào nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu chúng tôi cho rằng: 
Khó khăn tâm lý là những biểu hiện tâm lý của chủ thể, nảy sinh trong 
quá trình hoạt động, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả 
hoạt động của chủ thể. 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT là 
những biểu hiện tâm lý của học sinh, nảy sinh trong quá trình định hướng 
nghề nghiệp, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng nghề nghiệp 
của chủ thể. 
Trên cơ sở đó, KKTL trong định hướng nghề nghiệp của học sinh 
THPT được tiến hành nghiên cứu trên các biểu hiện sau: KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh biểu hiện qua nhận thức; KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh biểu hiện qua thái độ; KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh biểu hiện hành vi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến KKTL trong định hướng nghề nghiệp của 
học sinh THPT: Bản thân học sinh; giáo dục gia đình; nhà trường; xã hội 

Những kết quả nghiên cứu lý luận trên về KKTL trong định hướng 
nghề nghiệp của học sinh THPT là cơ sở cho việc xác định nội dung, phương 
pháp, hình thức tổ chức nghiên cứu.

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương