Học viện công nghệ BƯu chính viễn thông khoa viễn thông 1 Bài giảng Học phần: CƠ SỞ DỮ liệU



tải về 4.98 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/82
Chuyển đổi dữ liệu13.11.2023
Kích4.98 Mb.
#55639
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   82
NEW.Bài giảng CSDL sau nghiệm thu-2023
TH CSDL 2015Sep, 6. Đề cương Cơ sở dữ liệu- sau nghiệm thu. 23.02.2022, Chuong01-CSDL
 


13 
Mức trong ( Mức vật lý): Đây là mức lưu trữ CSDL. Tại mức này, vấn đề cần 
giải quyết là, dữ liệu gì và được lưu trữ như thế nào? ở đâu (đĩa từ, băng từ, track, 
sector ... nào)? Cần các chỉ mục gì? Việc truy xuất là tuần tự (Sequential Access) hay 
ngẫu nhiên (Random Access) đối với từng loại dữ liệu. Những người hiểu và làm việc 
với CSDL tại mức này là người quản trị CSDL , những người sử dụng chuyên môn.
 
1.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ưu nhược điểm 
1.1.3.1. Định nghĩa hệ quản trị CSDL 
Để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra cho một cơ sở dữ liệu thì cần có một hệ thống 
các phần mềm, công cụ chuyên dụng hỗ trợ tích cực cho các nhà phân tích, thiết kế và 
khai thác CSDL. Hệ thống này được gọi là hệ quản trị CSDL (Database Management 
System - DBMS). Hệ quản trị cơ sở dữ liệu làm đơn giản hóa các thao tác trong quá 
trình định nghĩa, xây dựng và thao tác cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng khác nhau, bao 
gồm: 
- Định nghĩa - một cơ sở dữ liệu bao gồm việc đặc tả bộ khung dữ liệu cùng với 
các mô tả chi tiết về dữ liệu và khai báo các ràng buộc cho các dữ liệu sẽ được lưu trữ 
trong cơ sở.
- Xây dựng - một cơ sở dữ liệu là quá trình lưu trữ các dữ liệu trên các phương tiện 
lưu trữ được hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểm soát.
Hình 1.7: Ví dụ kiến trúc ba mức của hệ CSDL
 


14 
- Thao tác - một cơ sở dữ liệu bao gồm các chức năng như truy vấn cơ sở dữ liệu 
để lấy ra các dữ liệu cụ thể, cập nhật cơ sở dữ liệu để phản ánh các thay đổi trong thế 
giới nhỏ và tạo ra các báo cáo từ các dữ liệu. 
- Chia sẻ - cho phép nhiều người dùng và ứng dụng truy cập đồng thời CSDL 
- Bảo vệ - đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn từ các sự cố, ngăn cản truy cập 
không được phép 
Hiện nay có nhiều hệ quản trị CSDL trên thị trường như: Visual Foxpro, SQL 
server, DB2, Microsoft Access, Oracle… Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational 
Database Management System - RDBMS) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu theo mô hình 
quan hệ. 
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu dùng để thể hiện một cơ sở dữ liệu tin học hoá có thể 
là phổ dụng (là một phần mềm đóng gói) hoặc có thể là chuyên dụng (là một tập các 
phần mềm được tạo ra với một mục đích riêng). Hệ thống bao gồm cơ sở dữ liệu và hệ 
quản trị cơ sở dữ liệu được gọi bằng một thuật ngữ chung là hệ cơ sở dữ liệu. Một hệ 
cơ sở bao gồm 5 thành phần chính (Phần cứng, CSDL, Hệ quản trị CSDL, Phần mềm 
ứng dụng, Người dùng), và được mô tả theo lớp như hình vẽ dưới đây: 
Ví dụ cơ sở dữ liệu về quản lý đào tạo, cơ sở dữ liệu này lưu giữ các thông tin liên 
quan đến khóa học, lớp học, sinh viên, giáo viên, môn học,… trong một môi trường đại 
học hay một hệ cơ sở dữ liệu đào tạo đại học. Ngoài các dữ liệu cơ bản trên, chúng ta 
cần quan tâm đến thông tin về sinh viên (như thông tin cá nhân, thông tin học tập,…), 
thông tin về môn học (khối lượng, giáo viên, lịch học,…).
Hình 1.8: Phần mềm quản trị CSDL
 


15 
Để định nghĩa cơ sở dữ liệu này, chúng ta phải chỉ ra cấu trúc của các bản ghi của 
mỗi tệp (bảng) bằng cách đặc tả các kiểu khác nhau của các phần tử dữ liệu sẽ được lưu 
trữ trong mỗi bản ghi. Ví dụ, mỗi bản ghi SINH VIÊN bao gồm các dữ liệu để biểu diễn 
Mã số sinh viên, Họ tên sinh viên, Giới tính, Địa chỉ. Mỗi bản ghi MÔN HỌC bao gồm 
các dữ liệu để biểu diễn Tên môn học, Mã số môn học, Số đơn vị học trình, Khoa,… 
Chúng ta phải chỉ ra một kiểu dữ liệu cho mỗi phần tử dữ liệu bên trong các bản ghi. Ví 
dụ, ta có thể đặc tả Họ tên sinh viên là một dãy ký tự có độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 30, 
Mã số sinh viên là một số nguyên,….
Để xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo này, chúng ta lưu giữ các dữ liệu để biểu diễn 
mỗi sinh viên, mỗi môn học,… vào các tệp thích hợp. Để ý rằng các bản ghi trong các 
tệp khác nhau có thể có mối quan hệ với nhau. Ví dụ, bản ghi đối với Nguyễn Quang 
Hải trong tệp SINH VIÊN có liên quan đến hai bản ghi trong tệp ĐIỂM. Các bản ghi 
này chỉ ra điểm của Nguyễn Quang Hải trong hai học phần. Tương tự, các bản ghi trong 
tệp có mối quan hệ với các bản ghi trong tệp MÔN HỌC…Một cơ sở dữ liệu chứa nhiều 
kiểu bản ghi và chứa nhiều mối quan hệ giữa các tệp. Để có thể lưu trữ được thông tin 
một cách đa dạng như vậy cần phải có cơ sở dữ liệu hơn là các kiểu lưu trữ tệp truyền 
thống.
Hình 1.9: Hệ cơ sở dữ liệu
 


16 
Thao tác cơ sở dữ liệu bao gồm việc truy vấn và cập nhật cơ sở dữ liệu. Truy vấn 
cơ sở dữ liệu là đưa ra các yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu để lấy ra các thông tin cần thiết.
Ví dụ, chúng ta có thể có các truy vấn như: “Liệt kê các môn học và điểm thi của 
sinh viên Nguyễn Quang Hải”, “ Tìm danh sách các sinh viên thi trượt môn cơ sở dữ 
liệu”. Cập nhật cơ sở dữ liệu bao gồm việc thêm vào cơ sở dữ liệu bản ghi, xóa bỏ các 
bản ghi hoặc sửa đổi các giá trị trong các bản ghi. Đối với các thông tin cần khai thác 
cần phải có công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu hiệu quả, truy xuất chính xác, điều này được 
thực hiện bằng phần mềm quản trị CSDL. 

tải về 4.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   82




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương