Học tập Thông tư Số: 30/2014/tt-bgdđT, ngày 28 tháng 8 năm 2014: “Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học”



tải về 274.47 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích274.47 Kb.
#17940
1   2   3   4

Điều 16. Khen thưởng

1. Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

2. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.

Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng

1. Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá học sinh; báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.

2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học; xét lên lớp; duyệt kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; quản lí học bạ trong thời gian học sinh học ở trường; chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

3. Tiếp nhận, giải quyết ý kiến thắc mắc, đề nghị của học sinh, cha mẹ học sinh về nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

4. Hướng dẫn giáo viên sử dụng học bạ đang dùng của học sinh các lớp tuyển sinh từ trước khi Thông tư này có hiệu lực để ghi nhận xét theo quy định tại Điều 11 của Quy định này hoặc dùng học bạ mới để thay thế trong những năm học sinh còn tiếp tục học tiểu học.

Điu 19. Trách nhiệm của giáo viên

1. Giáo viên chủ nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;

c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.

2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;

b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục;

c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh

1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp nhận sự giáo dục để luôn tiến bộ.

2. Có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.




KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã kí)
Nguyễn Vinh Hiển

HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Ngày 30 tháng 8 năm 2014

Chủ tọa: đ/c Lê Thị Bẩy

NỘI DUNG.

DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC NỘI DUNG: Giáo dục bảo vệ môi trường,bảo vệ tài nguyên,môi trường biển, hải đảo; giáo dục tiết kiệm năng lượng hiệu quả;....

I. Một số nhận thức chung về MT và GDBVMT cho học sinh Tiểu học.

1. Môi trường:

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

* MT tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên tồn tại ngoài ý muốn của con người: Ánh sáng, mặt trời, núi, rừng, sông, biển, không khí, động , thực vật...Nó cung cấp cho con người các loại tài nguyên, phục vụ cho sản xuất và đời sống.

* MT xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định, hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất đinh, tạo thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với thế giới sinh vật khác.

2. Giáo dục bảo vệ môi trường: ( GDBVMT)

* Khái niệm: GDBVMT là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp cho con người có được sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.

3. Giáo dục BVMT ở trường Tiểu học.

* GDBVMT đưa vào bậc học Tiểu học nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen kĩ năng sống BVMT.

3.1: Mục Tiêu GDBVMT ở cấp Tiểu học:

3.1.1. Kiến thức:Giúp học sinh biết và bước đầu hiểu về:

- Các thành phần môi trường, quan hệ giứa chúng: đất , nước, không khí, ánh sáng, động, thực vật.

-Mối quan hệ giữa con người và các thành phần MT.

- Ô nhiễm MT.

-Biện pháp bảo vệ MTxung quanh: MT nhà ở, lớp học, trường học,thôn xóm,bản làng.

3.1.2. Thái độ tình cảm.

- Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp quê hương, đất nước.

- Có thái độ thân thiện với MT.

- Có ý thức: Quan tam đến các vấn đề MT xung quanh, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh MT xung quanh.

3.1.3. Kĩ năng hành vi:

-Sống hòa hợp, gần gũi thiên nhiên.

-Sông ngăn nắp,vệ sinh.

-Tham gia các hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh, làm cho MT xanh, sạch đẹp.

-Sống tiết kiệm chia sẻ và hợp tác.

3.2) Nội dung GDBVMT.

- Lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục:

+ MT xung quanh học sinh.

+Khái nhiệm về ô nhiễm MT.

+Ý thức bảo vệ MT.

+ Kỹ năng trong sinh hoạt và trong BVMT

+Rèn luyện hành vi- thái độ trong BVMT.

4.Các phương pháp dạy học

-Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa.

-Phương pháp làm thí nghiệm.

-Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.

-Phương pháp hoạt động thực tiễn

-Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.

-Phương pháp nêu gương

- Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT: Ký năng nhận biết và phát hiện các vấn đề MT. Ký năng xây dựng kế haochj hành động MT. Ký năng ra quyết định về MT. Kĩ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động MT.

5. Hình thức GDBVMT: Tích hợp 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận, Mức độ liên hệ.

-Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic.



* Mô hình tích hợp GDBVMT ở tiểu học.

Mục tiêu giáo dục Tiểu học




Nội dung giáo dục Tiểu học










Mục tiêu giáo dục BVMT ở tiểu học




Nội dung GDBVMT ở tiểu học













Tích hợp trong các môn( phân môn)

-Toán 1,2,3,45

-Tiếng Việt1,2,3,4,5

- Đạo đức 1,2,3,4,5

-TNXH 1,2,3,4,5.

-Khoa học lớp 4,5

-LS&ĐL lớp 4,5

-Nghệt thuật lớp 1,2,3

-Âm nhạc lớp 4,5

- Mĩ Thuật lớp 4,5

-Thể dục 1,2,3,4,5





Tích hợp trong các hoạt động

-Hoạt động tập thể.

-HĐNK từng môn.

-HĐ lao động, tham quan, văn nghệ...

-Hoạt động của tổ chức Đội, Sao nhi đồng.

- Chương trình xanh hóa nhà trường.


II. Vận dụng dạy học- tổ chức các hoạt động.

-GV bám sát NDCT SGK vận dụng linh hoạt trong dạy học, đảm bảo tính lôgic

-Có ND giáo dục địa phườn trong môn Đ Đ, LS&ĐL

-Coi trọng việc sử dụng MT thực địa phương để giáo dục. Tổ chức các haotj động lao động, VS bảo vệ MT

III. Năm học 2014-2015:Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.

BÀI SOẠN MINH HỌA

Môn: TNXH- Lớp 3

Bài: Chim

( Bản phô tô)


HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Ngày 31 tháng 8 năm 2014

Chủ tọa: đ/c Lê Thị Bẩy

NỘI DUNG.

Những định hướng chính trong đổi mới phương pháp dạy học

1. Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức

Tính tích cực chủ động và sáng tạo là gì ? Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người. Con người không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các quan hệ xã hội, thể hiện ở chỗ tích cực tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để sáng tạo và xây dựng nhân cách riêng của mình. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt nhu cầu bẩm sinh khác nhau, thí dụ nhu cầu ăn, uống... và sau đó xuất hiện nhu cầu xã hội... Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập.

Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý :

- Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa HS tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với HS.

- Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình.

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng kĩ xảo ở HS, tính tích cực được thể hiện từ cấp độ thấp nhất đến cấp độ cao nhất như sau : Bắt chước : tính tích cực thể hiện ở sự cố gắng làm theo mẫu hành động, thao tác, cử chỉ

hành vi hay nhắc lại những gì trải qua... Tìm hiểu và khám phá : tính tích cực thể hiện ở sự chủ động hoặc ý muốn hiểu thấu đáo vấn đề nào đó để sau đó có thể tự giải quyết vấn đề... Sáng tạo : tính tích cực thể hiện ở khả năng linh hoạt và hiệu quả trong giải quyết vấn đề... Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ thể hoạt động học tích cực chủ động và sáng tạo. GV phải cải tiến không ngừng PPDH và giúp HS cải tiến phương pháp học.

Những tri thức đã học sẽ tạo ra một trình độ ở người học, GV phải dựa vào trình độ này đểhướng dẫn HS nâng cao lên một trình độ mới.



2. Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của cơ sở.

Không có một PPDH nào là tồi, mỗi phương pháp đều có những giá trị riêng của nó. Tính hiệu quả hay không hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào người sử dụng biết phát triển và thích nghi nó đến mức độ nào. Nếu các PPDH được kết hợp và bổ sung cho nhau thì cách dạy học ấy sẽ phù hợp được với đối tượng học đa dạng, chống sự nhàm chán và tạo ra sựnăng động trong cách nghĩ cách làm của HS.



3. Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của HS

Cần hình thành cho HS phương pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Khi đứa trẻ có nhu cầu thì nó sẽ tự giác tìm kiếm tri thức. Khi phát hiện các tình huống mâu thuẫn của lí thuyết hay thực tế mà bằng kiến thức cũ

không thể giải quyết được, HS buộc phải tìm con đường khám phá mới.

Đối với HS, tính tích cực bên trong thường nảy sinh do những tác động từ bên ngoài. GV phải tạo ra hàng loạt các mâu thuẫn, khéo léo lôi cuốn, hấp dẫn HS để họ tự ý thức tiếp nhận và tìm tòi cách giải đáp. Khả năng tự học là năng lực rất quan trọng cho sự thành đạt của mỗi cá nhân. Muốn vậy, người GV cần hướng dẫn HS phương pháp tự học sao cho hiệu quả, thí dụ như hướng dẫn HS tự lực suy nghĩ giải quyết vấn đề, cách ghi nhớ, tâm thế thi đua, vượt thử thách... Như

vậy, khả năng tự học được rèn luyện ngay cả khi học trên lớp và khi học ở nhà.

4. Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân

Tập thể HS được sử dụng như một môi trường và phương tiện để tổ chức quá trình học tập tích cực nhất cho từng cá nhân. Lợi thế của dạy tập thể cho mỗi cá nhân là :

- Tạo ra sự đua tranh.

- Tạo ra nhiều cách nghĩ, nhiều phương án hành động.

- HS có thể hỗ trợ nhau, đóng góp những ý kiến riêng vào ý kiến chung.

- Cách thức này giúp HS chuyển từ thói quen chỉ nghe, ghi nhớ sang hình thức thực sự hoạt

động, cùng nhau tìm kiếm, hình thành kiến thức bằng trí tuệ chung.

- HS sẽ có kĩ năng hoạt động tập thể và khẳng định được mình thông qua tập thể.

Tuy nhiên, GV phải biết khai thác lợi thế của tập thể để phát triển từng cá nhân. Phải quan

tâm đến hứng thú, xu hướng, khả năng của từng người trong môi trường tập thể cũng như

trong tự học. Suy cho cùng kết quả học tập là thành quả cụ thể, trực tiếp của từng cá nhân

nên cần phải chú ý đến dạy cá nhân.



5. Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kĩ năng thực hành

Mục đích cuối của quá trình dạy học là tạo ra năng lực thực tiễn cho người học. Đổi mới theo hướng này có nghĩa là :

- HS được thao tác hành động thực tế.

- HS học qua tình huống thực tiễn cuộc sống.

- HS giải thích được thực tiễn bằng lí thuyết đã học.

- HS được thực hành trao đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm.

- HS được rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong nói và viết.

- HS được rèn kĩ năng cùng chung sống.

- HS được đi vào cuộc sống thực để có kinh nghiệm thực tế...

6. Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học

Các phương tiện chủ yếu là phương tiện nhìn, nghe, nghe nhìn, các chương trình phần mềm hỗ trợ,...

Sử dụng phương tiện kĩ thuật để chuyển tải nội dung kiến thức thực sự sẽ mang lại hiệu quảcao nếu người dạy không lạm dụng nó, phải sử dụng nó theo đúng quy tắc sư phạm trong sửdụng phương tiện dạy học.

Sử dụng phương tiện đa dạng trong dạy học giúp cho PPDH trở nên sinh động hơn và tạo ra được hứng thú và tính tích cực ở người học.



7. Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cả phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS Đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và nó có thể góp phần điều chỉnh nội dung và PPDH. Ngược lại, đổi mới PPDH sẽ phải đổi mới cách thức kiểm tra và đánh giá. Không đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá thì đổi mới PPDH chỉ là hình thức. Trong đánh giá, GV lưu ý một điều rằng cần phải chuyển sự đánh giá của GV thành quá trình tự đánh

giá của HS về kết quả học tập và rèn luyện của bản thân. Cả thầy và trò cần đánh giá kết quảđạt được trong hoạt động của mình theo hệ mục tiêu đã đề ra.



8. Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học

Các thành tố của quá trình dạy học : mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá cùng với môi trường văn hoá - chính trị - xã hội, kinh tế - khoa học - kĩ thuật, gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố, đồng thời nâng cao chất lượng của toàn hệ thống.

Khi thiết kế bài giảng và lập kế hoạch bài học, GV cần quán triệt tất cả các thành tố liên quan. Nếu coi bài dạy là kịch bản thì kế hoạch bài học là sự dàn cảnh. Một giờ học được coi như một vở kịch hay bộ phim và nó không thể thiếu kịch bản và dàn cảnh chi tiết.

Trong bài dạy, mục đích và mục tiêu của bài học phải đề ra rõ ràng, có thể lượng hoá, từ đó có thể đo được và đánh giá được kết quả một cách khách quan.

Mục đích của hoạt động dạy học là tổ chức điều khiển quá trình học, giúp HS lĩnh hội nền văn hoá nhân loại, biến nó thành tri thức của mình để hình thành nhân cách và trở thành người lao động sáng tạo. Để thực hiện mục đích này, quá trình dạy học đảm bảo các nhiệm vụ sau :

Giúp HS chiếm lĩnh tri thức khoa học và kĩ năng thực hành.

Dạy và học phương pháp nhận thức để tìm ra tri thức.

Dạy và học thái độ học tập, hình thành nhân cách toàn diện người học.

Trong kế hoạch bài dạy, những mục đích này sẽ được cụ thể hoá bằng những mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu dạy học ở cấp độ lớp học cần phải thể hiện những đặc điểm sau :

Việc xác định mục tiêu phải mô tả được cả kiểu hành vi mong đợi và nội dung hay hoàn cảnh mà các hành vi đó được áp dụng.

Các mục tiêu phức hợp phải xác định theo kiểu phân tích và cụ thể.

Các mục tiêu xây dựng phải phân biệt rõ ràng năng lực HS và năng lực ấy cho phép đạt được các hành vi khác nhau. Mục tiêu có tính phát triển, thể hiện các con đường đi tới mục tiêu chứ không phải là các điểm cuối cùng. Mục tiêu phải thực tế và bao gồm những gì được hiện thực hoá thành kinh nghiệm ngay trong lớp học.

Phạm vi mục tiêu phải đủ rộng để chứa các kiểu kết quả đầu ra mà nhà trường chịu trách nhiệm.

HỌC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

Ngày 19 tháng 9 năm 2014

Chủ tọa: đ/c Lê Thị Bẩy

Nội dung:

Học tập nhiệm vụ năm học 2014-2015


UBND HUYỆN CẨM GIÀNG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 28/PGD&ĐT-GDTH

V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học 2014-2015, cấp Tiểu học


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Cẩm Giàng, ngày 03 tháng 9 năm 2014

Kính gửi: Các trường Tiểu học trong toàn huyện.


Căn cứ Công văn số 1023/SGD&ĐT-GDTH ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2014- 2015;

Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường Tiểu học triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2014- 2015, cụ thể như sau:
A- NHIỆM VỤ CHUNG

Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương;

Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;

Điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học;

Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;

Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện;

Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh;

Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

Tích cực triển khai dạy học Ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện;

Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;

Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục;

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.


B- NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua

1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", tập trung các nhiệm vụ :

- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Các nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể về từng nội dung để triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Năm học 2014-2015, mỗi nhà trường cần quan tâm xây dựng và nhân điển hình những tấm gương nhà giáo “Sáng về đạo đức, sâu về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ” góp phần nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu chi trong các trường tiểu học, thực hiện nghiêm túc theo Công văn số 5584/BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Công văn số 1163/SGDĐT- GDTH ngày 28/8/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương Quy định miễn giảm học phí, sử dụng học phí và các khoản thu khác trên địa bàn tỉnh. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục.

- Tiếp tục triển khai các biện pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu, không để học sinh ngồi sai lớp; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất cả các cấp quản lí.

2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đưa các nội dung này trở thành hoạt động thường niên của các trường tiểu học, chú trọng các hoạt động:

- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh.

- Quan tâm đầu tư, xây dựng phòng truyền thống của nhà trường, khai thác có hiệu quả phòng truyền thống trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Phấn đấu xây dựng được mô hình phòng truyền thống điểm tại một số đơn vị (Trường TH Cẩm Văn, TH Cẩm Hoàng,…)

- Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học.

- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp: xanh- sạch- đẹp; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.

- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương. Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.

- Tổ chức "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 giúp học sinh thích nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học.

- Tổ chức lễ ra trường, trao giấy chứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học với hình thức trang trọng, phong phú tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh trước khi ra trường.



tải về 274.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương