Giải thích các thuật ngữ eia/tia 232: tiêu chuẩn rs232


Tiêu chuẩn IEC 870-5-101 (IEC 870)



tải về 130.38 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2024
Kích130.38 Kb.
#57870
1   2   3
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

Tiêu chuẩn IEC 870-5-101 (IEC 870)

Là một giao thức giao tiếp nhắm đáp ứng việc thu nhận và lệnh từ một trạm chủ đến trạm khách. Trạm chủ giao tiếp với trạm khách XXCell thông qua địa chỉ RTU và các thông tin về địa chỉ của các đối tượng (IOA – Information Object Addresses). Địa chỉ RTU được xác định tại một Cell còn các IOA được xác định bằng các điểm dữ liệu trong Cell. Giao thức IEC 870-5-101 hỗ trợ các khả năng phục vụ cho việc giám sát và điều khiển trong trạm biến áp. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong từng khối điều khiển ứng với từng cấp độ khác nhau của hệ thống trạm biến áp. Khối 1 là trung tâm điều khiển gồm các hệ thống máy tính SCADA/Master và các Modem Dialup được kết nối với nhau thông qua giao thức IEC 870-5-101. Khối 2 là khối trạm biến áp gồm các ipRouteDialup và các thiết bị Rơle bảo vệ, điều khiển giám sát trạm biến áp và trong khối này các thiết bị cũng được kết nối với nhau theo giao thức IEC 870-5-101. Ngoài ra thông qua mạng Ethernet TCP/IP ta có thể giám sát được toàn bộ thông số các thiết bị trạm biến áp thông qua Notebook.

  1. Tiêu chuẩn IEC 61850

Tiêu chuẩn IEC 61850 là tiêu chuẩn truyền thông quốc tế mới cho các ứng dụng tự động hoá trạm. Mục đích chính của tiêu chuẩn này là kết hợp tất cả các chức năng như bảo vệ, điều khiển, đo đạc và kiểm tra các thiết bị ngoại vi, nhằm cung cấp đầy đủ phương tiện cho các ứng dụng bảo vệ của thiết bị ngoại vi với tốc độ cao, giúp cho các thiết bị này hoạt động ăn khớp với nhau hay tự ngắt kết nối. Những thiết bị này thông thường có liên hệ với các thiết bị điện tử thông minh (IED). Sử dụng tiêu chuẩn ưu tiên IEC 61850 để đưa ra liên kết có lô-gíc giữa các thiết bị ngoại vi, các thiết bị cơ sở trong quá trình kết nối, và các thiết bị trung gian. Khi ta sử dụng phương pháp này như là một biện pháp chủ yếu thì tiêu chuẩn IEC 61850 tách rời từng loại dữ liệu từ thông tin chi tiết. Điều này cũng xác định rõ quá trình sắp xếp và kiểm tra tổng thể. 
Với ưu điểm của chuẩn truyền thông TC/IP Ethernet, giao thức IEC 61850 có hiệu năng làm việc cao, xử lý thông tin đạt tốc độ 100Mbps và đơn giản trong việc thực hiện kết nối trên mạng LAN. Để đảm bảo cho tất cả các ứng dụng về tự động hoá trạm hiện tại và tương lai đều có khả năng được hỗ trợ bởi tiêu chuẩn, IEC 61850 xây dựng mô hình dữ liệu trên cơ sở các mô hình đối tượng và thiết bị trong hệ thống, qua đó hệ thống được mô tả trên cơ sở tập hợp các quy tắc trao đổi dữ liệu giữa các đối tượng trên một cơ chế truyền thông linh hoạt. Trên nền tảng giao thức truyền thông IEC 61850, các hệ thống SA (Substation Automation) sẽ tăng tính linh hoạt, tăng khả năng tương đồng của các thiết bị, đơn giản hoá việc thiết kế phần cứng, giảm chi phí lắp đặt, hạn chế được lỗi và sự can thiệp bằng tay từ người vận hành.

  1. FTP: là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh “File Transfer Protocol” (Giao thức truyền tải tập tin) được dùng trong việc trao đổi dữ liệu trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Với giao thức này, các máy client trong mạng có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu. Điểm nổi bật là người dùng có thể truy cập vào máy chủ FTP để truyền và nhận dữ liệu dù đang ở xa.

  2. PRP: Giao thức dự phòng song song (Parallel Redundancy Protocol - PRP) là chuẩn giao thức cho mạng Ethernet dùng khả năng chuyển đổi dự phòng cho các sự cố của các thành phần mạng. Việc chuyển đổi này không nhìn thấy từ ứng dụng.

  3. TelNet (Terminal network) là một giao thức mạng tiêu chuẩn được sử dụng để thiết lập và quản lý kết nối từ xa giữa các máy tính.

Giao thức này cho phép người dùng điều khiển và truy cập vào một máy tính từ xa thông qua mạng, cung cấp khả năng gửi và nhận dữ liệu qua một kết nối TCP/IP.
Telnet hoạt động dựa trên cơ chế client-server, trong đó máy tính điều khiển được gọi là Telnet client và máy tính được điều khiển là Telnet server. Và khi một kết nối Telnet được thiết lập, người dùng có thể nhập lệnh và truyền dữ liệu từ máy tính client đến máy tính server.



  1. PCM: Thiết bị ghép kênh.

  2. STM1, STM4: Truyền dẫn.

  3. FBS (Fall Back Switch): Thiết bị chuyển mạch.

  4. FE (Fast Ethernet): Đường truyền Ethernet với tốc độ 100Mbps.

  5. GE (Gigabit Ethernet): Đường truyền Ethernet với tốc độ 1000Mbps.

  6. E1 (Ethernet 1): Đường truyền Ethernet với tốc độ 2,048Mbps. Gồm có tổng cộng 32 kênh (còn gọi là khe thời gian TS), trong đó có 30 kênh thoại, 1 kênh đồng bộ, 1 kênh cảnh báo. Tốc độ mỗi kênh là 64Kbps. Tổng tốc độ truyền là 32 x 64Kbps = 2,048Mbps.

  7. PSTN – Public Switched Telephone Network được hiểu đơn giản là mạng điện thoại chuyển mạch công cộng hay mạng điện thoại chuyển mạch kênh truyền thống.

  8. VoIP đang dần được xem là phương án thay thế hoàn hảo PSTN cho doanh nghiệp. Bởi, nó không chỉ tối ưu được mặt chi phí điện thoại mà còn mang đến nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp. VoIP được hiểu chung là điện thoại IP có băng thông rộng hoặc điện thoại internet. Nói một cách đơn giản thì, VoIP cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi thông qua mạng internet thay vì gọi qua số liên lạc truyền thống.

tải về 130.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương