GIẢi nhân quyền việt nam 2008 giải truyền thông liên mạng 2011 trong số NÀY



tải về 0.5 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.5 Mb.
#13679
1   2   3   4   5   6

85 NĂM ĐỜI TA CÓ ĐẢNG!




85 năm đời ta có đảng!

Để giờ đây qui Hán thuộc Tàu

85 năm đầy dẫy niềm đau

85 năm Cùng Nhau Xuống Hố!.

Nước ngàn năm vua Hùng đất tổ

Đã sản sinh một lũ ngố đê hèn

Chúng giành giựt

Chúng bon chen

Chúng mụ mị... ép dân sống quen đời trâu ngựa!.



Đảng cộng sản?

Cá mè một lứa

Tâm điêu ngoa của những đứa lộng hành

Chúng ăn chơi, lầu tía, gái xanh

Tự xưng là lãnh đạo nhưng học hành chưa hết lớp!

Tài sản của chúng là những lâu đài choáng ngợp

Xe pháo ngông nghênh lớp lớp đàn em

Nhìn chúng xa hoa trong khi dân đói dân thèm

Của thừa mứa nhưng với dân được xem là của quí.

Chúng thủ đoạn

Chúng gian manh

Chúng lừa mị

Mở mồm ra là trân quí Độc Lập Tự Do

Nhưng đến khi thực hành, dân phải lạy xin thì chúng mới cho.

Không đút lót thì lần mò chờ mãi.

85 năm có đảng, đời ta tê tái!

Nam lao nô

Nữ đi làm gái nuôi thân

85 năm đảng rất ân cần

Lột dân sạch hết từ chân đến tóc.

85 năm vinh quang nói dóc

85 năm nô bộc thiên triều

85 năm sống với ma quỉ tinh yêu...

Ôi đau đớn!

85 năm tiêu điều đời ta có đảng.

Nguyên Thạch (Quanlambao)

02-02-2015



Nhưng có lẽ Tổng Bí thư đương nhiệm không chỉ giỏi “xây dựng đảng” ở trong lãnh thổ Việt Nam. Liệu Đảng có thể sử dụng cả những người làm khoa học, những người thuộc tầng lớp trí thức của Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài trong việc tiếp tay cho Đảng mở rộng tầm kiểm soát của Đảng? Cánh tay của Đảng có được nối dài trên khắp thế giới không? Có lẽ một vài quý vị độc giả sẽ cảm thấy buồn cười trước câu hỏi ngớ ngẩn này của tôi. Tôi cũng tự cảm thấy mình khôi hài khi đặt câu hỏi một cách kỳ cục như vậy.

Nhưng đôi khi một vài câu hỏi ngớ ngẩn lại rất có thể cho phép ta nhìn thấy một thể chế toàn trị vươn dài cánh tay của nó tới tận giới hạn nào. Hoặc, nếu nhìn từ góc độ khác, có thể thấy: kể cả những người sống trong một thế giới không-toàn-trị cũng có thể hưởng lợi từ một thiết chế toàn trị dù nó ở cách xa vạn dặm. Những người ấy, bằng cách cộng hưởng với nó mà củng cố sức mạnh cho nó, và giúp nó trường tồn trên chính sự suy vong của dân tộc.



Paris, 30/1/2015

Liên quan đến vụ việc chai nước có ruồi, nhiều ý kiến chê trách cách hành xử của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã báo công an bắt giữ một khách hàng là người sử dụng sản phẩm của hãng.

Đây là sự vụ lùm xùm đã được nhiều chuyên gia pháp lý nêu ý kiến, có người cho rằng đây là hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, có người cho rằng đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự không phải tội phạm.

Tôi thì thấy rằng qua sự việc này không nên quy định cho phép cơ quan công an điều tra được quyền bắt người.

Quy định hiện tại

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt, cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.

Việc bắt giam giữ người là một biện pháp ngăn chặn mục đích nhằm ngăn ngừa nghi can bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng thực tế lâu nay việc bắt giam giữ người đã vượt quá mục đích ý nghĩa đơn thuần chỉ là một biện pháp ngăn chặn.

Chúng ta biết rằng nghi can mặc dù bị bắt nhưng vẫn chưa bị coi là tội phạm. Luật đã quy định rằng không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, mặc dù bị bắt và bị hạn chế quyền tự do đi lại, nhưng các quyền tự do dân sinh khác của người bị bắt vẫn còn, ví như quyền được đọc sách báo, xem tivi, thăm gặp người thân, ăn uống đủ dinh dưỡng, không bị đánh đập bởi người khác…

Vậy sau khi bị bắt, người bị bắt có được đảm bảo các điều kiện đời sống dân sinh bình thường hay không?

Thực tế lâu nay có một vấn đề rất nghiêm trọng, đó là điều kiện giam giữ người ở Việt Nam tệ hại khiến cho người bị giam giữ chịu sự khổ cực về tinh thần và thể xác.

Việc bắt người vốn dĩ chỉ tước đi quyền tự do đi lại của công dân song không chỉ đơn thuần như vậy. Do đặc thù điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam, người bị bắt lại bị tước đi hầu như hết các quyền dân sự, quyền con người bị xâm hại nặng nề khi sống trong điều kiện giam giữ mà mọi thông số chỉ tiêu giá trị đều ở mức rất thấp.

Một ví dụ là mấy năm trước, tôi bảo vệ cho một người bị bắt giam ở trại tạm giam số 3 nằm trên đường Cầu Bươu thuộc Hà Đông, Hà Nội. Một lần vào lấy lời khai, thấy chòm râu cứng của người đó được chia làm hai nửa, một bên rất dài cứng còn một bên lại trụi nhẵn. Hỏi ra thì được biết suốt ngày người đó bị mấy người giam giữ cùng phòng đè ra nhổ râu giải trí cho đỡ buồn.

Điều đó là ví dụ giúp hình dung cho thấy tình trạng điều kiện sức khỏe của người bị giam giữ bị xâm hại như thế nào.

Còn theo một bài mới đây trên báo Đất Việt có tiêu đề “Tội phạm tăng nhanh hơn dân số, thiếu hàng ngàn chỗ giam”, bài báo đưa số liệu rằng so với quy mô đã được phê duyệt, các trại tạm giam còn thiếu hơn 14.000 chỗ (tiêu chuẩn mỗi chỗ 2m2), tạm giữ thiếu hơn 12.000 chỗ.



Bắt nhiều nên thiếu chỗ giam

Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa?

Phải chăng có việc bắt giam giữ cẩu thả bừa bãi, nhiều trường hợp không cần thiết bắt cũng bắt? và tại sao lại để cơ quan công an điều tra được quyền bắt người?

Chúng ta biết rằng công an điều tra là lực lượng chiến đấu có chức năng nhiệm vụ phòng chống tội phạm, ở họ mang nặng tâm lý trạng thái triệt tiêu phòng ngừa. Nghề nghiệp của họ ít đòi hỏi sự suy xét công tâm khách quan để cân nhắc sự cần thiết xác đáng hay không trong việc bắt giam giữ, cái có ở nghề nghiệp của các thẩm phán.

Trước mỗi sự việc còn chưa rõ ràng lý do cần bắt hay không, nếu quyền bắt thuộc cơ quan công an thì họ sẽ có ngay quan điểm là cần bắt, điều này có nguyên nhân từ tâm lý trạng thái nhận thức nghề nghiệp.

Mặt khác pháp luật quy định rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa là nếu không chứng minh được tội phạm thì họ phải chịu trách nhiệm nào đó.

Cho nên đương nhiên dễ hiểu là cơ quan điều tra sẽ có xu hướng tìm giải pháp để hoàn tất cho được trách nhiệm của mình và giải pháp chính là quyền được bắt người.

Có thể nói quyền được bắt người là ‘phép mầu’ giúp làm ‘nhẹ gánh’ đi trách nhiệm chứng minh tội phạm.

Cho nên cái trách nhiệm chứng minh tội phạm mà lại đi kèm với cái quyền được bắt người thì còn gì nữa mà khó hiểu cho việc thiếu chỗ giam giữ.

Cần sửa luật

Bộ luật Tố tụng hình sự đang được rà soát sửa đổi nên quy định rằng quyền quyết định bắt giam giữ phải thuộc về tòa án, cơ quan điều tra muốn bắt người thì phải chứng minh thuyết phục được thẩm phán về sự cần thiết và đưa ra các lý do xác đáng.

Khi xem một số bộ phim hình sự của nước ngoài, đôi khi chúng ta thấy trong nội dung phim nhiều người phải vất vả lắm mới xin được ‘trát’ bắt của tòa.

Sự suy xét cẩn trọng của tòa án là bờ đê bảo vệ các quyền công dân, ngăn ngừa bạo quyền, cái mà nền tư pháp hình sự của ta còn mang nặng.

Cân nhắc quyết định bắt người điều này cũng nằm trong chức năng xét xử phán quyết của tòa án. Tức là cân nhắc xem liệu đã cần thiết hay chưa trong việc tước đi một số quyền tự do của công dân.

Chúng ta cần học hỏi nước ngoài về chế định bắt người. Hai nước gần gũi với ta là Hàn Quốc và Nhật Bản đều quy định quyền bắt người thuộc về tòa án.

Hiến pháp Hàn Quốc viết rằng: “Trong trường hợp bắt, giam giữ, tịch thu tài sản hoặc khám xét thì cần phải có lệnh của thẩm phán thông qua các thủ tục luật định và bất kỳ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của việc bắt hoặc giam giữ”.

Hiến pháp Nhật Bản viết rằng: “Không ai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang”.



Một thí dụ điển hình

Trong vụ chai nước có ruồi ngấp nghé giữa hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản và quan hệ pháp luật dân sự, nếu quyền bắt thuộc tòa án quyết định thì họ sẽ nhìn sự việc dưới hai góc độ và cân nhắc có nên bắt hay không.

Để xét cơ sở hợp lý cho việc bắt cũng không khó gì, chỉ cần làm rõ vài vấn đề: Ông Võ Văn Minh người bị bắt là chủ quán ăn uống có nhân thân rõ ràng liệu ông có bỏ trốn không? Ông sẽ bỏ trốn hay công khai đấu tranh chứng minh Tân Hiệp Phát sai và bảo vệ yêu cầu của mình?

Liệu ông có tiếp tục phạm tội không, chẳng lẽ ông lại tiếp tục đi tống tiền người khác hay đi cướp?

Liệu ông Minh có tiêu hủy chứng cứ nào không, chai nước có ruồi thì đã bị cơ quan chức năng thu giữ rồi, mà nếu không thu giữ thì ông Minh cũng giữ lại để làm bằng chứng bảo vệ mình chứ đời nào ông tiêu hủy.

Như thế có thể thấy không có lý do xác đáng nào cho việc bắt giam, nhưng thực tế ông đã bị bắt. Vì lý do rằng quyền bắt người nằm trong tay cơ quan công an điều tra chứ không phải tòa án.


CUỐI NĂM, CHÍNH PHỦ "THAN" NHÀ GIAM HẾT CHỖ

Một quan chức của Bộ Công an đã phản ánh trong một cuộc họp chính phủ mới nhất rằng nhà giam hiện giờ đang "quá tải" và thiếu chỗ. Theo tướng Lê Quý Vương - thứ trưởng Bộ Công an - thì hiện tại cả nước thiếu hơn 14 ngàn chỗ tạm giam nữa, nhất là vào mùa cuối năm, tệ nạn gia tăng, trại giam và nhà tạm giữ đều "kín suất". Được biết Việt Nam hiện có 83 trại giam, 734 nhà tạm giữ, 224 buồng tạm giam. Trước đó có một quan chức công an đã thú nhận do nhà tù quá tải nên đã cho nhiều người tự do sớm dù cải tạo không tốt. (Tuổi Trẻ, tổng hợp).
Đọc những bài phát biểu trên báo Tuổi Trẻ của một số quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, tôi chú ý hai luận điểm sau. Xin có đôi lời trò chuyện. (Sở dĩ tôi gọi họ là quan chức là vì ông F. Ăngghen đã dùng từ “quan chức của đảng” để chỉ những người mà sau này được gọi là lãnh đạo. Tôi nhớ nguyên văn câu ấy, và đã chép vào sổ tay từ 30 năm trước. Ăngghen viết: “Phải chấm dứt ngay một tình hình tế nhị: cớ sao các đảng viên thường, thay vì coi những quan chức của mình là đầy tớ để bảo ban, phê bìnhthì lại quay ra coi họ như một đám quan liêu không bao giờ mắc sai lầm”. Thật thú vị là cái định nghĩa ấy của Ăngghen đã hơn 150 năm nay lại thật chính xác!).

1. Luận điểm thứ nhất là của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư: “Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang.

Nhìn bề ngoài thì có vẻ đúng là như vậy. Hiện nay đảng Cộng sản Việt Nam đang một mình một chợ, tha hồ “buôn bán”, người ta còn cho là đã có lúc bán rẻ non sông, một mình ra giá. Đúng như Lênin từng chủ trương, phải xây dựng chế độ độc quyền – độc quyền chính trị, độc quyền kinh tế, độc quyền văn hóa, tư tưởng… Vào năm 1960, Hồ Chí Minh tuyên bố “Tôi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Lênin” nhằm khẳng định về mặt tư tưởng cáí chủ trương xóa bỏ Hiến Pháp 1946, một hiến pháp dân tộc, dân chủ, đa nguyên chính trị, để xây dựng Hiến pháp 1959 “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.

Bây giờ thì tôi hiểu là ông Hồ nói rất thâm là đã bỏ tư tưởng dân tộc để sang chủ nghĩa quốc tế, đấu tranh giai cấp. Từ đó cho đến nay đảng Cộng sản đã một mình cầm quyền đất nước. Rồi đến nay thì lại đưa vào Hiến pháp 2013 điều 4, để khẳng định sự độc quyền này. Tuy đã có một điều hiến định, nhưng tổ chức và hoạt động của Đảng vẫn là bất hợp pháp. Vì kể cả với Hiến pháp 2013 thì mọi thiết chế xã hội, từ cá nhân cho đến cộng đồng, đều phải tồn tại và hoạt động với hai điều: Hiến định và Luật định. Ngay đứa trẻ con trong bụng mẹ, ra đời, đi học, đi lính, đi buôn, đi làm công chức, thậm chí đi tu đều có hiến định và luật định. Riêng đảng Cộng sản Việt Nam là chỉ có một điều hiến định mà thôi. Như thế, đảng Cộng sản đang hoạt động cũng ngoài luật pháp, chẳng khác gì các tổ chức bị gán cho là đối lập. Quan niệm tư pháp của đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định rằng bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào hoạt động không theo luật định đều bị coi là phi pháp. Thành ra đảng Cộng sản Việt Nam đang đứng trước một vấn đề tư pháp lớn, thách đố tính hợp pháp của mình.

Vì sao không có lực lượng chính trị nào ở Việt Nam có thể tham gia chính trường? Đó không phải vì một lẽ đương nhiên là họ không tồn tại, mà chính là vì hoặc bị thủ tiêu như hai đảng Dân chủ và Xã hội (có người biện hộ là do họ tự nguyện giải tán; thực tế là do có một chỉ thị không cho kết nạp mới, các cụ Nghiêm Xuân Yêm và Nguyễn Xiển mới dỗi, đòi giải thể), hoặc bị cấm hoạt động, bị truy lùng với tội danh phản động. Nếu Việt Nam có tự do và công bằng để cho các đảng dân tộc, dân chủ đăng ký hoạt động, qua thử thách trong thực tiễn chính trị dân chủ, cớ chi lại không có ai đáng mặt anh tài. Điều này càng chứng tỏ ban lãnh đạo của Đảng kể cả Hồ Chí Minh đều rập khuôn mô hình xô viết toàn trị, với học thuyết Lênin, nay đã phá sản ở Nga. Bởi chính Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của đảng Cộng sản (năm 1848), đã khẳng định: “Các đảng cộng sản phải phấn đấu để đoàn kết và hợp tác với các đảng dân tộc dân chủ ở tất cả các nước. Ít ra về lĩnh vực xây nền dân chủ, với cách nói “lập quyền dân, tiến lên Việt Nam”, như trong bài hát năm xưa, đảng Cộng sản đã không thành tâm và tròn trách nhiệm với Dân Nước.

Dẫu quá muộn, nhưng còn hơn không. Tại Đại hội XII này, đảng Cộng sản nên bỏ tên “cộng sản” và đưa ra tuyên bố nói như Mác là phấn đấu xây dựng nền dân chủ đa nguyên cho dân tộc. Nói như Mác, phấn đấu, đoàn kết, hợp tác để cùng nhau chấn hưng đất nước có phải là đạo lý, văn minh hơn không? Ở đời này mà cứ duy trì phương thức “quân chủ chuyên chế” thì có gì trớ trêu và phản động bằng!

2. Ông Vũ Ngọc Hoàng, theo tôi nghĩ, cũng có những tư tưởng cấp tiến, cũng muốn đổi mới hơn nữa, và tôi cũng đoan chắc là anh “kẹt”, nên nói nước đôi, lấp lửng, nửa chừng.

Vấn đề tôi quan tâm là ý kiến “kiểm soát quyền lực”. Anh nói: “Tôi rất mong Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề kiểm soát quyền lực”. Về nghị quyết, thật sự tôi chẳng mấy tin sẽ có một nghị quyết kiểm soát quyền lực đúng nghĩa, nếu không từ bỏ mô hình toàn trị và cái “chủ nghĩa Mác-Lênin”.

Thứ nhất là phải tuân thủ thành tâm nguyên lý cơ bản của nền Dân quyền hiện đại là “quyền tối thượng của Dân” (La suprématie du peuple). Thử hỏi đã bao giờ các ban lãnh đạo của Đảng đã chịu trưng cầu ý dân về những vấn đề then chốt, như thể chế chính trị, tên nước, kể cả quyền phúc quyết Hiến pháp 2013? Cùng với nguyên lý này, phải thật sự tôn trọng xã hội dân sự. Không có nó làm sao nhân dân có thể giám sát được Nhà nước? Như Mác nói “dân chủ nghĩa là Chính phủ được đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của xã hội dân sự”, mà trong cái hệ thống chính trị này, Đảng là thành tố lãnh đạo. Như thế để thực sự kiểm soát quyền lực, việc đầu tiên là có cho Dân kiểm soát Đảng hay không, hay Đảng vẫn cứ đứng ngoài vòng pháp luật không cho ai thậm chí được bày tỏ sự phê phán nghiêm túc. Hiện nay dù không có một đạo luật nào quy định chức năng nhà nước và của Đảng, nhưng Đảng đang mặc nhiên lãnh đạo nhà nước. Thế mà đại hội Đảng không để cho dân bàn. Nếu không có vai trò lãnh đạo nhà nước thì chính cương, đường lối, cương lĩnh sẽ chỉ là việc riêng của Đảng, ai quan tâm thì góp ý. Đằng này một tổ chức xưng là lãnh đạo quốc gia nhưng lại không công khai mời gọi sự tham gia góp ý của nhân dân. Ban lãnh đạo của Đảng thực chất là ban lãnh đạo quốc gia, nhưng bầu bán, nhân sự thế nào chỉ là bí mật riêng của nhũng người lãnh đạo với nhau mà thôi, thậm chí cũng không cho toàn Đảng được cùng bàn bạc thảo luận.

Thứ hai, là muốn cho kiểm soát quyền lực thực chất, đúng nghĩa với với bộ máy nhà nước theo cái nghĩa là hệ thống quản trị đất nước và xã hội, thì phải nghiêm túc tuân thủ nguyên lý “tam quyền phân lập”. Đằng này, ban lãnh đạo Đảng quan niệm một cách đơn giản, vì thế mà sai, coi nó “chỉ là sự phân công, phối hợp, và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (nguyên văn phát biểu của ông Vũ Ngọc Hoàng). Giữa “tam quyền phân lập” với cái quan niệm “chỉ là sự phân công…” thì ý nghĩa đã vênh nhau như trời với vực. Không có sự đánh tráo khái niệm nào “tinh xảo” như vậy. Không có tam quyền phân lập, chỉ có đánh tráo khái niệm, thì chỉ có trời mới biết kiểm soát thế nào.

Lâu nay các ban lãnh đạo của Đảng vẫn coi “tam quyền phân lập” là pháp quyền tư sản, nên đưa ra khái niệm “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Xin lưu ý chính Mác đã nói vấn đề này rất hay như sau: “Khi chưa có con người phát triển toàn diện, chưa có nền sản xuất hàng hóa, vật phẩm dồi dào, trên cơ sở kỹ thuật cao, thì pháp quyền tư sản dẫu hạn hẹp, cũng không thể vượt qua”. Kỹ thuật cao cũng chỉ là “high tech”, ngày nay dẫu khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất, công nghệ mới ra đời, nhưng vẫn chưa có con người toàn diện, hàng hóa cũng chưa dồi dào… lại có thể đánh tráo khái niệm để bỏ qua những nguyên lý cơ bản của pháp quyền tư sản, tức là của thời đương đại, thử hỏi làm sao mà không ông chẳng, bà chuộc. Cũng xin lưu ý là lâu nay, người ta vẫn giải thích tư sản là bọn nhà giàu bóc lột. Thật ra nghĩa tư sản là những con người của văn minh công nghiệp và đô thị! (Bourg trong từ bourgeois “tư sản” nghĩa là thành thị).

Phải trả lại quyền của dân, thực sự và chân thành thi hành tam quyền phân lập, nói như người xưa “cha ra cha, con ra con, vua ra vua” và nay thì Đảng ra Đảng, Chính phủ ra Chính phủ, Quốc hội ra Quốc hội, Tư pháp ra Tư pháp. Khi đó, hẵng nói đến kiểm soát quyền lực trong thế giới văn minh.

Ông Các Mác cũng có câu rất hay: “Nếu sám hối thành tâm thì có cơ cứu rỗi”. Liệu có dám hối lỗi và từ bỏ “sai lầm hệ thống “như cách nói Việt Nam, hay nói kiểu Cuba là “lỗi cấu trúc” hay không? Voilà la question!

Tác giả gửi BVN.

Trong Hội nghị Cán bộ toàn quốc về công tác tổ chức xây dựng đảng diễn ra tại Hà Nội vào sáng 29 tháng 1 năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) than “sốt cả ruột” vì nạn chạy chức, chạy quyền.

“Tôi cứ nghe bao nhiêu tỷ để vào chức nọ chức kia mà sốt cả ruột! Nếu có chúng ta phải tìm có ở đâu chứ để râm ran thế này mà không có thì oan...,” ông Trọng nói.

Quả thật, hoặc sống xa hoa ở trên cao, quan liêu quá mức, hoặc vừa mù vừa điếc, hoặc giả vờ, nên ông tổng bí thư mới “tâm tư” ngớ ngẩn như thế!

Nạn chạy chức, chạy quyền, theo tờ Thanh Niên Online ngày 29-01-2015, được xếp thứ hai sau tệ nạn tham nhũng và là một trong những “vấn đề gây bức xúc dư luận nhất hiện nay.”

Nạn chạy chức, chạy quyền thực sự không phải mới xuất hiện gần đầy mà đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tăng dần lên tỉ lệ thuận với tệ nạn tham nhũng và tỉ lệ nghịch với sự xuống cấp đạo đức xã hội.

Cho rằng “không có lửa sao có khói,” tờ Người Lao Động trong ngày 30-01-2015 viết rằng: “Từ lâu công luận đã lên tiếng về các đường dây tiêu cực, như chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, chạy dự án, chạy kinh phí...”

Chạy chức, chạy quyền cũng trở thành đề tài nóng trong các kỳ họp của Quốc hội. Tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 13), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng nhìn nhận phản ánh dư luận về vấn đề chạy chức, chạy quyền, chạy việc, chạy ghế. Các kết luận thanh tra đều cho rằng có hiện tượng “chạy” song không phổ biến, nhưng đáng lo ngại và cần loại trừ.

Trong ngày 15-07-2012 tờ Dân Luật ghi lại ý kiến của bạn đọc về tình trạng “chạy” này trước phát biểu của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình rằng ông có nghe nói “chạy việc” tốn nhiều tiền của.

Bạn Quỳnh Anh viết: “Tôi nghĩ bộ trưởng nói lạ: ‘Tôi có nghe chạy việc tốn nhiều tiền...’ thì chắc là một lời nói không thật, vì chuyện đó ai mà chẳng rõ như ban ngày. Vấn đề là bộ trưởng nhìn nhận và giải quyết như thế nào thôi.”

Bạn Nguyễn Hiệp: “Bộ trưởng Nội vụ chả lẽ không biết chuyện chạy tiền để có việc sao? Nếu phải thi công chức thì 50% là phải chạy tiền, còn 40% là ‘con ông cháu cha’ nên không phải chạy, chỉ khoảng 10% là thi bằng khả năng.”

Vào ngày 10-11-2003, bộ trưởng Công an lúc bấy giờ, ông Lê Hồng Anh, trả phỏng vấn tờ Việt Báo, Trung tâm Báo chí và Hợp tác Truyền thông Quốc tế của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã khẳng định: “Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền.”

“Đúng là hiện nay có một thế lực ngầm, đường dây ngầm để chạy dự án, chạy chức, chạy tội. Đường dây này tồn tại lâu rồi, có điều là làm chưa ra được thôi nhưng có khi nó nằm ngay trong bộ máy nhà nước. Theo tôi nó vẫn tồn tại. Có những dự án này, dự án kia ngoài kế hoạch mà nó vẫn chạy được; tất nhiên không phải tất cả các dự án ngoài kế hoạch và ngoài qui hoạch đều thế, nhưng rõ ràng là có. Có những dự án chả có yêu cầu nhưng vẫn thấy chạy được,” ông Lê Hồng Anh nói. [2]

Có lẽ cũng đã đủ các dữ kiện để nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng, chạy chức chạy quyền là hoàn toàn có thực, như đinh đóng cột! Dối trá là bản chất các vị, những người đã tạo nên và làm băng hoại kỷ cương, chuẩn mực của xã hội Việt Nam.

Hiện tượng chạy chức chạy quyền là hành vi tham nhũng của những người có chức có quyền. Cả guồng máy vận hành của ĐCSVN là hang ổ của tham nhũng, chức vụ càng cao càng có cơ hội đục khoét của công nhiều hơn. Người ta ra giá chức vụ như một món hàng. Cuộc mua bán được thực hiện kín đáo, tinh vi trong bóng tối, tại nhà riêng, qua các trung gian thân cận hay vợ, con trong gia đình, nên rất khó có bằng chứng.

Trần Văn Thuyết với biệt danh “Thuyết Buôn Vua” trong vụ án Năm Cam là bằng chứng của việc mua bán các chức vụ cao nhất không còn là những giao dịch bình thường mà trở thành tội phạm, ân oán của xã hội đen.

Nguyễn Thế Thảo, hiện là chủ tịch Hà Nội, trong một lần gặp gỡ với bạn bè cùng học ở Ba Lan đã tiết lộ ông ta phải mua cái ghế “chủ tịch” mất gần 40 tỷ. Một người khác (xin được giấu tên), bạn học cũ của tôi, vụ trưởng của Quốc hội, cho hay, trong nội các của Nguyễn Tấn Dũng, giá cao nhất (50 tỷ) thuộc về bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan đảm trách nhiều dự án đầu tư công lớn nhất.

Dịch vụ mua quan bán chức tuân thủ đúng nguyên tắc cạnh tranh của thị trường: Nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.

Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội, từng phát biểu, “500 ngàn đôla không hạ gục được sự liêm khiết của người lãnh đạo đó thì một triệu đôla. Nếu một triệu đôla không đủ mạnh để hạ gục thì nhiều đôla hơn nữa... Bức thành trì liêm khiết của con người cũng có lúc bền vững hơn dãy Trường Sơn nhưng nhiều khi chỉ yếu như tờ giấy bị thấm nước.” [3]

Mua quan bán chức được xem như một khoản đầu tư lấy lãi nhanh nhất. Vì thế đã có rất nhiều sai phạm xảy ra nhưng ít có ai chịu trách nhiệm, xin từ chức. Xả lũ đập thủy điện vô lối gây ra cái chết cho hàng chục người hay tiêm nhầm vác-xin làm nhiều trẻ em tử vong, là những ví dụ gần. Cái ghế đã mua rồi, còn phải thu hồi vốn và kiếm lãi đã!

Vì lẽ không thể bỗng dưng bốc một anh nhà quê vô học đặt vào chức vụ cao, tiêu chuẩn học vị trở thành chất xúc tác cho các thương vụ. Hoặc khi đã có một chức vụ kha khá, ước mơ một vị trí cao hơn để có nhiều quyền lực hơn, cơ chế đòi hỏi phải có trình độ học vấn.

“Thế là một cuộc chạy đua để có bằng cấp bằng mọi giá. Bằng cấp càng cao, thì khả năng càng được cất nhắc ở vị trí cao. Không chỉ bằng cấp trong nước mà còn bằng cấp quốc tế rởm với giá 17 ngàn đôla và học trong 6 tháng.” [3]

Ông Phạm Minh Hạc, giáo sư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong bài “Cán bộ xài bằng giả để kiếm cái ghế” nói (bee.net.vn): “Tôi còn nhớ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thanh tra bằng giả, đưa nó thành chủ trương của ngành. Đến năm 2005, sau 4 năm, đã phát hiện được 10 ngàn bằng giả. Số bằng giả này chủ yếu tập trung ở công chức nhà nước trong đó có cả cán bộ cấp cơ quan trung ương.”



Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực, ông Phạm Vũ Luận, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã nói: “Người học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể chui vào hệ thống công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.”

Tờ Đất Việt ngày 21 tháng 1 năm 2015 viết: “Vì bằng giả mà dẫn đến lương tâm giả, nhân cách giả. Và rốt cục sản phẩm của những kẻ ấy làm ra là đường sá cầu cống vừa khánh thành đã hỏng, cầu vừa đi đã sập, đường trên cao chưa làm xong đã mấy lần gây họa chết người.

“Tại Hội nghị Tổng kết Công tác Tư pháp của Bộ Tư pháp, bộ này cho biết trong 10 tháng của năm 2014, đã có đến 9,017 văn bản pháp luật vi hiến, trái pháp luật, chiếm 22% tổng số các văn bản đã ban hành.”

“Một con số thật đáng hãi hùng, cứ 10 văn bản pháp luật ban ra thì có đến hơn 2 văn bản vi hiến hoặc trái với các điều khoản đã được quy định trong luật pháp. Thử hỏi có nền tư pháp nào hoạt động với sai sót nhiều đến thế chăng?” [4]



Một lực lượng động đảo những kẻ cơ hội, giả trá và bất tín trong bộ máy quản lý xã hội của ĐCSVN là hệ quả tất yếu của hệ thống chính trị độc quyền không do dân lựa chọn qua bầu cử tự do.

Độc quyền kéo theo đặc quyền, đặc lợi và lạm quyền như là một đặc tính tự nhiên. Những người lãnh đạo nhà nước từ trung ương tới địa phương thao túng và dung dưỡng các tệ nạn, biến tài sản công cộng thành nguồn thu bất chính.

Dân chúng ai ai cũng biết nhưng chỉ bất lực kêu ca và cam phận “sống chung với lũ.” Đó là bi kịch của Việt Nam!

Chú thích:

[1]: http://danluat.thuvienphapluat.vn/chay-viec-chay-chuc-chay-quyen-73026.aspx. [2]: Trong bài “Chắc chắn là có chuyện chạy chức chạy quyền” - Tuổi Trẻ. [3]: Trong bài “Chạy” chức để... đóng góp nhiều hơn? - Vietnamnet.vn. [4]: http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/ba ng-gia-9000-van-ban-sai-10-lan-vo-ong-nuoc-3227745/ 

http://www.nguoi-viet.com
Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) vừa đưa một bản báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam năm 2014. Theo đó, báo cáo cho biết Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền và cùng nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền khác. Nhân dịp này, đại diện của Human Rights Watch là ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của tổ chức này, dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn đặc biệt.



tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương