Docat mỗi tuần học hỏi mộT ĐỀ TÀi tuầN 12


Tương quan giữa Mười Điều Răn và Luật Tự Nhiên



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2022
Kích0.53 Mb.
#52172
1   2   3   4
12-Muoidieuran

Tương quan giữa Mười Điều Răn và Luật Tự Nhiên 
Trước tiên, chúng ta cần phải biết rằng luật tự nhiên không phải là luật chi phối thiên nhiên hay 
luật hướng dẫn sự tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ. Hình thức hiển nhiên nhất của luật tự 
nhiên được Aristotle và Thánh Tôma Aquinô khai triển chính là: “Điều tốt phải làm, còn điều 
dữ phải tránh” (hay “làm lành, lánh dữ”). Đây chính là luật phổ quát nhất hướng dẫn các chọn 
lựa và hành động của con người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, màu da hoặc ngôn ngữ.
Theo nghĩa bình dân, luật tự nhiên được hiểu đơn giản là: “hữu thể nào, hành động đó” – tức 
là “sống đúng với bản chất của mình”: Nếu là người, hãy sống đúng với “nhân tính” của mình. 
Trong đời sống thường ngày, chúng ta chứng kiến thực tế này: Khi một người làm một việc 
xấu, như giết người hoặc đánh đập cha mẹ, vợ con, người ta nói về người đó rằng: “Nó không 
còn nhân tính.” Một cách cụ thể hơn, chúng ta sống theo luật tự nhiên khi đứng trước một chọn 
lựa luân lý [đúng hoặc sai], chúng ta hỏi: “Một người bình thường” có chọn làm điều này 
không, hoặc ngược lại, một người bình thường có tránh điều này không. Ví dụ, khi thấy một 
vật gì đó không thuộc về mình, nếu là một người bình thường, họ có lấy vật đó không? Hoặc 
khi đối diện với chọn lựa phá thai hoặc không phá thai, ngoại tình hay không ngoại tình, một 
người bình thường sẽ chọn điều gì?
Trong Thông Điệp Veritatis Splendor (“Ánh Rạng Ngời Chân Lý”), ĐTC Gioan Phaolô II trình 
bày luật tự nhiên như là biểu hiện nhân linh cho Luật vĩnh cửu của Thiên Chúa. Ngài viết:
1
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2069. 
2
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 2057. 


Thiên Chúa chăm lo cho con người một cách khác với những hữu thể phi ngôi vị: 
không phải “từ bên ngoài” với những định luật của thiên nhiên vật lý, nhưng “từ 
bên trong” bằng lý trí, một lý trí do nhận thức được Luật vĩnh cửu của Thiên Chúa 
nhờ ánh sáng tự nhiên nên đủ sức chỉ dẫn cho con người thấy được đâu là hướng 
đúng đắn để con người tự do hành động. Bằng cách ấy, Thiên Chúa kêu gọi con 
người dự phần vào sự quan phòng của Ngài với ý muốn cậy nhờ chính con người, 
nghĩa là cậy nhờ hoạt động hữu lý và hữu trách của con người để hướng dẫn thế 
giới, chẳng những thế giới thiên nhiên, nhưng cả thế giới, những ngôi vị nữa. Luật 
tự nhiên nằm trong bối cảnh này, với tư cách là biểu hiện nhân linh cho Luật vĩnh 
cửu của Thiên Chúa, như thánh Tôma đã viết: “Trong số toàn bộ các hữu thể, tạo 
vật có lý trí được đặt dưới sự quan phòng của Thiên Chúa một cách tuyệt hảo hơn 
do bởi tạo vật này dự phần vào sự quan phòng ấy bằng cách tự mình cung ứng cho 
nhu cầu của mình và của tha nhân. Như vậy nơi tạo vật này, có sự dự phần vào lý 
trí vĩnh cửu, nhờ đó tạo vật này có được một thiên hướng tự nhiên nghiêng về thể 
thức hành động và nghiêng về cùng đích theo như phải đạt tới. Sự dự phần vào luật 
vĩnh cửu này, ở nơi tạo vật có lý trí, gọi là luật tự nhiên.”
3
Vì là biểu hiện của Luật vĩnh 
cửu của Thiên Chúa để con 
người sống đúng với bản chất 
của mình, luật tự nhiên mang lại 
những lợi ích không mang tính 
trừu tượng, nhưng là những 
khía cạnh cụ thể của con người 
– ví dụ, khía cạnh thể lý: chăm 
sóc sức khoẻ của mình, không 
được đánh người, giết người 
hay làm những điều xâm hại 
đến thân xác; khía cạnh tâm lý: kiểm soát các cảm xúc, không làm người khác bị tổn thương 
về cảm xúc; về khía cạnh tôn giáo: tự do tôn giáo, v.v. Nhìn từ khía cạnh này, chúng ta có thể 
nói rằng Mười Điều Răn là những “diễn tả cụ thể” của luật tự nhiên vì chúng bộc lộ những khía 
cạnh cụ thể của bản chất con người [tính người hoặc nhân tính]. Như vậy, bản chất con người 
chính là tiêu chuẩn luân lý cho hành động của con người. Nói cách khác, chúng ta chỉ chọn 
thực hiện những hành động xứng hợp với nhân tính của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 
II nói về điểm này như sau: 
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của luật tự nhiên: luật tự nhiên 
qui chiếu về bản chất đặc thù và nguyên sơ của con người, về “bản chất của ngôi vị 
nhân linh,” ngôi vi ấy là chính con người trong sự thống nhất hồn xác, trong sự 
thống nhất những xu hướng thuộc cấp trật thiêng liêng hoặc cấp trật sự sống và tất 
cả những tính chất đặc loại khác cần thiết cho con người theo đuổi cùng đích của 
mình.
4
3
ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Veritatis Splendor (6-8-1993), số 43. 
Theo ĐTC Lêô XIII: “Luật tự nhiên chính là Luật vĩnh cửu ghi khắc trong những hữu thể được phú bẩm 
lý trí và thúc đẩy chúng nghiêng chiều về hành vi và về cùng đích đặc trưng của mình, và luật tự nhiên chỉ là lý 
trí vĩnh cửu của Thiên Chúa. Đấng tạo dựng và điều hòa thế giới,” (ĐTC Lêô XIII, Thông Điệp Libertas 
Praestantissimum [20-6-1888], trong Acta, VIII, Romae 1889, 219). 
4
ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Veritatis Splendor, số 50. 


Theo Giáo Huấn của Giáo Hội, Mười Điều Răn là mạc khải của Thiên Chúa để giúp con người 
làm đúng và sống đúng với nhân tính đích thực của mình. Nhìn từ khía cạnh này, Mười Điều 
Răn chính là lối diễn tả cụ thể của luật tự nhiên. Chúng ta đọc thấy điều này trong Sách Giáo 
Lý của Giáo Hội Công Giáo: “Mười điều răn thuộc về nguồn mạc khải của Thiên Chúa, đồng 
thời chúng dạy ta biết nhân tính đích thực của con người. Chúng nêu rõ những bổn phận chủ 
yếu và như vậy cũng gián tiếp nêu rõ những quyền lợi căn bản gắn liền với bản tính con người. 
Bản Thập điều là một sự bày tỏ đặc sắc của luật tự nhiên: ‘Ngay từ lúc khởi thuỷ, Thiên Chúa 
đã ghi sâu những giới răn của luật tự nhiên vào lòng mọi người: với bản Thập điều, Ngài đã 
chỉ nhắc lại các điều đó cho con người’.”
5
Như vậy, Mười Điều Răn là “giới răn của luật tự 
nhiên được Thiên Chúa mạc khải.” 
Mười Điều Răn có thể được nhận ra bởi lý trí bình thường của con người, chính vì vậy, ai cũng 
có thể biết đến Mười Điều Răn ngay cả những người ngoại giáo. Ví dụ, ai cũng có thể nhận ra 
luật không được giết người, phải tôn thờ Thiên Chúa [ông trời, phật hay thượng đế] vì tự bản 
chất con người là một hữu thể tôn giáo, thảo kính cha mẹ, v.v. Nhưng Thiên Chúa mạc khải 
Mười Điều Răn vì muốn con người phải đạt đến một “nhận thức đầy đủ và chắc chắn về những 
đòi hỏi của luật tự nhiên, loài người sa ngã cần phải có sự mạc khải này: ‘Một sự giải thích đầy 
đủ về các điều răn của bản Thập điều đã tỏ ra cần thiết trong tình trạng sa ngã của con người, 
vì ánh sáng của lý trí đã bị lu mờ và ý chí của con người đã bị lệch lạc rồi’.”
6
Vì được mạc khải 
bởi Thiên Chúa, nên Mười Điều Răn được Giáo Hội đề ra cho chúng ta như là những “đòi hỏi 
của sự thuộc về Thiên Chúa, do Giao Ước ấn định. Đời sống luân lý của con người là sự đáp 
lời đối với khởi xướng ưu ái của Chúa: nó cũng là sự nhìn nhận, sự tôn kính Thiên Chúa và là 
một việc thờ tự đầy lòng cảm tạ. Nó là sự hợp tác với dự định mà Thiên Chúa theo đuổi trong 
lịch sử.”
7

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương