Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhất the first securities joint stock company



tải về 254.04 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích254.04 Kb.
#38245
1   2

Giá vàng giảm nhẹ sau nghỉ lễ


Công ty VBĐQ SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,14 – 36,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết ở mức 36,27 – 36,34 triệu đồng/lượng, giảm so với chốt phiên trước 10 nghìn đồng/ lượng ở chiều mua và 30 nghìn đồng/ lượng ở chiều bán.

Giá vàng miếng SJC niêm yết tại CTCP VBĐQ Phú Nhuận (PNJ) chiều nay tại 2 khu vực Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ tính ở cùng mức giá 36,18 – 36,38 triệu đồng/lượng, giảm 130 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch cuối tuần qua.

Theo đại diện của PNJ, lượng giao dịch vàng miếng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 khá ổn định, lượng mua vào và bán ra khá cân bằng trên phạm vi toàn quốc.

Trên thị trường thế giới, tâm lý của các nhà phân tích thay đổi đáng kể với phần lớn cho rằng giá vàng tuần này sẽ tăng sau khi số liệu việc làm không như kỳ vọng.


SSI nhận giải Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam của Finance Asia


Ngày 1/9, tại Singapore, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vinh dự được Tạp chí FinanceAsia trao giải thưởng “Nhà môi giới tốt nhất tại Việt Nam” (Best Broker) năm 2016. Đây là năm thứ 3 liên tiếp SSI giành được danh hiệu cao quý này và cũng là lần thứ 7 được tạp chí này vinh danh ở hạng mục Nhà môi giới tốt nhất.

Với nhân sự hơn 600 người, mạng lưới kinh doanh lên tới 10 điểm trên cả nước, đại diện SSI cho biết, công ty không tuyển dụng nhân viên môi giới ồ ạt theo chỉ tiêu mà luôn chú trọng đến yếu tố chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và sự đam mê trong công việc.

Năm 2015, công ty giữ vị trí số một trong số các công ty môi giới chứng khoán, với lợi nhuận sau thuế đat 852 tỷ đồng, tăng 14,5%. Về thị phần môi giới, SSI cũng dẫn đầu trên cả hai sàn, nắm giữ 12,31% thị phần môi giới toàn thị trường, tăng 10,4% so với năm 2014. Tại 30/06/2016, dư nợ cho vay ký quỹ của SSI đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm.Song song với đó, Công ty liên tục nghiên cứu cải tiến chất lượng các sản phẩm dịch vụ thông qua việc đầu tư toàn diện, từ hệ thống công nghệ, các quy trình quản lý rủi ro đến đơn giản hóa chính sách, thủ tục.

6 tháng đầu năm 2016, SSI tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM với 14,09% thị phần, vị trí số 1 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với 11,45%, và lọt top 50 Công ty niêm tết tốt nhất Việt Nam của tạp chí Forbes.


Đấu giá cổ phần tháng 8 trên HNX/HSX thu về hơn 2.800 tỷ đồng


Tháng 8 trên cả 2 Sở diễn ra 6 phiên đấu giá cổ phần thành công, đặc biệt riêng phiên đấu giá cổ phần VEAM thu về hơn 2.100 tỷ đồng.

Theo thống kê, tháng 8 vừa qua trên cả 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra 6 phiên đấu giá cổ phần thành công, trong đó có 2 phiên tại HNX và 4 phiên diễn ra tại HSX. Tổng số tiền thu về gần 2.830 tỷ đồng.

Đáng chú ý và được trông chờ nhất là phiên đấu giá trên 167 triệu cổ phần của Công ty mẹ - Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Tuy lượng cổ phiếu bán ra chỉ chiếm gần 90% lượng cổ phiếu đưa ra chào bán, nhưng đây cũng là một phiên đấu giá thành công khi lượng cổ phần mang ra chào bán rất lớn. Có 240 nhà đầu tư trúng thầu, thu về 2.136 tỷ đồng. Nhà đầu tư đặt giá cao nhất 16.520 đồng/cổ phần, gấp 1,1 lần giá khởi điểm.

Phiên đấu giá cổ phần đắt hàng nhất là phiên đấu giá trọn lô 360.000 cổ phần của CTCP Phát triển khoáng sản do Tổng công ty khoáng sản TKV sở hữu. Lượng cổ phần đặt mua 2,16 triệu đơn vị, gấp 6 lần lượng cổ phần chào bán. Kết quả, nhà đầu tư trúng thầu đưa giá 6,48 tỷ đồng, gấp 1,5 lần giá khởi điểm.

Đó cũng là 2 phiên đấu giá diễn ra tại HNX.

Trên Sở GDCK TP HCM, tháng 8 diễn ra 4 phiên đấu giá cổ phần. Trong đó phiên đấu giá 10,75 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Công Thương có 7 nhà đầu tư đã đặt mua đến 43,26 triệu cổ phần, gấp 4 lần số cổ phần mang ra chào bán. Đáng chú ý, các cổ phần này được chào bán dưới mệnh giá, ở mức 9.757 đồng/cp. Tuy nhiên, đã có nhà đầu tư trả giá lên đến 15.600 đồng/cp; tổng số tiền thu về gần 160 tỷ đồng.

Ngoài ra, phiên đấu giá cổ phần của Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư khi lượng cổ phần đặt mua gấp 3,5 lần lượng chào bán; giá đấu thành công bình quân gấp 1,4 lần giá khởi điểm. Toàn bộ 17,63 triệu cổ phần mang ra chào bán đã được mua hết, thu về trên 250 tỷ đồng.

Đặc biệt, tháng 8 vừa qua, ngoài phiên đấu giá cổ phần của VEAM còn lại các phiên khác đều bán hết số cổ phần chào bán. Riêng phiên đấu giá cổ phần VEAM, do lượng cổ phần chào bán quá lớn, việc bán được 90% đã được xem là khá thành công.

Tính chung trong tháng 8, tổng số cổ phần mang ra chào bán 222 triệu đơn vị, gấp 2,5 lần tháng 7; tổng lượng cổ phần đặt mua trên 282 triệu đơn vị. Tổng tiền thu về 2.828 tỷ đồng.

Những con số ấn tượng của thị trường bảo hiểm


Thị trường bảo hiểm đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để giành lấy miếng bánh thị phần béo bở từ lĩnh vực này.

số liệu của Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm Bộ Tài chính cho thấy, ngành bảo hiểm trong nước vẫn đang trên đà phát triển mạnh.



Doanh thu toàn thị trường khoảng 2% GDP

Trong giai đoạn 2011 – 2015, mức tăng trưởng bình quân của thị trường đạt 16%, trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 24,6% và phi nhân thọ tăng bình quân 11,7%. Tổng doanh thu toàn thị trường đạt hơn 84.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% GDP. Ngành đang đặt mục tiêu doah thu sẽ chiếm 3-4% GDP trong vòng 5 năm tới.



Thị phần chính chỉ nằm trong tay 10 DN

Trên thị trường hiện có 61 doanh nghiệp hoạt động trong mảng này, trong đó số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là 47 đơn vị. Thị phần của hai mảng được tập trung trong số rất ít các doanh nghiệp.

Cụ thể, tại thời điểm đầu tháng 6/2016, trong mảng bảo hiểm nhân thọ, chỉ 5 doanh nghiệp đã chiếm hơn 86% thị phần (Bảo Việt nhân thọ 28,1%, Prudential 26,2%, Manulife 12%, AIA 9,8%, Dai-ichi 9,7%), còn mảng bảo hiểm phi nhân thọ thì 5 doanh nghiệp tốp đầu cũng chiếm khoảng 60% thị phần về doanh thu phí gốc (PVI chiếm 20,03%, Bảo Việt chiếm 17,06%, PTI chiếm 8,32%, Bảo Minh 7,86% và PJICO với 6,65% thị phần).

Tổng tài sản của các DN bảo hiểm hơn 193.000 tỷ, vốn chủ sở hữu gần 45.000 tỷ

Cũng theo số liệu của Cục quản lý giám sát bảo hiểm, tổng tài sản toàn thị trường bảo hiểm tại thời điểm đầu năm 2016 khoảng 193.158 tỷ đồng, trong đó tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 61.499 tỷ đồng và của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 131.659 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn chủ sở hữu toàn thị trường ước đạt 44.849 tỷ đồng, trong đó vốn của các DNBH phi nhân thọ khoảng 21.533 tỷ đồng và của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khoảng 23.316 tỷ đồng.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, biên khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm đều cao hơn nhiều so với biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của pháp luật. Tính đến hết năm 2015, tổng dự phòng nghiệp vụ nhằm sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng khoảng 130.000 tỷ đồng, con số này tăng 2,36 lần so với năm 2010.



Khoảng 1.200 sản phẩm bảo hiểm

Tính đến hết 2015, toàn thị trường bảo hiểm có tổng cộng 1.189 sản phẩm bảo hiểm. Các sản phẩm bảo hiểm được đánh giá là ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tổ chức, cá nhân, góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.



Tỷ lệ hoa hồng môi giới phí bảo hiểm bình quân 7,4%

Đóng góp quan trọng vào doanh thu bảo hiểm của các doanh nghiệp hiện nay không thể không kể đến các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Hiện có 11 doanh nghiệp được Bộ tài chính cấp phép, trong đó 6 doanh nghiệp trong nước theo hình thức công ty cổ phần và 5 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo hình thức công ty TNHH.

Nhóm các doanh nghiệp này có tổng tài sản khoảng 711 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 250 tỷ và tổng vốn điều lệ 175 tỷ đồng. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm trên phí bảo hiểm thu xếp bình quân là 7,4%, trong đó tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc là 11,9%, tỷ lệ hoa hồng môi giới tái bảo hiểm là 2,6%.

Sẽ có thêm nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng


Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang khẩn trương xây dựng đề án Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD giai đoạn 2016 - 2020. Theo NHNN, trong các giải pháp đưa ra thì mua bán và sáp nhập (M&A) tiếp tục được khuyến khích thực hiện.

heo mục tiêu của đề án, đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có ít nhất 1 - 2 ngân hàng thương mại (NHTM) có quy mô và trình độ tương ứng với các ngân hàng trong khu vực để từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả triển khai đề án tái cơ cấu ngân hàng trong giai đoạn 2011 -2015, NHNN đang khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại TCTD, xử lý kiên quyết và dứt điểm các tổ chức yếu kém; đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý, giám sát, cơ chế hỗ trợ cơ cấu lại các NHTM được mua lại. Từ đó, duy trì bền vững tỷ lệ nợ xấy dưới 3%; kết hợp xử lý nợ xấu với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD.

Giai đoạn 2011 - 2015, số lượng TCTD đã giảm 19 tổ chức thông qua việc thực hiện M&A, giải thể, thu hồi giấy phép. Trong đó, có 9 ngân hàng, 2 TCTD phi ngân hàng và 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hiện nay, hệ thống ngân hàng vẫn còn có tới 12 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ đồng. Đây là số vốn điều lệ khá khiêm tốn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cần có nguồn vốn mạnh để đẩy mạnh các hoạt động cho vay và tài trợ thương mại cũng như để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phục vụ kinh doanh, cụ thể như hệ thống công nghệ thông tin.

Vì thế, trong giai đoạn tới sẽ là giai đoạn để các ngân hàng này tiếp tục có cơ hội tái cấu trúc để có thể tiếp tục phát triển bền vững cũng như sẽ phải tìm lối đi riêng cho mình. Trường hợp huy động vốn từ cổ đông hiện hữu không khả thi, các ngân hàng buộc phải tìm các đối tác tương xứng để tiến hành hoạt động sáp nhập.



Theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Giám đốc dịch vụ tài chính - ngân hàng, EY Việt Nam, đây là lý do để xu hướng M&A trong thời gian tới sẽ diễn ra manh mẽ. Bởi trong thời gian tới, mức độ mở cửa của thị trường tài chính ngân hàng ngày cao các tổ chức tài chính nước ngoài với nguồn lực vốn dồi dào sẽ tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi đó, chủ trương của NHNN là không tăng thêm số lượng ngân hàng. Do đó, việc ngân hàng nội với quy mô vừa và nhỏ bị ngân hàng ngoại thâu tóm là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tin Thế Giới

Chứng khoán Châu Á ngày 05/09


Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 05/09.

Cụ thể, tại Nhật chỉ số Nikkei 225 tăng 111.951 điểm (+0.66%) lên mức 17,037.63 điểm. Chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải cũng tiến 0.18% và chốt phiên ở mức 3,072.79 điểm. Chỉ số HSI của Hồng Kong cũng tăng 1.65% lên mức 23,649.55 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 10.7% lên mức 2,060.08 điểm. Chỉ số ASX 200 của Autralia cũng tăng 1.06% lên mức 5,429.58 điểm.

Trong khi đó, chỉ số Thai Set của Thái Lan giảm 1.48% xuống mức 1,498.95 điểm…

Indonesia không nhập khẩu gạo Việt Nam trong năm 2016

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các thị trường chủ lực đang gặp khó do khâu quản lý, nhu cầu tiêu thụ, cũng như ảnh hưởng bởi hạn mặn kéo dài.


Trong tháng 8/2016, thị trường xuất khẩu gạo trong nước tiếp tục bế tắc do không có nhu cầu nhập khẩu gạo mới từ cả thị trường truyền thống và các thị trường khác.

Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua, tiếp tục quản lý chặt xuất khẩu gạo qua đường tiểu ngạch. Theo Chương trình giám sát thì chưa có công ty khử trùng, giám định gạo nào của Việt Nam được phía Trung Quốc công nhận, khiến việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn.

Các thị trường như Indonesia vẫn khẳng định không nhập khẩu gạo trong năm 2016 do lượng gạo tồn kho trong nước vẫn ở mức an toàn.

Philippines tuần trước thông báo kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo song đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức.

Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo giảm ngoài yếu tố thị trường trầm lắng còn có nguyên nhân nguồn cung hạn chế do bị thiệt hại trong đợt hạn hán và xâm nhập mặn vừa qua. Việc nhập khẩu gạo không khởi sắc trong thời gian qua là một tín hiệu đáng lo lắng cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam.

Thay vào đó, trong những ngày cuối tháng 8/2016, việc buôn bán lợn hơi lại có xu hướng tăng nhẹ do thương lái Trung Quốc lại tiếp tục việc thu mua để xuất bán. Tuy nhiên, các chủ trại chăn nuôi không quá lạc quan vì việc thu mua này chỉ mới khởi sắc trong khoảng 1 tuần trở lại đây, lại thay đổi quá thất thường trong khi sức tiêu thụ của thị trường nội địa vẫn khá chậm.

Ngoài ra, thị trường cá tra nguyên liệu có giá bán đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua do lượng tồn tại kho lẫn trong vùng nuôi của các doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều bởi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc chững lại. Trong khi đó, diện tích trồng rau củ ở tỉnh Lâm Đồng lại ít bị ảnh hưởng thời tiết hay hay dịch bệnh. Điều này khiến thương lái khắp nơi đổ về tỉnh Lâm Đồng để mua rau củ đưa đi nơi khác tiêu thụ, khiến mức giá của nhiều loại rau củ tăng so với tháng trước, song mức tăng không nhiều.

Kinh tế châu Á đã khỏe trở lại?


Chỉ số PMI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có nhiều dấu hiệu cải thiện lạc quan lần đầu tiên trong nhiều năm.

Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua.

Kết quả chỉ số PMI dưới 50 điểm cho thấy nền kinh tế sản xuất nhìn chung giảm sút; trên 50 có nghĩa là hoạt động sản xuất được mở rộng còn 50 điểm có nghĩa là không có sự thay đổi.

Trái với nhiều dự đoán, chỉ số PMI trong tháng Bảy của Trung Quốc đã tăng từ 49,9 lên 50,4 - mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014 .

“Những tín hiệu lạc quan từ các dữ liệu được thông báo có khả năng sẽ giúp củng cố sức mạnh của đồng nhân dân tệ trong khoảng thời gian sắp tới”, Zhou Hao, nhà kinh tế cấp cao tại Commerzbank AG, đã lưu ý trong một nghiên cứu.

PMI là một trong những chỉ số được quan tâm nhiều nhất trên thế giới, bên cạnh các chỉ số khác thể hiện sức khỏe của nền kinh tế. PMI trên 50 khiến NHTW điều chỉnh dự đoán tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm nay sẽ cao hơn, từ 6,3% lên 6,7%.

Dấu hiệu tăng trưởng trở lại không chỉ xảy ra ở Trung Quốc, mà tại Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam chỉ số PMI cũng cho thấy sự cải thiện, theo Markit (công ty nghiên cứu thị trường).

Tuy nhiên, PMI ngành sản suất khu vực tư nhân Trung Quốc được công bố bởi Markit và Caixin tụt xuống từ mức 50,6 trong tháng trước còn 50 trong tháng này. Chỉ số trong lĩnh vực dịch vụ cũng co lại từ 53,9 còn 53,5 trong cùng thời kỳ.

Bất ngờ nhất, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, quốc gia được đánh giá như một “ngôi sao” của thương mại toàn cầu, cũng tăng trở lại lần đầu tiên sau gần hai năm.

Khối lượng thương mại thế giới đã bật lên trong nửa đầu năm nay, những đây có lẽ là lần đầu tiên mà Hàn Quốc nhận thấy sự cải thiện số liệu thương mại của mình. Đất nước này đang phải đối mặt với việc tái cơ cấu và tình trạng phá sản đang xảy ta tại một cố công ty tên tuổi về vận chuyển và đóng tàu lớn nhất nước, bị ảnh hưởng nặng bởi suy thoái.


Hậu Brexit: Các công ty Nhật Bản cảnh báo có thể rời khỏi Anh

Theo phóng viên tại Anh, kiến nghị trên được công bố bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc.


Chính phủ Nhật Bản ngày 4/9 đã công bố một bản kiến nghị dài 15 trang gồm những yêu cầu của giới doanh nghiệp nước này, trong đó đi kèm với lời cảnh báo rằng các ngân hàng, các hãng chế tạo ôtô và dược phẩm Nhật Bản có thể sẽ rời nước Anh sang các nước châu Âu khác nếu Anh không đạt được một thỏa thuận thương mại phù hợp với Liên minh châu Âu (EU), tức là khi đó Anh không còn được hưởng ưu đãi miễn thuế trong quan hệ thương mại với các nước thành viên EU sau khi rời liên minh này, hay còn gọi là Brexit.

Trong bản kiến nghị nói trên, giới doanh nghiệp đất nước Mặt Trời mọc khuyến nghị Anh nên tìm cách tránh việc bị áp thuế nhập khẩu từ các nước EU, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động di chuyển dễ dàng giữa Anh và châu Âu. Thị trường lao động châu Âu có thể có sự xáo trộn lớn nếu các công dân EU không được đi lại tự do và ở lại Anh và châu Âu.

Hiện tại, đầu tư của Nhật Bản tại Anh chiếm khoảng 50% tổng đầu tư của nước này tại EU. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đầu tư kinh doanh tại xứ sở sương mù phải kể tới Nissan, Honda, Mitsubishi, Nomura và Daiwa. Nhật Bản cảnh báo các doanh nghiệp nước này đặt trụ sở châu Âu tại Anh có thể quyết định chuyển trụ sở sang các nước châu Âu khác trong trường hợp nước Anh không còn được hưởng các quy định dành cho thành viên EU sau khi rút khỏi liên minh.

Bản kiến nghị nêu rõ các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư mạnh mẽ vào Anh, nơi được coi là cửa ngõ để họ thâm nhập châu Âu, cũng như thiết lập chuỗi giá trị trên toàn châu lục này. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị Chính phủ Anh tìm kiếm các giải pháp hợp lý để giảm thiểu những tác động bất lợi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại Đảo quốc Sương mù.

Chính phủ Nhật Bản cũng nhấn mạnh lĩnh vực tài chính của Anh cần duy trì được hệ thống “hộ chiếu” chung nhằm giúp các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trên toàn EU với hộ chiếu họ đã có được ở Anh, tránh việc phải xin một “hộ chiếu” mới hoặc chuyển trụ sở hoạt động sang các nước EU khác./.

Giá dầu thế giới 5/9 tăng nhẹ

Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 5/9 sau khi hai nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia cam kết sẽ phối hợp để bình ổn thị trường năng lượng.Cuối phiên này, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11 tăng 57 xu Mỹ lên 47,40 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 10 tăng 73 xu Mỹ lên 45,17 USD/thùng. 

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Trung Quốc, Nga và Saudi Arabia đã nhất trí phối hợp hành động để nỗ lực ổn định giá dầu mỏ thế giới. Nga và Saudi Arabia cũng thỏa thuận tiếp tục tham vấn về tình hình trên thị trường dầu mỏ và thành lập nhóm công tác hỗn hợp để theo dõi các chỉ số cơ bản trên thị trường dầu mỏ và đưa ra những đề xuất về các biện pháp và hành động chung nhằm đảm bảo ổn định thị trường.

Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Kommersant-FM (Nga), Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho hay giá dầu trong khoảng 50-60 USD/thùng là hợp lý.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khaled al-Faleh từng phát biểu rằng ông lạc quan về sự hợp tác với các nước sản xuất dầu mỏ khác trước thềm cuộc họp diễn ra trong tháng này tại Algiers, đồng thời cho biết thêm việc “đóng băng” sản lượng không phải là giải pháp duy nhất.


Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham kho, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên đchính xác và hoàn ho của thông tin không đưc đm bo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.








_______________________________________________________________________________

FSC 13/05/2018



Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 254.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương