Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)


II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG



tải về 1.21 Mb.
trang31/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

II. KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

1. Khống chế ô nhiễm nước


Dự án sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt riêng biệt.

1.1.Nước mưa


Nước mưa được thu gom đưa ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước khu vực sau khi đã loại bỏ rác và tách các tạp chất có kích thước lớn nhờ bộ phận chắn rác ở đầu hệ thống thoát nước.

1.2.Nước thải sinh hoạt: bao gồm 2 hệ thống


  • Hệ thống thoát nước thải bẩn: thoát nước từ nhà bếp của các căn hộ sẽ được đưa qua lưới chắn rác tinh vào hệ thống bể tách dầu trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của toàn khu nhà

  • Hệ thống thoát nước xí: thoát nước từ nhà vệ sinh, tắm giặt của các căn hộ…và xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung sau khi xử lý cục bộ qua các bể tự hoại. Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình riêng lẻ được thu gom và xử lý sơ bộ ở bể xử lý tự hoại 3 ngăn trong từng khối nhà.

Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 - 70% và theo BOD5 là 60 - 65%.



Hình 1: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn



Tính toán dung tích bể tự hoại


- Thể tích phần lắng của bể tự họai
WN = q*N*T/1000 = 20*2.928*2/1000 = 117 m3
Trong đó:
q: tiêu chuẩn nước thải tính trên đầu người/ngày, q = 20L/người/ngày
N: số lượng người phục vụ, N = 2.928 người
T: thời gian lưu nước lại bể tự họai, T = 2 ngày

  • Thể tích phần bùn:

Wb = a* N* t * (100 - P1) * 0,7 * 1,2/(100 - P2)*1.000
Trong đó:
a : tiêu chuẩn cặn lắng cho 1 người, a = 0,4 - 0,5 l/người. ngđ
N : dân số, N = 2.928người.
t : thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 365 ngđ
0,7 : hệ số tính đến 30% cặn đã được phân giải
1,2 : hệ số tính đến 20% cặn được giữ lại trong bể tự hoại (lượng vi khuẩn cần thiết xử lý cặn tươi)
P1 : độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2 : độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%
Wb = 0,4 * 2.928 * 180 * (100 - 95) * 0,7 * 1,2/(100 - 90)*1.000 = 88m3

  • Thể tích tổng cộng của bể tự hoại sẽ là:

W = WN + Wb = 117 + 88 = 205m3
Chủ Đầu tư sẽ có kế hoạch bố trí các bể tự hoại sao cho hợp lý với tổng thể tích lớn hơn 205 m3.
Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ ở 2 bể tự hoại sẽ được thu gom vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu nhà ở để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (hệ thống thoát nước khu vực)
Tính toán bể tách dầu
Bể tách dầu được tính toán với lưu lượng nước thải chiếm khoảng 20% tổng lượng nước thải sinh hoạt Q = 20% x 1.000 =200 m3/ngày
Chọn vật tốc nổi của hạt dầu là u = 0,4 mm/s = 34,56 m/ngày
Diện tích bề mặt bể F = Q/u = 200/34,56 = 6m2
Chọn chiều dài bể L = 2 m, chiều rộng bể B = 3m
Chọn chiều cao tổng của bể: H = 1.5m
Thể tích bể V = L x B x H = 2 x 3 x 1.5 = 9m3
Thời gian lưu nước T = V/Q = 9 m3 /200 m3/ngày  1,08 giờ
Bể tách dầu được đặt ngay trước hệ thống xử lý tập trung, nhằm loại bỏ thành phần dầu mỡ, các cặn lắng (thực phẩm, xương cá…) trong thành phần nước thải từ nhà bếp ở các căn hộ và nhà hàng của trung tâm thương mại.
Với thành phần và tính chất nước thải như đã phân tích ở phần trên, Chủ Đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước tập trung với công suất 1.000m3/ngày. đêm, với sơ đồ công nghệ như sau:
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án được thể hiện trong hình 2.




tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương