Con đƯỜng đẾn tĩnh lặng -tuệ Giác Hằng Ngày



tải về 0.57 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.57 Mb.
#37180
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

THÁNG MƯỜI HAI


THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG BA

Nếu chúng ta có một niềm hứng thú sâu sắc thật sự trong sự lớn mạnh của tâm linh, chúng ta không thể thờ ơ với việc thực tập thiền quán.  Đấy là chìa khóa!  Chỉ đơn thuần khẩn cầu và nguyện ước sẽ không tác động đến sự thay đổi tâm linh nội tại.

 
Phương cách duy nhất để phát triển là qua một nổ lực liên tục của thiền quán.  Dĩ nhiên, trong lúc bắt đầu sẽ không dễ dàng.  Chúng ta có thể thấy khó khăn, hay đánh mất nhiệt tình.  Hay có lẽ trong lúc ban đầu  sẽ có quá nhiều nhiệt tâm – rồi thì sau vài tuần hay vài tháng, sự hào hứng có thể bị suy yếu.  Chúng ta cần phát triển một sự tiếp cận nhẫn nại và liên tục căn cứ trên ước nguyện lâu dài.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG BỐN

 
Khi chúng ta nói về bạo động, chúng ta phải hiểu rằng chúng ta đang nói về một hiện tượng mà hầu như không thể dự đoán hậu quả.  Mặc dù động cơ của ngưởi gây ra hành động có thể là trong sạch và tích cực, nhưng khi bạo động được dùng như một phương tiện, thì rất khó để dự đoán hậu quả.  Vì lý do này, tốt hơn là luôn luôn tránh một tình huống mà có thể đòi hỏi biện pháp bạo động.  Tuy nhiên, khoan dung và nhẫn nại không ngụ ý phục tùng hay đầu hàng sự bất công.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG NĂM

 
Người có một sự sẵn sàng kỳ lạ với khoan dung và nhẫn nại có một trình độ nào đấy của tịch tĩnh và bình lặng trong đời sống của người ấy.  Người như thế không chỉ an lạc hạnh phúc và nền tảng đầy xúc động hơn, mà cũng dường như thân thể khỏe mạnh hơn và ít trải qua bệnh hoạn hơn.   Người ấy sở hữu một ý chí mạnh mẻ, có một khao khát tốt đẹp, và có thể ngủ với một lương tâm trong sáng.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG SÁU

 
Nếu chúng ta giúp đở người khác với một động cơ chân thành và một sự quan tâm chân thực, điều ấy sẽ mang đến cho chúng ta nhiều may mắn, nhiều bằng hữu, nhiều nụ cười, và nhiều thành công hơn.  Nếu chúng ta quên đi những quyền lợi của kẻ khác và hờ hửng với lợi ích của kẻ khác, cuối cùng chúng ta sẽ bị đơn côi.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG BẢY

 
Từ viễn cảnh khía cạnh cao nhất của sự thực hành Phật Giáo, Yoga Tantra Tối Thượng, không có sự khác biệt giữa giới tính.  Ngay cả trong đời sống cuối cùng mà chúng ta có thể đạt đến Phật Quả, không có sự khác nhau cho dù chúng ta là nữ hay nam.

 
Có nhiều sự liên quan đến nữ phái hơn trong hệ thống này. Thí dụ, một trong những sự thất bại là vì một người nam ngược đãi hay khinh thị người nữ.  Nếu một người đàn ông làm như thế, đó là bất hạnh.  Không có thể so sánh được sự thất bại vì một người đàn bà khinh thị một người đàn ông.  Vì thế những người đàn ông chúng tôi ganh tị.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MỒNG TÁM

 
Từ bi yêu thương thôi thì không đủ.  Chúng ta phải hành động.  Có hai khía cạnh của hành động. 


1-   Một là vượt thắng những vọng tưởng điên đảo và khổ đau của chính tâm chúng ta, đấy là trong những hình thức của tĩnh lặng và cuối cùng xua tan sân hận.  Đây là hành động biểu hiện của từ bi.

2-   Điều thứ hai thì xã hội hơn, cộng đồng hơn. Khi điều gì ấy cần phải được thực hiện trên thế giới để chỉnh lưu những điều sai, nếu chúng ta thực sự quan tâm đến lợi ích của người khác, chúng ta cần được dấn thân, liên hệ.


 
THÁNG MƯỞI HAI, NGÀY MỒNG CHÍN

 
Chúng tôi thường khuyến nghị đến những hành giả Phật Giáo là đừng xem mỗi hành động của những vị thầy tinh thần của họ như thánh thần hay cao quý.   Có những phẩm chất đặc thù, đòi hỏi thiết yếu yêu cầu cho một người hướng dẫn tâm linh.  Chúng ta không đơn giản nói rằng, “Đấy là thái độ tốt bởi vì đấy là hành động của một vị đạo sư.”  Điều này chẳng bao giờ là như thế.  Chúng ta nên nhận ra  điều bổ ích như là bổ ích, vì thế một người có thể kết luận rằng nó là xứng đáng để bình phẩm nó.

 
THÁNG MƯỞI HAI, NGÀY MỒNG MƯỜI

 
 Nếu chúng ta cảm nhận từ bi rất thậm thâm, điều này đã bao hàm một sự liên hệ mật thiết  người khác.  Điều đã được nói trong kinh điển chúng ta rằng chúng ta trau dồi yêu thương giống như một bà mẹ đối với đứa con duy nhất của bà ta.  Điều này rất sâu sắc.  Phật Giáo đề cập đến vướng mắc không phải như những gì người phương Tây quan niệm.  Chúng ta nói rằng tình yêu thương của một bà mẹ cho đứa con duy nhất của bà ta là tự tại với vướng mắc (chấp trước).


THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI MỘT

 
Chúng ta nên duy trì trong xã hội và thể hiện những gì chuyên môn thường ngày của mình.  Trong khi cống hiến cho xã hội, chúng ta nên tiếp tục phân tích và thực hành một cách nội tại.  Trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên đến văn phòng, hoạt động và rồi trở về nơi nghĩ ngơi.  Thật xứng đáng để hy sinh một số trò vui buổi tối để đi ngủ sớm, và thức dậy sớm sáng ngày hôm sau để thực hành thiền quán phân tích.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI HAI

 
Để giúp người khác trong một cách hiệu quả nhất có thể chúng ta phải giác  ngộ hoàn toàn như những Đức Phật. Ngay cả để giúp đở những người khác trong những cách rộng rãi bao quát  chúng ta cần đạt đến một trong những trình độ của một vị bồ tát, đấy là, phải có kinh nghiệm về tính rỗng không trực tiếp của thực tại vô phân biệt và phải đạt đến những năng lực của nhận thức ngoài cảm giác.  Tuy nhiên, có nhiều trình độ mà chúng ta có thể cống hiến để giúp đở người khác.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI BA

 
Nhìn từ quan điểm của Đạo Phật, chúng ta có thể nói rằng chúng ta có thân người và đang thực hành Giáo Pháp của Phật và vì thế quá tốt đẹp hơn những con con côn trùng.  Nhưng nhìn từ một chiều hướng khác, chúng ta có thể nói rằng những con côn trùng thì quá vô tội và không bị ràng buộc với lừa đảo, trái lại chúng ta thường dối trá và trình bày trong những phương cách  xuyên tạc cùng không thành thật để mà đạt đến kết quả cuối cùng cho chúng ta hay tốt hơn cho chính mình.  Từ quan điểm này, chúng ta quá tệ hơn những con côn trùng, những kẻ hành động việc làm của chúng mà không giả vờ bất cứ điều gì.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI BỐN

 
Trong thời đại thoái hóa này, khi chúng ta gặp đủ loại vấn nạn và những tình trạng bất lợi, sự thực hành để phát sinh những tư tưởng tích cực rất ảnh hưởng.  Nếu ai đấy thiếu vắng sự thực tập này, ngay cả người ấy có thể là một thiền giả rất nghiêm chỉnh, người ấy sẽ gặp nhiều thử thách và chướng ngại.


 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI LĂM

 
Hãy để chúng ta thể nghiệm điều gì là “tôi” hay “tự ngã”.  Điều được định nghĩa là nó không hiện hữu một cách độc lập với thân thể và tâm thức chúng ta.  Và ngoài hai thứ ấy, thân thể và tâm thức, rõ ràng rằng thân thể không thể được xem như “tự ngã” này.  Những cảm giác cũng không phải là tự ngã bởi vì có “người cảm giác” và sự cảm giác.  Cũng thế, cung cách mà chúng ta nhận thức về chính mình, cách cảm nhận  “tự ngã” khởi lên, là có điều gì ấy giống như người môi giới hay chủ thể, kẻ kinh nghiệm và nhận thức.  Do vì sự si mê về tâm bản nhiên của chúng ta, mọi thứ xuất hiện giống như là một thực thể độc lập chắc thật khách quan hay vị thế khách quan.  Tuy thế, điều gì thật rõ ràng khi chúng ta bắt đầu điều tra, chúng tan rả và biến mất cùng không thể tìm thấy.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI SÁU

 
 Tất cả chúng ta cùng ở trên hành tinh này.  Tất cả chúng ta là anh em và chị em với cùng những khả  năng vật lý và tâm  lý, cùng những vấn nạn, và cùng giống nhau những sự cần thiết.  Tất cả chúng ta phải cống hiến cho sự đầy đủ của khả năng con người và sự cải thiện phẩm chất của đời sống nhiều nhất mà chúng ta có thể.  Loài người đang kêu gọi cho sự giúp đở.  Thời đại chúng ta là thời kỳ dữ dội (liều mạng và tuyệt vọng!).  Những ai có điều gì để cống hiến nên tiến lên phía trước.  Bây giờ là đúng lúc.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI BẢY

 
 Nếu chúng ta biết rằng ai đấy đang nói xấu sau lưng chúng ta,  và nếu chúng ta phản ứng đến điều ấy một cách tiêu cực với một cảm giác bị xúc phạm, thế là chúng ta đã phá vở sự yên bình của tự tâm chúng ta.  Khổ đau của chúng ta là do chúng ta tự tạo nên.  Chúng ta nên xử sự với những điều như vậy giống như chúng là gió bên tai chúng ta.  Nói cách khác, chỉ bỏ chúng qua một bên.

 
Đến một phạm vi rộng hơn, cho dù khổ sở đau đớn hay không nó tùy thuộc chúng ta phản ứng thể nào đối với tình trạng xảy ra.  Điều làm nên sự khác biệt là chúng ta có quá nhạy cảm và đặt vấn đề một cách quá nghiêm trọng hay không.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI TÁM

 
Trong hầu hết mọi trường hợp sự xác định của “cái tôi”-ngã- chỉ đưa đến sự chán ngán thất vọng, hay khác hơn là xung đột với những cái tôi khác giống như độc chiếm “cái của tôi”- đặc biệt khi sự triển khai cái tôi mạnh mẻ đưa đến những ý thích và đòi hỏi chợt nảy ra.  Ảo tưởng của cái tôi thường trực bí mật một sự nguy hiểm nằm chờ tất cả chúng ta:  Tôi muốn điều này, tôi muốn điều kia.  Chúng ta có thể cuối cùng giết chết ai đấy mà tất cả chúng ta biết rất rõ.

 
Sự vượt quá giới hạn của tính vị kỷ cố chấp (chấp ngã) đưa đến sự không thể kiểm  soát những sự hiểu biết sai lạc, điều luôn luôn kết thúc một cách tệ hại.  Nhưng từ một quan niệm khác, một bản ngã cương quyết, chắc chắn tự tin, có thể là một nhân tố rất tích cực.  Chúng ta phải có sự tin tưởng vào chính mình.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY MƯỜI CHÍN

 
Chúng ta phải hiểu rằng tác động mà tôi đang nói về không có mục tiêu, nó không được đưa ra với ý định mang lợi lạc trở về cho chúng tôi.  Nó không là một vấn đề cảm giác.  Cũng giống như trường hợp chúng ta nói về từ bi yêu thương là không có sự vướng mắc.  Chú ý vào điểm này, điều đi ngược lại những phương cách tập quán thông thường của chúng ta về suy nghĩ.  Nó không phải là trường hợp đặc biệt này hay kia khuấy động lòng thương hại của chúng ta.  Chúng ta không gởi lòng từ bi của chúng ta đến người như vậy như kia qua sự chọn lựa.  Chúng ta trao lòng từ bi tự động thanh thoát, một cách hoàn toàn, không hề hy vọng trong bất cứ một sự trao đổi nào.  Và ban cho lòng từ bi một cách phổ quát.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI

 
Nếu tôi viên tịch trong sự lưu  vong, và nếu người Tây Tạng mong muốn tiếp tục thể chế Dalai Lama, sự tái sinh của tôi sẽ không xảy ra dưới sự kiểm soát của Trung Cộng.


THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MỐT

 
Với tình yêu đơn giản là sự dính mắc, chỉ một sự thay đổi sơ sài của đối tượng, như sự thay đổi nhỏ về thái độ, nó lập tức là nguyên nhân làm chúng ta thay đổi.  Đấy là bởi vì cảm xúc của chúng ta đặt căn cứ trên những gì rất nông cạn.  Thí dụ, lấy một cuộc hôn nhân.

 
Thường thì sau vài tuần, vài tháng, hay vài năm đôi tình nhân trở thành kẻ thù và cuối cùng phải đi đến ly dị.  Họ đã kết hôn trong sự yêu mến sâu sắc – không ai thành thân trong sự thù ghét – nhưng chỉ sau một thời gian ngắn mọi thứ thay đổi.  Tại sao?

THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI HAI

 
Một số nhà tâm lý học nói rằng chúng ta không nên đè nén giận dữ mà phải biểu  lộ nó – rằng chúng ta nên thực tập giận dữ! Ở đây chúng ta nên làm một sự phân biệt giữa những vấn đề tinh thần, điều nên hay không nên biểu lộ.  Thỉnh thoảng chúng ta có thể thật sự sai lầm và thật đúng để cho chúng ta biểu lộ sự than van của mình thay vì để nó ung thối bên trong chúng ta.  Tuy thế, chúng ta không nên biểu lộ nó với sự giận dữ.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI BA

 
 Nếu chúng ta tiến sâu hơn trong sự thực tập tâm linh của chính minh, nhấn mạnh với từ bi và tuệ trí, chúng ta sẽ thâm nhập vào sự khổ đau cảu những chúng sinh khác lần này và lần nữa, và chúng ta sẽ có khả năng để nhận thức nó, đáp ứng đến nó, và cảm xúc từ bi sâu xa hơn là vô tình cảm hay bất lực.


 
Khi quán chiếu về khổ đau, đừng sa vào trong cảm giác của sự tự  quan trọng hay tự phụ.  Trau dồi tuệ trí giúp chúng ta tránh những cạm bẩy này.  Tuy nhiên, thật khó để khái quát hóa bởi vì sự can đảm và tính chịu đựng của  mỗi cá nhân thì khác nhau.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI BỐN

 
Thái độ tự yêu mến làm chúng ta bất kham hay rất khó bảo; chúng ta nghĩ là chúng ta cực kỳ quan trọng. và những căn bản khao khát cho chính chúng ta là vui vẻ hạnh phúc và cho mọi thứ tiến triển tốt đẹp cho mình.  Tuy thế, chúng ta không biết làm thế nào để mang những điều này về cho mình.   Thực tế, hành động tự yêu mến không bao giờ làm cho chúng ta vui vẻ hạnh phúc.
 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI LĂM

 
Không kể là chúng ta đối với ai, chúng ta thường nghĩ những thứ như “tôi mạnh hơn người ấy”, “tôi xinh đẹp hơn người ấy”, “tôi thông minh hơn người ấy”, tôi giàu có hơn người ấy,” “tôi có đủ tư cách hơn người ấy nhiều,” v.v…- chúng ta phát sinh rất nhiều tự hào.  Điều này không tốt.  Thay vì thế, chúng ta nên luôn luôn duy trì sự khiêm tốn.

 
Ngay cả khi chúng ta giúp đở những người khác và dấn thân vào trong một hành động từ thiện, chúng ta không nên xem mình trong một cung cách rất kiêu kỳ như một kẻ hổ trợ vĩ đại cho lợi ích của những người yếu. 
 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI  MƯƠI SÁU

 
Nếu chúng ta phải là kẻ vị kỷ, thế thì hãy là một người vị kỷ thông minh và đừng là một tâm hồn hẹp hòi trong tính ích kỷ của mình.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI  MƯƠI BẢY

 
Bất cứ ai ngăn trở kẻ khác sẽ tự thấy đến lượt mình bị ngăn trở.  Những ai quả quyết rằng Thượng Đế của họ là duy nhất đang hành động những gì nguy hiểm và tai hại, bởi vì họ đang trên con đường áp đặt niềm tin của họ trên những người khác, bằng bất cứ biện pháp nào có thể.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI  MƯƠI TÁM

 
 Một lần nọ có hai tu sĩ – một vị thầy và người đệ tử của ông  ta.  Để trao một sự khuyến khích nào đấy đến người đệ tử, vị thầy nói, “một ngày nào đấy chúng ta chắc chắn sẽ đi du ngoạn.”  Ít ngày sau nó bị quên lãng.  Sau đấy người đệ tử nhắc vị thầy về lời hứa hẹn, những vị thầy trả lời bằng cách nói rằng ông rất bận rộn để đi dã ngoại trong một thời gian.

 
Một thời gian dài sau đã qua:  không có đi dã ngoại.  Khi được nhắc nhở một lần nữa.

 
-         Vị thầy nói, “Không phải bây giờ.  Ta quá bận rộn.” 

 
Vì thế một ngày nọ, người đệ tử thấy một xác chết được mang đi, và vị thầy hỏi y

 
-“Điều gì đang xảy ra?”

- “Ồ, người xấu số ấy đang đi dã ngoại!”

 
Vì thế, ngoại trừ chúng ta có một thời gian rõ ràng cho điều gì mà chúng ta cảm thấy thuận lợi để thực hiện, chúng ta sẽ luôn luôn có những việc làm, những bổn phận, hay những cam kết khác.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY HAI MƯƠI CHÍN

 
Căn bản thiết yếu của tất cả đời sống tâm linh là cảm xúc của chúng ta, thái độ của chúng ta đối với những người khác.  Một khi chúng ta có động cơ trong sạch và chân thành, tất cả mọi thứ sẽ đi cùng với chúng ta.  Chúng ta có thể phát triển thái độ đúng đắn này đối với những người khác trên căn bản của tử tế ân cần, yêu thương, và tôn trọng, và trên sự nhận thức rõ ràng về tính duy nhất của tất cả loài người.

 

THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY BA MƯƠI

 
Nhân danh những người Tây Tạng trong và ngoài quê hương Tuyết Sơn, chúng tôi muốn chân thành cảm ơn đến những người  hổ trợ và bè bạn.  Chúng tôi đang trải qua sự gian khó thử thách và khổ đau vô cùng tận, chưa từng có trong lịch sử của chúng tôi.  Cảm tình, hổ trợ, và giúp đở của  mọi người trên thế giới, dẫn đầu là Ấn Độ đã quan tâm đến chúng tôi sẽ mãi mãi được ghi nhớ và lưu lại trong lịch sử.

 
THÁNG MƯỜI HAI, NGÀY BA MƯƠI

 
Cho đến khi không gian  vẫn tồn tại, và cho đến khi sự sống vẫn duy trì, cho đến lúc ấy, chúng tôi cũng nguyện hiện diện để xua tan khổ đau của thế gian.


---o0o---

LỜI BẠT


 
Quyển sách này là một biên soạn sưu tầm những tư tưởng hàng ngày của Đức Dalai Lama.  Nó cũng hình thành một phần sự cống hiến của Đức Dalai Lama đến việc bảo tồn văn hóa tuệ trí cổ điển của Ấn Độ.  Sự phát hành nguyên thỉ của tôi hướng đến những ý tưởng ẩn sau quyển sách này và Đức Dalai Lama đã ban cho sự hứa nhận và chúc phúc.  Tôi bắt đầu hành động một cách không chậm trễ từ lúc bắt đầu năm ngoái.

 
Tôi cảnh giác nghiêm chỉnh đến nguyên tắc bày tỏ sự chọn lọc ở đây.  Những trích dẫn là những sự chọn lọc từ những bài viết, những lời dạy, và những cuộc phỏng vấn thỉnh thoảng.  Những điều này, tôi hy vọng, sẽ chắc chắn phản ánh những quan tâm trần gian và tâm linh của Đức Dalai Lama và phổ biến thông điệp của Ngài về trách nhiệm toàn cầu, từ bi yêu thương, và hòa bình.  Cũng thế, qua những trích dẫn, tôi muốn chia sẻ  với những độc giả không chuyên môn và những sinh viên Phật Pháp về những triển vọng và khả năng đang bày ra trước tôi, và sự biểu hiện bên ngoài nhưng là cốt lõi phức tạp những tư tưởng căn bản của Đức Dalai Lama.  Tuy nhiên,  chúng ta phải mang trong tâm tư mình những thuật ngữ như “lắng nghe”, “ban cho”, “suy nghĩ”, “thiền quán”, v.v…là lộ trình và nên được nhận thức trong phạm trù thực hành của Phật Giáo về trau dồi bồ đề tâm (bodhicitta)- sự hứng khởi để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 
Trong lời tựa, Đức Dalai Lama đã rất khéo léo liên hệ đến Tám Đề Mục Chuyên Hóa Tâm.  Căn cứ trên kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi cũng dẫn chứng sự lợi ích vô tận của chúng và tôi muốn trình bày những dòng ấy ở đây:

 
---o0o---


GIẢI QUYẾT VỚI HẬN THÙ



*Gởi và nhận*
Langri Tangpa (1054-1123)
-Tám đoạn thơ luyện tâm-

- Quan tâm yêu mến tất cả chúng sinh


    như là tuyệt diệu ngay cả là viên ngọc ước
    để hoàn thành mục tiêu cao cả nhất
    nguyện cho chúng con luôn luôn ôm ấp  chúng sinh như người thân yêu nhất

- Khi cùng đồng hành với những người khác


Chúng con luôn nghĩ mình là người thấp kém nhất
Và từ chiều sâu của trái tim chúng con
Ôm ấp tất cả thân thương và quan yếu nhất

-Thận trọng, khoảnh khắc một ảo giác xuất hiện


Điều nguy hiểm cho chúng con và người khác
Chúng con nên đối mặt và phá tan nó
Không chút chậm trể.
 
- Khi chúng con thấy những kẽ tính tình độc ác
Ngập tràn bởi những hành động bạo tàn và đau khổ
Chúng con nên ôm ấp những chúng sinh hiếm hoi thân mến như vậy,
Như là lúc chúng con vừa tìm thấy một kho trân bảo.
 
-Khi những kẽ khác,  đầy thèm khát và ghen tị, ngược đãi chúng con,
Lăng mạ chúng con hay những điều như vậy,
Chúng con nên chấp nhận thất bại
Và nhường chiến thắng cho kẽ khác.
 
-Khi những người chúng con từng giúp ích cho
Và trong những kẽ chúng con ngập tràn hy vọng
Cho chúng con tổn thương khủng khiếp
Chúng con nên coi kẽ ấy như người bạn tinh thần thánh thiện.
 
-Cả trực tiếp và gián tiếp, chúng con nguyện dâng
Mọi lợi ích và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, những bà mẹ của chúng con;
Nguyện cho chúng con bí mật gánh tất cả trên chúng con
Tất cả những hành động tai hại và khổ đau của tất cả.
 
-Nguyện cho tất cả không bị ô nhiểm bởi những khái niệm
Của tám điều liên quan trần tục (bát phong)
Và thức tỉnh rằng tất cả mọi sự là hão huyền
Nguyện cho tất cả, không bám chặc tham lam, và tự tại với mọi sự ràng buộc. 
Tôi mang ơn người thầy và bạn của tôi Đức Đệ Thập Tứ Dalai Lama Tenzin Gyatso, vì sự hổ trợ và gia hộ cho chương trình này.  Cho tất cả sự cộng tác và nhẫn nại, Tenzin Geyche Tethong xứng đáng với một sự cám ơn đặc biệt.  Tôi cũng hàm ơn đến Lhakdor cho sự sốt sắng trong việc cung cấp  cho tôi với tài liệu chưa xuất bản của Ngài và cho những lời khuyến cáo giá trị của ông.

 
Tôi biết ơn đến Linda và Ashod Jhalani, Antonella và Naresh Mathur, và Alison Ramsey cho sự xác nhận một số trích lục trong quyển sách này.  Cũng thế đến Prama và Ranji Bhandari cho sự hổ trợ tâm linh của họ, và đến Sunita Kakaria cho sự chăm sóc tôi ở McLeod Ganj.  Tôi cũng muốn thừa nhận sự giúp đở thông dịch của V.K. Karthika và Sudeshna Shome Ghosh ở Penguin.  Họ đã làm việc một cách cần cù với tôi trong chương trình này.  Ở giờ thứ mười một, nhận sự giúp đở tài chính từ Derek Goh cho việc tìm sự chấp nhận để xuất bản những trích dẫn đã đến như một sự ngạc nhiên thực sự.  Tôi cảm ơn ông đã không để chương trình này đổ vở.

 
Cuối cùng, cảm ơn đến những thành viên của gia đình tôi Pritam Singh, Joyti và Paul, Ashma và Tsagaadai, và Sameer và Supriti vì sự giúp đở của họ đã cho phép tôi dành nhiều thời gian cho việc làm của tôi.

 
Việc làm này xin nguyện dâng đến tất cả chúng sinh với một lời nguyện ước cho lợi ích và an lạc hạnh phúc của họ.


Renuka Singh


Tháng tư 1998
 
Tuệ Uyển
23-04-2009  

Có tham chiếu bản dịch Con Đường Tĩnh Lặng của Mây Trắng.



HẾT
Каталог: downloads -> sach -> quoc-te
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> ĐƯỜng mây qua xứ tuyếT
quoc-te -> Tâm Lý Và Triết Học Phật Giáo Áp Dụng Trong Đời Sống Hằng Ngày Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life"
quoc-te -> Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại tt. Thích Tâm Quang Dịch o0o Nguồn
quoc-te -> ÐẠi thừa và SỰ liên hệ VỚi tiểu thừa nguyên tác: Nalinaksha Dutt ht. Minh Châu Dịch, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999
quoc-te -> Chuyển sang ebook
quoc-te -> LƯỢc sử thời gian (a brief History of Time) Tác Giả:-Steven Hawking
quoc-te -> SẮc tưỚng và thật tưỚng vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo Prof. Guy Newland, Ph. D
quoc-te -> Ba phưƠng diện chính của con đƯỜng giác ngộ

tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương