Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay (llct) Ở Việt Nam hiện nay, khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo


Một số hạn chế, thiếu sót và giải pháp khắc phục



tải về 113.67 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu22.03.2023
Kích113.67 Kb.
#54413
1   2
1 Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay

2. Một số hạn chế, thiếu sót và giải pháp khắc phục
Bên cạnh những mặt tích cực, chủ động, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay còn những
hạn chế:
- Hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng, tôn giáo chưa đồng bộ, thiếu các quy định và điều
khoản thi hành trong việc giải quyết về đất đai liên quan đến tôn giáo; về quản lý hoạt động tín ngưỡng, sinh
hoạt tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng...;
thiếu các chính sách cụ thể để đưa vào quản lý các tôn giáo chưa được công nhận về tổ chức hay các tổ chức tín
ngưỡng mang màu sắc tôn giáo, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Một bộ luật về tôn giáo,
tín ngưỡng đến nay vẫn đang trong giai đoạn dự thảo, xin ý kiến góp ý.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có nhiều điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Còn tồn tại nhận thức cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ là Ban tôn giáo các cấp, dẫn đến việc thực hiện
quản lý nhà nước về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế, yếu kém. Công tác tham mưu trong quản lý nhà nước về tôn
giáo bao gồm quản lý nhà nước đối với lễ hội tín ngưỡng, quản lý nhà nước đối với tổ chức tôn giáo và hoạt
động tôn giáo ở nhiều địa phương thực hiện chưa tốt. Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp, các ngành thiếu
cụ thể dẫn đến hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện. Chế độ thông tin, báo cáo về tình
hình tôn giáo có thời điểm thực hiện chưa đầy đủ.
- Công tác quản lý nhà nước hiện tập trung nhiều vào các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Việc ngăn
chặn, đấu tranh với các tôn giáo không hợp pháp và những hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật còn bị động,
tại nhiều thời điểm chưa khôn khéo, kịp thời.
- Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng liên quan đến nhiều cấp, ngành còn
chậm. Việc phối hợp các cấp, các ngành xử lý các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo, liên quan đến các hoạt động
đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội còn thiếu đồng bộ.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo còn nhiều hạn chế, giảm dần theo từng cấp;
xuống đến cấp cơ sở về cơ bản năng lực chuyên môn chưa bảođảm. Công tác đào tạo cán bộ quản lý nhà nước
về tôn giáo cũng chưa được chú trọng đúng mức.
- Thiếu một chiến lược mang tính tổng thể của ngành quản lý nhà nước về tôn giáo từ công tác tổ chức, con
người, nguyên tắc xử lý công việc. Hoạt động hiện tại vẫn nặng về giải quyết sự vụ, sự việc...
Hiện nay, nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam vẫn có xu hướng phát triển mạnh; bằng chứng là việc
Nhà nước ta tiếp tục công nhận tư cách pháp nhân cho các tôn giáo và tổ chức giáo hội. Tôn giáo trên thế giới
không chỉ phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người mà còn làm nảy sinh không ít cuộc
xung đột giữa các dân tộc trong một quốc gia, hay giữa các quốc gia với nhau. Do đó, để bảo đảm quyền tự do,
tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường theo quy định của
pháp luật, ngăn chặn sự xâm lấn của các trào lưu tôn giáo cực đoan, tôn giáo bị chính trị phản động lợi dụng;
giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc trong các truyền thống tôn giáo v.v..
đòi hỏi phải khắc phục triệt để các hạn chế nêu trên theo các phương hướng và giải pháp sau:
Một là
, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tôn giáo, tín ngưỡng theo tinh thần của Hiến
pháp 2013 và các văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo, tín ngưỡng của Trung ương. Theo đó, tôn giáo, tín
ngưỡng là nhu cầu về tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, sẽ tiếp tục tồn tại trong quá trình xây
dựng CNXH. Chức sắc, tín đồ tôn giáo là đồng bào, là công dân Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc. Tôn
giáo, các tổ chức tôn giáo là những thực thể xã hội đã và đang thích ứng với CNXH; có khả năng và quyền tham
gia tích cực vào nhiều lĩnh vực xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Hai là, nhanh chóng xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo tinh thần
của Hiến pháp 2013. Trước hết là ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; rà soát, đồng bộ các quy định có liên
quan đến tôn giáo, tín ngưỡng trong các văn bản quy phạm pháp luật; tập hợp đầy đủ các nội dung biểu hiện đa
dạng của tôn giáo, tín ngưỡng trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vào các chính
sách, chế tài quản lý, xóa các lỗ hổng về pháp lý, tạo tâm lý an lạc trong đồng bào có đạo, đồng thời bảo đảm
hiệu lực quản lý nhà nước. Bổ sung các quy định cụ thể về phân công trách nhiệm, phối hợp công tác giữa các


13:46, 21/03/2023
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay
www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1648-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao-hien-nay.html
4/4
cấp, các ngành trong công tác tôn giáo. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tôn giáo,
tín ngưỡng.
Ba là
, làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo các cấp, bắt đầu từ cơ sở. Trước mắt, thực hiện việc bố trí cán bộ, công chức cơ sở có năng lực, có trình độ
chuyên môn để tham mưu cho cấp ủy và chính quyền về công tác tôn giáo ở vùng đồng bào tôn giáo, vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tiến tới sự đồng bộ về năng lực và trình độ của cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về tôn giáo ở cấp xã. Bảo đảm việc quản lý nhà nước và giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo từ cơ sở.
Bốn là,
xây dựng kế hoạch, tạo nguồn tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng cán bộ, công chức cho ngành quản lý nhà
nước về tôn giáo các cấp từ đội ngũ được đào tạo đúng và gần với ngành tôn giáo học; từ cán bộ, công chức đã
công tác lâu năm trong các cơ quan dân vận, mặt trận. Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo về lý luận Mác - Lênin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt
động tôn giáo. Đặc biệt bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức về tôn giáo; kỹ năng phối hợp với các tổ chức đoàn thể
vận động quần chúng, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo; phương thức đấu tranh chống lại các hành vi lợi
dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Năm là,
xây dựng và hoàn thiện một chiến lược tổng thể phát triển ngành quản lý nhà nước về tôn giáo trong cơ
cấu tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực. Đổi mới chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công
chức làm công tác tôn giáo. Trước mắt, khẩn trương xây dựng, bổ sung chức danh và tiêu chuẩn công chức
ngành quản lý nhà nước về tôn giáo để thực hiện phụ cấp ưu đãi theo ngành. Chú trọng tới giá trị nghề nghiệp,
khuyến khích cán bộ, công chức của ngành trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công tác. Tăng cường kinh phí,
điều kiện làm việc (trụ sở, phương tiện đi lại v.v..) đặc biệt là ở vùng dân tộc, vùng đồng bào tôn giáo, vùng sâu,
vùng xa.
___________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 12-2015
TS HÀ QUANG TRƯỜNG
Bộ Nội vụ

tải về 113.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương