CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở khoa học và CÔng nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc


V. Hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ



tải về 0.5 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.5 Mb.
#20130
1   2   3

V. Hoạt động Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:

1. Hoạt động sự nghiệp khoa học - công nghệ:

- Xây dựng mô hình điểm truy cập thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn ở 7 hội nông dân tuyến xã.

- Thực hiện dự án Biogas cải tiến lấy nhiên lịêu chạy máy phát điện.

- Nhân rộng 04 mô hình Biogas phủ bạt HDPE 100m3, chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc quy mô vừa (04 huyện trong tỉnh)

- Thi công 01 hầm ủ Biogas cho hộ chăn nuôi gia đình tại xã An Lập, huyện Dầu Tiếng - Bình Dương

- Tổng kết dự án và vận hành chính thức lò gạch nung liên tục kiểu đứng và chuyển giao công nghệ.

- Xây dựng dự án đầu tư trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực tiết kiệm năng lượng tỉnh Bình Dương

- Tư vấn dịch vụ xây dựng lò nung gạch liên tục kiểu đứng

2. Hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ:

- Lập đề cương Dự án: “Xây dựng mô hình điểm thông tin khoa học và công nghệ cấp xã, phục vụ phổ biến tri thức khoa học, chuyển giao công nghệ tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”

- Xây dựng mô hình trình diễn lò gas nung gốm cải tiến, tiết kiệm nhiên liệu, tận dụng nhiệt khói thải của lò nung, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực thực hiện dịch vụ an toàn bức xạ trong lĩnh vực công nghiệp và trong y tế theo QĐ số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của TT Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2008

- Cung cấp liều kế cá nhân: 10 hợp đồng cung cấp 24 liều kế cá nhân cho 10 cơ sở.

- Thực hiện 05 hợp đồng đánh giá an toàn bức xạ và 01 hợp đồng lắp đặt kính chì cho 6 cơ sở.

- Tư vấn xây dựng phòng X quang: thực hiện 05 hợp đồng tư vấn xây dựng phòng X quang.

3. Công tác khác:

- Chưa thu hồi được công nợ dự án Heo-Gà theo biên bản đề xuất của chủ nhiệm dự án. Gởi công văn thông báo thu hồi nợ tạm ứng dự án của ông Nguyễn Hùng Dũng cho địa phương UBND huyện Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.

- Đã lập tờ trình xin thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình trụ sở Trung tâm.

VI. Hoạt động tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng:

1. Công tác tiêu chuẩn hóa:

Đã hướng dẫn và tiếp nhận 47 hồ sơ của 12 doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa và công bố hợp chuẩn theo quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ khoa học và Công nghệ. (bảng 1)

Bảng 1


Tên loại sản phẩm

Số lượng

Tiêu chuẩn áp dụng

Số hồ sơ

Số

DN

TC

VN

TCN

TC

CS

TC nước ngoài

1. Chất tẩy rửa

02

01

-

-

02

-

2. Điện - điện tử

35

03

-

-

35

-

3. Giấy- bao bì- hóa chất

03

02

-

-

03

-

4. Vật liệu xây dựng

01

01

-

-

01

-

5. Sắt thép

01

01

-

-

01

-

6. Nhựa, cao su, sơn

02

01

-

-

02

-

7. Sản phẩm khác

02

02

-

-

02




8. Công bố phù hợp tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng

01

01

01

-

01




Tổng cộng

47

12

01

-

47

-

2. Doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:

- Số doanh nghiệp ở Bình Dương áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đến nay theo thống kê được là 193 doanh nghiệp (bảng 2)

Bảng 2: Hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng


Hệ thống quản lý

Số doanh nghiệp

A. Một hệ thống




- ISO 9001

150

- TQM

2

- QS 9000

2

- GMP

3

- HACCP

4

B. Tích hợp nhiều hệ thống




- ISO 9001 + ISO 14000

21

- ISO 9001 + HACCP

3

- ISO 9001 + HACCP + GMP

1

- ISO 9001 + TS 16949

1

- ISO 9001 + 14000 + GMP + GSP+ GLP

1

- GMP, GSP,GLP, WHO

3

- ISO 9001+ AS 9100

1

- ISO 9001 + 14000 +HACCP

1

Tổng cộng

193

- Hiện tại tỉnh Bình Dương có 07 phòng thử nghiệm và kiểm nghiệm của 07 đơn vị đã được cấp dấu công nhận VILAS: Công ty cao su Phước Hoà, Cty liên doanh sản xuất thuốc thú Y ANOVA BIO, Cty TNHH sản xuất và xây dựng Phan Vũ, Cty TNHH Sứ Kỹ thuật Minh Long 2, Cty Cao su Dầu Tiếng, Cty sản xuất và Thương mại Thiên Sinh, Trung Tâm quan trắc và phân tích môi trường.

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống tiên tiến: Vận động và hỗ trợ được 45 doanh nghiệp, tuy nhiên đã có 02 doanh nghiêp hoàn trả lại số tiền hỗ trợ do không tiếp tục triển khai. Đến nay đã có 41/43 doanh nghiệp đã được đánh giá chứng nhận.

- Chương trình hỗ trợ ISO hành chính công: Căn cứ vào quyết định số 4635/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương”, đến nay đã có 21 đơn vị tham gia đề án ISO trong đó: 8 đơn vị đã được cấp chứng nhận; 7 đơn vị đã đánh giá chứng nhận; 4 đơn vị đang xây dựng; 2 đơn vị tạm dừng triển khai.

3. Công tác quản lý chất lượng:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn kiểm tra về quản lý chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đã tiến hành kiểm tra 17 công ty trên địa bàn tỉnh kết quả:

+ Về chất lượng: Có 16/17 Công ty đều thực hiện công bố, trong đó có 01 Công ty ngừng sản xuất ( Cơ Sở Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Thuận Giao), đoàn đã tiến hành lấy 18 mẫu thức ăn gia súc kiểm tra chất lượng đang chờ kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 Tp Hồ Chí Minh.

+ Về nhãn hàng hoá: Có 15/17 Công ty thực hiện tốt việc ghi nhãn hàng hoá.

- Phối hợp với thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại khu vực 3 Tp Hồ Chí Minh đã tiến hành thanh tra 04 công ty kết quả:

+ Về chất lượng: 1/4 công ty chưa xây dựng tiêu chuẩn áp dụng (do công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng)

+ Về nhãn hàng hoá: 2/4 công ty có ghi nhãn theo nghị định 89/2006/NĐ-CP tuy nhiên chưa phù hợp.

- Thực hiện kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm đã lấy 03 mẫu nón của 2 công ty, kết quả thử nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật 3: Có 2 mẫu nón đạt chất lượng và 01 mẫu nón không đạt chất lượng ở chỉ tiêu thử độ bền va đập và hấp thu xung động ở cả 2 điều kiện ở nhiệt độ cao và ngâm nước. Đã đình chỉ lưu thông lô hàng không đạt chất lượng với cỡ lô 1200 nón và yêu cầu công ty tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục lô hàng trên.

4. Công tác quản lý đo lường:

- Đẩy mạnh công tác quản lý phương tiện đo trong lĩnh vực Y tế, đồng hồ đo nước lạnh tại Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước môi trường Bình Dương trên địa bàn tỉnh.

- Làm việc công ty cổ phần Anh Thư về công tác quản lý cột đo nhiên liệu hiệu ATC đã được phê duyệt mẫu trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai kế hoạch thực hiện cân đối chứng tại các chợ trên địa bàn.

5. Kiểm định -Kiểm nghiệm:



Lĩnh vực

Số lượng

Hiệu chỉnh

Xitec ôtô

150

22

Cân ôtô

187

107

Cột đo nhiên liệu

574

98

Cân kỹ thuật

368

203

Đồng hồ áp suất

110

0

Cân bàn

299

138

Cân đồng hồ lò xo

114

0

Công tơ điện lực

3248

66

HC thiết bị nhiệt

1

0

Taximet

21

0

Bê tông

40




Gạch ống, gạch đinh

09




Tổng cộng

5120

635

- Mở rộng khả năng kiểm định 03 lĩnh vực đồng hồ nước, huyết áp kế và taximet

- Triển khai áp dụng thử phương pháp thử kéo sắt.

6. Công tác khác:

- Tham dự hội nghị nhóm kiểm soát chất lượng, nâng cao năng suất chất lượng tại TP Hồ Chí Minh.

- Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000 theo đề án 4635/QĐ-UBND tỉnh phê duyệt cho các đơn vị hành chính công.

- Tham gia tiêu hủy hàng gian hàng kém chất lượng tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008.

- Văn phòng TBT làm việc với Cục thống kê, Hải Quan tỉnh về chuyển tải thông tin cảnh báo đến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Góp ý dự thảo Quyết định ban hành danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo lường, Nghị định quy định xử phạt qui phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường.

- Góp ý dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính về Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Duy trì việc áp dụng hệ thống ISO 9001:2000 và sửa đổi bổ sung các thủ tục cho phù hợp.

VII. Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất

1. Công tác hành chánh tổ chức, cán bộ:

- Xây dựng kế hoạch biên chế nhân sự thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2007 – 2008. Trong 6 tháng đầu năm đã tiến hành thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho 1 cán bộ công chức nghỉ hưu, chuyển công tác cho 4 trường hợp và tuyển bổ sung 01 biên chế cho phòng quản lý khoa học, 01 biên chế phòng quản lý công nghệ; 02 biên chế cho quỹ phát triển khoa học công nghệ.

- Tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ngành Khoa học và Công nghệ năm 2007 và hội nghị cán bộ công chức năm 2008.

- Báo cáo kế hoạch đào tạo năm 2007 và 2008; Thực hiện thanh quyết toán kinh phí năm 2007.

- Xây dựng quy chế văn hóa công sở. Thực hiện đăng ký thi đua năm 2008.

- Thực hiện ký kết giao ước thi đua năm 2008 trong cụm khối văn hóa xã hội.

- Báo cáo tổng kết thực hiện pháp lệnh dân quân tự vệ giai đoạn năm 1996- 2007.

2. Công tác đào tạo:

- Cử 2 cán bộ tham gia lớp cao cấp lý luận chính trị và 1 cán bộ tham gia lớp trung cấp lý luận chính trị năm 2007 – 2008

- Cử 1 cán bộ tham gia lớp chuyên viên cao cấp năm 2008

- Cử 2 chuyên viên tham gia dự thi cao học năm 2008 chuyên ngành khoa học công nghệ

- Cử 2 cán bộ công chức tham gia học bồi dưỡng tiếng Anh năm 2008 do Sở Nội vụ tổ chức

- Cử 2 cán bộ công chức tham gia học lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

- Cử 40 lượt cán bộ công chức tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

3. Tăng cường cơ sở vật chất:

- Tiến hành thủ tục xin cấp vốn đầu tư trang thiết bị nâng cấp mở rộng khả năng kiểm định hiệu chuẩn phương tiện đo và khả năng thử nghiệm vật liệu xây dựng cho chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Thời gian thực hiện 2008 - 2010)

- Tiến hành thủ tục lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và xin cấp vốn dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2010 (Căn cứ công văn số 706/UBND-VX, ngày 24/3/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận lập dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2010)



- Tiến hành các thủ tục gởi Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định kế hoạch đấu thầu thi công xây dựng trụ sở Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng theo quyết định số 5580/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 và quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 18/4/2008 về điều chỉnh tổng mức đầu tư. Với tổng mức đầu tư là 6.857.544.900 đồng. Thời gian thực hiện 2007 - 2008)

B. Nhận xét, đánh giá chung:

1) Các mặt làm được:

- Trong công tác kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 6 tháng đầu năm 2008 đã thực hiện: Công bố danh mục cuả 29 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2008, tiếp tục quản lý 4 đề tài/dự án thuộc chương trình trong năm & chuyển tiếp từ các năm trước, triển khai 12 đề tài dự án cấp tỉnh, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cho 6 đề tài/dự án. Đã xét duyệt đề cương cho 16/29 nhiệm vụ khoa học trong công bố danh mục năm 2008, Quyết toán và kiểm tra tiến độ cho 9 đề tài/dự án đang triển khai, và đã nghiệm thu, ký hợp đồng thực hiện cho 7 nhiệm vụ đã được ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Về công tác thông tin khoa học công nghệ: đã xuất bản bản tin Khoa học - Công nghệ số 1, 2, 3 và 4/2008. Chia sẻ thông tin khoa học công nghệ cho Báo Khoa học và Phát triển, và Tạp chí hoạt động Khoa học (thuộc Bộ KHCN), số lượng 32 file từ đầu năm 2008. Phối hợp với VTV9 và các cá nhân, đơn vị xây dựng phóng sự “Một số kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương”

- Đã tư vấn thủ tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho 52 lượt doanh nghiệp. Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Bưởi Bạch Đằng”, nhãn hiệu tập thể “rau an toàn ;Hoàn tất thủ tục hỗ trợ kinh phí cho 28 đơn vị đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tính đến nay đã hỗ trợ kinh phí cho 78 đơn vị với số tiền 83 triệu đồng.

- Đã thẩm định công nghệ 02 dự án, hướng dẩn thẩm định công nghệ cho 02 công ty ;Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp phép 04 cơ sở X-quang y tế và thẩm định cấp phép hoạt động X-quang cho 06 cơ sở. Tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục cấp phép hoạt động cơ sở bức xạ cho 18 cơ sở chưa có giấy phép hoạt động.

- Trong 06 tháng đầu năm 2008 Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra kiểm tra 43 đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong đó thanh tra định kỳ theo kế hoạch được 20/131 đơn vị đạt 13,2% theo kế hoạch (16 đơn vị sản xuất sắt thép xây dựng, 01 đơn vị sản xuất sơn, 01 đơn vị sản xuất chỉ may, 02 đơn vị sản xuất keo tổng hợp). Thanh tra đột xuất 23 đơn vị (01 đơn vị về sở hữu công nghiệp, 04 đơn vị kinh doanh xăng dầu, 18 đơn vị sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm hàng tết). Qua thanh tra các đơn vị chấp hành tốt những quy định của nhà nước về lĩnh vực mình hoạt động. Tuy nhiên còn một số đơn vị có những sai phạm về đo lường chưa thực hiện kiểm định phương tiện đo đang sử dụng, ghi nhãn chưa đầy đủ nội dung quy định…Tổng cộng số tiền xử phạt: 24.000.000 đồng (Hai mươi bốn triệu đồng)

- Về hoạt động tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng: Đã hướng dẫn và tiếp nhận 47 hồ sơ của 12 doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa và công bố hợp chuẩn; Số doanh nghiệp ở Bình Dương áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đến nay theo thống kê được là 193 doanh nghiệp; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống tiên tiến: Đến nay đã có 41/43 doanh nghiệp đã được đánh giá chứng nhận; Chương trình hỗ trợ ISO hành chính công: đến nay đã có 21 đơn vị tham gia đề án ISO trong đó: 8 đơn vị đã được cấp chứng nhận; 7 đơn vị đã đánh giá chứng nhận; 4 đơn vị đang xây dựng; 2 đơn vị tạm dừng triển khai.

- Ngoài ra Kiểm định được 5071 phương tiện đo đạt 77.5% kế hoạch năm 2008. vượt kế hoạch. Đặc biệt kiểm định được cân đến 120 tấn và thủ tục đăng ký kiểm định đơn giản và nhanh.

- Tổ chức hội nghị tập huấn triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000 theo đề án ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt cho các đơn vị hành chính công.

- Tổ chức Hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2008.

- Trong công tác tổ chức, hành chính 6 tháng đầu năm đã tiến hành thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho 1 cán bộ công chức nghỉ hưu, chuyển công tác cho 4 trường hợp và tuyển bổ sung 04 trường hợp và tiếp nhận 01 cán bộ chuyển từ Sở Công nghiệp đến nhận công tác tại Sở khoa học công nghệ giữ chức vụ Phó giám đốc Sở, kiêm Giám đốc Quỹ phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt trong tháng 5/2008 tham dự hội nghị tổng kết Thi đua – Khen thưởng của tỉnh và được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng Bằng Khen cho tập thể Sở Khoa học và Công nghệ và cá nhân đ/c Giám đốc đã có thành tích xuất sắc trong năm 2007 ; Cử 40 lượt cán bộ công chức tham gia các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2) Các mặt hạn chế:

- Công tác chuẩn bị cho triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2008, có chuyển biến tích cực, nhưng còn chậm so với yêu cầu. Việc thanh quyết toán kinh phí từng giai đoạn của các đề tài đang triển khai còn chưa dứt điểm, chậm, kéo dài. Nguyên nhân do cơ quan chủ trì, kế toán, chủ nhiệm đề tài thiếu quan tâm chỉ đạo và thực hiện hoàn thiện chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ theo qui định hiện hành, nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thời gian thực hiện đề tài, dự án.

- Công tác thẩm định kinh phí dự án còn bị kéo dài không phù hợp với quy định hiện hành về quản lý nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện hành. Thời gian thực hiện đề tài từ khi xây dựng đề cương nghiên cứu đến khi triển khai còn kéo dài. Ước thực hiện đến 30/6/2008 giải ngân được 41% kinh phí đề tài, dự án. (Tuy nhiên tính đến 31/5/2008 chỉ giải ngân được 10% kinh phí, do tiến độ các đề tài, dự án được tiến hành giải ngân kinh phí tập trung vào tháng 6/2008)

- Chậm triển khai một số nội dung của chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp”, như: Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng tổ theo dõi về sở hữu trí tuệ, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ trong trường học,…

- Chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng doanh nghiệp không nhận thức hết về lợi ích khi tham dự chương trình, vì cho rằng khi tham dự chủ yếu là nhận kinh phí hỗ trợ mà không nghĩ rằng việc tham dự chương trình còn là một cơ hội để học tập và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác và nắm thêm chủ trương chính sách của tỉnh vì vậy chương trình hỗ trợ nâng cao năng suất chất lượng đến nay chưa có đơn vị nào tham gia.

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đã có hiệu lực thi hành và Chính phủ đã ban hành nghị định số 127/2007/NĐ - CP ngày 01/08/2007 hướng dẫn thi hành Luật. Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và nghị định, Bộ KH&CN đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, cụ thể Bộ KHCN đã ban hành quyết định 3189/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2007 về việc bãi bỏ quyết định 03/2006/QĐ-BKHCN về việc quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quyết định 04/2006/QĐ-BKHCN về việc quy định về công bố phù hợp. Do đó hiện nay Chi cục thực hiện việc công bố theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc “Quy định chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” đối với các hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của ngành khoa học và công nghệ tuy nhiên đối với các mặt hàng do ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý vẫn còn thực hiện việc công bố theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y tế và Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Như vậy, việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn.

- Lớp tập huấn về hàng định lượng đóng gói sẵn theo Quyết định 02/2007/QĐ-BKHCN chưa thực hiện được do Sở Tài chính duyệt kinh phí quá thấp không đủ chi phí tổ chức.

- Chưa triển khai thử nghiệm không phá hủy vật liệu xây dựng theo đúng kế hoạch do đơn vị cung cấp thiết bị cung cấp thiết bị không đúng nhãn hiệu vì vậy phải mời thầu lại. Dự kiến đến cuối tháng 6/2008 sẽ nhận được thiết bị và triển khai ngay.

- Kiểm được 49 mẫu vật liệu xây dựng chỉ đạt được 18,4% so với kế hoạch năm 2008. Kế hoạch này không đạt yêu cầu là do phòng Kiểm định - Kiểm nghiệm chưa được công nhận ISO/IEC 17025, vì vậy các đơn vị không gởi mẫu. Để khắc phục phải sớm xây dựng và công nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.

- Việc triển khai các điểm cân đối chứng cho các chợ còn chậm. Trong quý 3/2008 sẽ phối hợp với Sở Công thương để triển khai.



C. Về đầu tư xây dựng năm 2008: kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2008:

Trong 6 tháng đầu năm 2008 chưa có tiến hành thực hiện khởi công công trình nào. Tuy nhiên tại hai đơn vị trực thuộc của Sở và cơ quan văn phòng Sở đang tiến hành các thủ tục sau:

- Lập thủ tục cấp vốn đầu tư trang thiết bị nâng cấp mở rộng khả năng kiểm định hiệu chuẩn phương tiện đo và khả năng thử nghiệm vật liệu xây dựng cho chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Thời gian thực hiện 2008 - 2010)

- Tiến hành thủ tục lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và xin cấp vốn dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2010 (Căn cứ công văn số 706/UBND-VX, ngày 24/3/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận lập dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2010)

- Tiến hành các thủ tục gởi Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định kế hoạch đấu thầu thi công xây dựng trụ sở Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng theo quyết định số 5580/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 và quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 18/4/2008 về điều chỉnh tổng mức đầu tư . Với tổng mức đầu tư là 6.857.544.900 đồng. Thời gian thực hiện 2007 - 2008)

- Tiến hành lập thủ tục cấp vốn đầu tư trang thiết bị Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ với dự toán kinh phí: 3.881 triệu đồng



D. Nội dung kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009

I. Quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:

1. Về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

1.1. Định hướng chính

- Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng hỗ trợ phát triển thị trường khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh …

- Thực hiện tốt và có trọng điểm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh, nhất là các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống.

- Cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nghiên cứu các vấn đề về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các vấn đề về lao động, việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội; nghiên cứu những vấn đề về văn hoá, xã hội, lịch sử đặc thù của từng địa phương nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống của địa phương.

 - Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ thích hợp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, chú trọng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, ưu tiên các công nghệ sử dụng vật liệu địa phương trong giao thông, thuỷ lợi và xây dựng.

 - Tiếp thu có lựa chọn, thích nghi và làm chủ công nghệ nhập, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh. Tăng cường áp dụng công nghệ và thiết bị trong bảo quản nông, lâm sản, đặc biệt là công nghệ chế biến gỗ, bảo quản rau quả nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Triển khai áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt cho xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn, qui trình công nghệ quản lý có hiệu quả tài nguyên nước.

- Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tập trung sản xuất giống, chế biến và xử lý môi trường để nâng cao tỷ trọng nuôi trồng thuỷ sản, tạo điều kiện cho ngành thuỷ sản phát triển nhanh và bền vững.

- Đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cấp nhà nước và cấp tỉnh.

1.2. Các loại hình nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

a. Các nhiệm vụ cấp nhà nước

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô lớn, liên vùng, yêu cầu công nghệ phức tạp để huy động các nhà khoa học và các tổ chức khoa học và công nghệ ở trung ương về giúp địa phương giải quyết. Ngoài ra, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của tỉnh có thể chủ trì hoặc tham gia.

- Thực hiện các dự án thuộc Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010” theo tinh thần Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày /7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ theo tinh thần của Nghị định 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ.

b. Các nhiệm vụ cấp tỉnh:

Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được xây dựng trên nguyên tắc không bố trí dàn trải, mà tập trung vào một số nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh, của ngành và tập trung các nguồn lực để giải quyết những vấn đề then chốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tập trung vào việc ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ đã được tạo ra trong nước trong các năm trước. Mọi nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phải có người đặt hàng và có địa chỉ áp dụng cụ thể.

c. Các nhiệm vụ cấp cơ sở:

Ngoài những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh, các sở, ban, ngành cần xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm của ngành mình để tạo cơ sở khoa học giải quyết các vấn đề cấp bách được đặt ra từ thực tế quản lý, sản xuất và đời sống.

2. Áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống

Ngoài việc tiếp tục nhân rộng các kết quả của các dự án thuộc chương trình nông thôn, lựa chọn các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra trong các năm qua từ các đề tài, dự án các cấp (cấp nhà nước, cấp bộ, ngành, cấp tỉnh) và của nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng thành các nhiệm vụ áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống.

- Đối với các nhiệm vụ có qui mô lớn, liên ngành, phải đầu tư vốn lớn với sự hỗ trợ của ngân sách cần xây dựng thuyết minh cụ thể, kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét bố trí vào kế hoạch của địa phương. Kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này được huy động từ sản xuất là chính, ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh hỗ trợ một phần.

3. Tiếp tục triển khai các đề án, chương trình, dự án khoa học và công nghệ trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và các chương trình phối hợp với các ngành..

- Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ các tổ chức áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số: 73/2004/QĐ-UB ngày 25/6/2004)

- Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất và chất lượng (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 74/QĐ-UB ngày 25/6/2004)

- Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 7409/QĐ-CT ngày 6/10/2004)

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học - công nghệ (đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số: 5776/2005/QĐ-UBND ngày 16/11/2005)

- Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Dương (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số 16/2006/QĐ-UBND ngày 13/01/2006)

- Chương trình phát triển công nghệ sinh học (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại quyết định số: 133/2006/QĐ-UB ngày 19/5/2006)

- Chương trình phối hợp với Hội nông dân giai đoạn 2006 – 2010.

- Chương trình phối hợp với đoàn thanh niên Tỉnh Bình Dương về phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ hăng say học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vì sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2006 – 2010.

4. Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ

- Phổ biến, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực thi pháp luật về các hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ; hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ.

- Tổ chức thẩm định định công nghệ đối với các dự án đầu tư.

- Tổ chức thẩm định đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, đánh giá hiện trạng, trình độ công nghệ một số ngành sản xuất của tỉnh.

- Điều tra tổng thể hiện trạng công nghệ của địa phương và xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ phục vụ công tác đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ.

- Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ (tập trung vào các sản phẩm chủ lực của địa phương).

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ, việc thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ và xử lý các vi phạm.



5. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Kiểm tra hàng hóa lưu thông trong danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ tướng chính phủ

- Vận động và tuyên truyền cho các doanh nghiệp hiểu biết về giải thưởng chất lượng Việt Nam. Trong năm 2008, dự kiến sẽ có khoảng 5 doanh nghiệp tham gia

- Phổ biến các văn bản pháp luật như Luật chất lượng, luật tiêu chuẩn, các nghị định, các văn bản hướng dẫn…

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về hệ thống quản lý tiên tiến, phấn đấu đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có trên 220 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ

- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tạo sự chuyển biến nhận thức sâu rộng hơn nữa về năng suất - chất lượng, tiếp tục triển khai phong trào thập niên chất lượng lần thứ 2 (2006 - 2010), làm cho năng suất - chất lượng trở thành yếu tố quyết định để phát triển và hội nhập thành công.

- Tăng cường phổ biến hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp, tập trung vào các tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ chứng nhận bắt buộc, công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn, môi trường.

- Triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến thích hợp với mỗi loại hình tổ chức, doanh nghiệp (ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, SA 8000...) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá một cách vững chắc. Tham gia tích cực và có hiệu quả hoạt động giải thưởng chất lượng Việt Nam.

- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng (tập trung vào các sản phẩm hàng hoá trọng điểm của địa phương). Phối hợp thực hiện các chương trình trọng điểm về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá bao gồm: chương trình quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường; chương trình quản lý chất lượng sản phẩm điện - điện tử; chương trình quản lý chất lượng xăng dầu, khí; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất - chất lượng.

- Tăng cường các hoạt động thông tin, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công bố, chứng nhận bắt buộc phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm, hàng hoá có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn, môi trường, tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá có trong danh mục phải áp dụng tiêu chuẩn; khuyến khích chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam để góp phần bảo vệ thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Đưa vào hoạt động văn phòng thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tỉnh.

- Phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các sở, ban, ngành thực hiện các đợt thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo chuyên đề.

- Đảm bảo kiểm định và hiệu chuẩn các phương tiện đo sử dụng trong khu vực giao nhận hàng hoá có số lượng lớn, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, các phương tiện đo dùng trong thanh toán kinh tế. Phối hợp triển khai thực hiện chương trình quản lý đo lường trong giao nhận xăng, dầu.

- Tăng cường hệ thống kiểm định phương tiện đo, đầu tư năng lực kỹ thuật, đào tạo nâng cao trình độ kiểm định viên.

- Đầu tư tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

- Mở rộng khả năng Kiểm định-Kiểm nghiệm: kiểm định Taximet, nhiệt kế, đồng hồ nước, huyết áp kế, thử nghiệm thép xây dựng.

- Tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Thông tin cảnh báo về TBT Bình Dương trên mạng và thông tin KHCN tỉnh. Xây dựng trang TBT Bình Dương trong website TBT Việt Nam.

6. Hoạt động của trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

- Tăng cường dịch vụ khoa học công nghệ thực hiện các đề tài, dự án:

+ Nhân rộng mô hình điểm truy cập thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông thôn ở các hộ nông dân tuyến xã.

+ Xây dựng mô hình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiết kiệm năng lượng thuộc ngành dệt may trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp với Hội nông dân tỉnh xây dựng dự án: “Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ hội và đầu tư trang thiết bị tin học tối thiểu, nhằm hỗ trợ nông dân một số xã thị trấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong các dự án:

+ Nhân rộng 10 mô hình lò gạch nung liên tục kiểu đứng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

+ Nhân rộng 05 mô hình Biogas cải tiến, lấy gas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi heo có quy mô từ 1000 con heo trở lên.

+ Dự án chuyển đổi công nghệ lò bông gốm khí hóa lỏng LPG thay thế lò nung truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương

7. Công tác thông tin khoa học và công nghệ:

- Đa dạng hóa các loại hình phổ biến thông tin, nội dung tuyên truyền phổ biến kiến thức về khoa học công nghệ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Duy trì xuất bản các ấn phẩm, tuyên truyền phổ biến kiến thức thông tin khoa học công nghệ phục vụ các đối tượng trên địa bàn tỉnh;

- Khai thác nguồn lực thông tin khoa học công nghệ của trung tâm thông tin khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ Tp. Hồ Chí Minh thông qua hợp đồng chia sẻ nguồn lực thông tin và qua mạng Internet

- Tổ chức triển khai nghị định số 159/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, ổn định tổ chức và tăng cường tiềm lực cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Tham gia chợ công nghệ và thiết bị phạm vi địa phương, khu vực và quốc gia.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã, huyện.

- Tăng cường cung cấp thông tin phục vụ công tác dự báo phát triển, hoạch định chính sách của các cấp uỷ Đảng và chính quyền.

- Xây dựng Website khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương



8. Công tác sở hữu trí tuệ:

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ về sở hữu trí tuệ là phải xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ đáp ứng các đòi hỏi của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, công tác sở hữu trí tuệ tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ cấu tổ chức, tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý và thực thi về sở hữu trí tuệ: kiện toàn bộ máy quản lý, chuyên môn hoá cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghệ với các cơ quan bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ: tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho các giới khác nhau, tuyên truyền kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức hoạt động thông tin tư liệu về sở hữu trí tuệ: xây dựng cơ sở dữ liệu, trang bị phương tiện tra cứu, cung cấp thông tin, tổ chức dịch vụ tra cứu thông tin về sở hữu trí tuệ.

- Phát triển và thúc đẩy phong trào thi đua sáng tạo và hoạt động sở hữu trí tuệ.

- Tư vấn, hỗ trợ việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: tư vấn, hỗ trợ cá nhân, tổ chức xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hửu trí tuệ; thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo tinh thần của Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tham gia thực hiện qui chế phối hợp trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ: kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ.

- Hướng dẫn thi hành các các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ: triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn dưới luật và các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Tiếp tục triển khai “chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giai đoạn 2007 – 2010” trên cơ sở nội dung chương trình đã được ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định phê duyệt, phù hợp với tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam;

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện công tác quản lý sở hữu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Công tác thanh tra khoa học và công nghệ:

- Triển khai tổ chức, hoạt động và kiện toàn hệ thống thanh tra ở địa phương theo Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra khoa học và công nghệ.

- Triển khai các hoạt động thanh tra thuộc chức năng quản lý khoa học và công nghệ như: thanh tra trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, an toàn và kiểm soát an toàn bức xạ, hạt nhân, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ.

- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường.



10. Công tác kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân:

- Củng cố bộ máy quản lý về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân có năng lực đủ mạnh và được quản lý theo cơ chế phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tập trung vào các nhiệm vụ: kiện toàn tổ chức quản lý về an toàn và kiểm soát bức xạ, hạt nhân, tăng cường tiềm lực cho cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai các hoạt động quản lý nhà nước liên quan tới an toàn bức xạ, hạt nhân.

- Đẩy mạnh công tác thẩm định và đăng ký giấy phép đối với các cơ sở bức xạ. Cải tiến thủ tục hành chính trong các khâu đăng ký cấp phép và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cấp phép.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về pháp luật và kiến thức về an toàn bức xạ, hạt nhân.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ hiện có của địa phương và thẩm định công nghệ các dự án đầu tư.

- Xây dựng triển khai đề án phối hợp quản lý thiết bị bức xạ và ứng phó sự cố bức xạ.

- Điều tra, xây dựng danh mục các tổ chức dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ tại địa phương.



11. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho Sở Khoa học và Công nghệ:

a. Về tổ chức, cán bộ:

- Tiếp tục sắp xếp, củng cố tổ chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ.

- Tổ chức quản lý khoa học khoa học và công nghệ cấp huyện, thị

- Đề suất bổ sung biên chế cho Sở Khoa học và Công nghệ, bảo đảm đủ số cán bộ làm việc theo qui định tối thiểu.

b. Về đào tạo và sử dụng cán bộ: Để đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cán bộ có đủ năng lực bước sang giai đoạn mới của tỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, phổ cập tin học.

c. Về cơ sở vật chất:

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, thông tin để đảm bảo đến năm 2010 trong mạng lưới qui hoạch có được các phòng kiểm định, kiểm nghiệm đủ lực để đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Tiến hành thủ tục dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương giai đoạn 2008-2010

- Thực hiện thi công xây dựng trụ sở và đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.



II. Đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2009

1. Định hướng

- Chi cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyển tiếp từ năm trước sang; chi cho các nhiệm vụ mới được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cho phép triển khai, trong đó ưu tiên dành kinh phí cho các dự án nhân rộng các kết quả đã được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, tham gia các dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí.

- Chi cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, hỗ trợ xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hội thi sáng tạo kỹ thuật hàng năm.

- Chi hỗ trợ thực hiện đề tài, dự án cấp cơ sở.

- Chi tập huấn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.

- Chi đầu tư thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lý an toàn bức xạ, thanh tra, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, thông tin, sở hữu công nghiệp.



2. Kế hoạch tài chính năm 2009


Hạng mục

Dự toán (triệu đ)

a. Hoạt động khoa học và công nghệ

34.122,87

- Cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

24.633,00

Trong đó:




+ Nhiệm vụ cấp tỉnh

19.633,00

+ Nhiệm vụ cấp sở ngành (500 triệu đồng/sở ngành)

2.500,00

+ Nhiệm vụ cấp cơ sở tại 7 huyện, thị xã

2.500,00

- Hỗ trợ các dự án nông thôn miền núi

2.135,00

- Nghiệp vụ quản lý khoa học

616,00

- Nghiệp vụ thông tin khoa học - công nghệ và sở hữu trí tuệ

765,00

- Nghiệp vụ quản lý công nghệ - an toàn bức xạ hạt nhân

304,00

- Bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật

915,00

- Hợp tác quốc tế (đoàn ra)

60,00

- Công tác thanh tra

179,72

- Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

1.041,97

- Công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

471,54

- Đào tạo

80,00

- Triển khai dự án công nghệ thông tin

1.500,00

- Chi khác

1.421,64

b. Đầu tư xây dựng cơ bản

20.206,00

- Đầu tư trang thiết bị để nâng cấp mở rộng khả năng kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo có tính chính xác cao và đầu tư hoàn chỉnh phòng thử nghiệm vật liệu xây dựng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

9.468,00

- Công trình xây dựng trụ sở Trung tâm UD tiến bộ Khoa học và Công nghệ

6.857,00

- Đầu tư trang thiết bị Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ

3.881,00

Tổng cộng (a+b)

54.328,87



Nơi nhận: GIÁM ĐỐC

- Bộ KHCN;

- Vụ Kế hoạch – Tài chính;

- CQĐD phía Nam Bộ KHCN; (Đã ký)

- Ban CTĐP;

- UBND Tỉnh;

- Sở KHĐT;

- Sở TC; Nguyễn Văn Rua

- LĐ Sở;

- VP Sở;

- Lưu VT.

DANH SÁCH NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NĂM 2009

(Kèm theo Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2008



của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)


TT

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Đơn vị đề xuất

Dự toán kinh phí (triệu đ)

I

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn







1

Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trên một số mặt hoạt động chủ yếu trong thời kỳ CNH-HĐH

Ban dân vận Tỉnh ủy

380

2

Thực trạng và giải pháp giáo dục pháp luật cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương

463

3

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Bình Dương

Trường Chính trị tỉnh Bình Dương

300

4

Điều tra đánh giá thực trạng những thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người nông dân trong vùng dự án tỉnh Bình Dương

Trường đại học Bình Dương

600

5

Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương

Trường đại học công nghệ Sài Gòn

1.000

6

Công nghiệp hóa và những vấn đề văn hóa đặt ra từ thực tế tỉnh Bình Dương

Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật

270

7

Biện pháp xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương

Sở Khoa học và Công nghệ

500

8

Kết quả kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ tỉnh Bình Dương

Ban Tổ chức Tỉnh ủy

300

II

Lĩnh vực công nghệ thông tin







1

Xây dựng Atlas điện tử Bình Dương

Sở Tài nguyên và Môi trường

-

2

Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào công tác giảng dạy trong ngành giáo dục ở Bình Dương

Công ty công nghệ thông tin Bình Dương

590

3

Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy và học môn Toán cao cấp

Trường Đại học Bình Dương

382

4

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý trật tự an toàn xã hội tỉnh Bình Dương

Trường Đại học Công nghệ thông tin Tp. HCM

2.900

5

Ứng dụng GIS vào công tác quản lý ranh giới hành chính

Sở Nội vụ

500

6

Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ chương trình tiết kiệm năng lượng tỉnh Bình Dương

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

500

III

Lĩnh vực giáo dục







1

Nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở bậc trung học cơ sở - nguyên nhân và giải pháp

Trường Cao đẳng Sư phạm

200

IV

Lĩnh vực y tế







1

Ứng dụng thiết bị LASER bán dẫn công suất thấp tại 32 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế trong tỉnh Bình Dương

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bình Dương

2.200

2

Ứng dụng công nghệ chụp X – quang kỹ thuật số

Bệnh viện đa khoa tỉnh

398

3

Đánh giá thực trạng nhận thức thái độ thực hành và nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của giới trẻ tại Bình Dương

Sở Y tế

500

V

Lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn






1

Xây dựng mô hình trồng rau theo hướng công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương

Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam

900

2

Nghiên cứu xử lý sau thu hoạch đối với một số loại rau chính ở Bình Dương nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đồng nam bộ

600

VI

Lĩnh vực công nghiệp - bảo vệ môi trường







1

Nghiên cứu điều chế và xây dựng quy trình sản xuất (vật liệu) sơn chống thấm mới có tính năng đặc biệt từ cao su latex

Viện Công nghệ Hóa học

480

2

Nghiên cứu sản xuất Pigmen ZNFe2O4 ở nhiệt độ thấp

Trường đại học Bách khoa Tp.HCM

320

3

Nghiên cứu chế tạo miếng lót mũ bảo hiểm, lót giày tự làm sạch theo công nghệ Nano

Phòng thí nghiệm công nghệ nano

350

4

Nghiên cứu triển khai một số mô hình công nghệ môi trường hợp khối (Prefabricated Environmental Packaged System –PEPS) nhằm xử lý nước thải cho các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ tại tỉnh Bình Dương

Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC

900

5

Nghiên cứu mô hình công nghệ xử lý mùi hôi kết hợp phòng tránh dịch bệnh sinh ra từ một số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Bình Dương

Trung tâm công nghệ môi trường ENTEC

1.000

6

Nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả tái sử dụng phế thải nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tại tỉnh Bình Dương

Tuyển chọn

500

7

Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ mới để xử lý chất thải có hiệu quả cho ngành chăn nuôi, giết mổ và chế biến thức ăn gia súc

Tuyển chọn

700

8

Đánh giá mức độ phát triển bền vững tỉnh Bình Dương qua 10 năm tái lập và đề xuất giải pháp đến năm 2020

Tuyển chọn

500

9

Ứng dụng pin mặt trời cung cấp hơi nước phục vụ sản xuất thức ăn gia súc tại công ty TNHH Indochine

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

300

10

Nghiên cứu tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp tỉnh Bình Dương

Phân viện quy họach và thiết kế nông nghiệp

600

11

Xây dựng chương trình đảm bảo an ninh nguồn phóng xạ và ứng phó sự cố bức xạ

Sở Khoa học và Công nghệ

500




Tổng cộng:




19.633


SỞ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ BÌNH DƯƠNG
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DO SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ

(Nguồn vốn ngân sách nhà nước)

(ĐVT: triệu đồng)




TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

T.gian khởi công -hoàn thành

Năng lực thiết kế (m2)

Vốn đầu tư

Ước thực hiện đến 31/12/2008

Kế hoạch đầu tư 2009

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

NS

ĐP


NS

TW


NSĐP

NS

TW


NSĐP

NSTW

1

Đầu tư trang thiết bị nâng cấp mở rộng khả năng kiểm định hiệu chuẩn PTĐ và khả năng thử nghiệm vật liệu xây dựng

26, Huỳnh Văn Nghệ - Phú Lợi

2008 - 2010

Thuê ngoài

9.468

9.468













9.468

9.468







2

Công trình trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

26, Huỳnh Văn Nghệ - Phú Lợi

2007 - 2008

Thuê ngoài

6.857

6.857













6.857

6.857







3

Đầu tư trang thiết bị Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ

26, Huỳnh Văn Nghệ - Phú Lợi

2008 - 2009

Thuê ngoài

3.881

3.881













3.881

3.881







Каталог: WebMedia -> file
file -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BẢng phụ LỤc mức thu phí thử nghiệM, Đo lưỜng và LỆ phí tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
file -> CẬp nhật ngàY 28/8/2012 Phụ lục 1
file -> Tcn 68 – 227: 2006 DỊch vụ truy nhập internet adsl
file -> Danh sách tiếp nhận hồ SƠ CÔng bố HỢp chuẩN, CÔng bố HỢp quy của doanh nghiệp trêN ĐỊa bàn tỉnh bình dưƠNG
file -> Giới thiệu về 5S
file -> 6 sigma vớI 7 LỢI Ích vàNG
file -> Danh sách tiếp nhận hồ SƠ CÔng bố HỢp chuẩN, CÔng bố HỢp quy của doanh nghiệp trêN ĐỊa bàn tỉnh bình dưƠNG
file -> VỀ trang thiết bị, phụ trợ VÀ phưƠng tiện sử DỤng trong pha chế, TỒn trữ VÀ VẬn chuyển etanol, XĂng sinh họC (XĂng e5, E10) TẠi kho xăng dầU

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương