Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013


Điều 35. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu



tải về 0.61 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích0.61 Mb.
#21039
1   2   3   4   5   6   7   8
Điều 35. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 36. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Mời thầu:

a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này;

b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này nhưng không bao gồm nội dung về bảo đảm dự thầu.

Điều 37. Nguyên tắc đánh giá; làm rõ hồ sơ dự thầu; sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

Điều 38. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

1. Kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

a) Việc kiểm tra và đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 28 của Nghị định này, trừ nội dung kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu;

b) Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

2. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

c) Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.

Điều 39. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

1. Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Nghị định này.

2. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

Điều 40. Thương thảo hợp đồng

1. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 của Nghị định này.

2. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

3. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả thương thảo về các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng thì nhà thầu mới được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm các nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các chi phí liên quan đến dịch, vụ tư vấn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế;

e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

4. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

5. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Điều 41. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Mục 2: NHÀ THẦU LÀ CÁ NHÂN

Điều 42. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân

1. Bên mời thầu tổ chức lập điều khoản tham chiếu, dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cá nhân cần tuyển chọn và xác định danh sách từ 03 đến 05 tư vấn cá nhân trình chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp xác định chỉ có duy nhất 01 tư vấn cá nhân đáp ứng yêu cầu để thực hiện hợp đồng, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:

a) Mô tả tóm tắt về dự án;

b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện hợp đồng;

c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của chuyên gia tư vấn;

d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).

2. Tư vấn cá nhân có thể bao gồm một hoặc một nhóm chuyên gia. Trường hợp tư vấn là nhóm chuyên gia thì các chuyên gia phải cử đại diện để giao dịch với bên mời thầu, chủ đầu tư.

3. Căn cứ hồ sơ do bên mời thầu trình, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân.

Điều 43. Gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt và ký kết hợp đồng

1. Sau khi điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân được phê duyệt, bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu đến các tư vấn cá nhân có tên trong danh sách, trong đó nêu rõ thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ lý lịch khoa học.

2. Nộp hồ sơ lý lịch khoa học:

Tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu và đề xuất kỹ thuật (nếu có) nộp cho bên mời thầu theo thời gian, địa chỉ trong thư mời.

3. Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học:

Căn cứ nội dung của điều khoản tham chiếu, bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của từng tư vấn cá nhân. Tư vấn cá nhân có tư cách hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Đấu thầu; có hồ sơ lý lịch khoa học và đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu sẽ được bên mời thầu mời vào thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

4. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.

5. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của các tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng và nội dung của điều khoản tham chiếu.

Chương IV

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP, HỖN HỢP THEO PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN

Mục 1: PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

Điều 44. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;

b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; ý tưởng yêu cầu về phương án kỹ thuật của gói thầu; yêu cầu về phương án tài chính, thương mại để các nhà thầu đề xuất về phương án kỹ thuật, phương án tài chính, thương mại, làm cơ sở cho bên mời thầu xem xét, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai; không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 45. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

4. Mở thầu:

a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;

b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

- Kiểm tra niêm phong;

- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; thông tin chính ghi trong đơn dự thầu; thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; các thông tin khác liên quan.

c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;

d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có).

5. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn một, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm chuẩn xác yêu cầu về kỹ thuật, tài chính của gói thầu phục vụ cho việc hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.

Điều 46. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, khi lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, phải tham khảo đề xuất của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn một;

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá), xác định điểm giá và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và các nội dung liên quan khác theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12 và Điều 24 của Nghị định này. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

3. Tổ chức đấu thầu:

a) Bên mời thầu mời các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

4. Mở thầu:

Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này.

Điều 47. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

4. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.

Điều 48. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác.

Mục 2: PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ

Điều 49. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, việc lựa chọn danh sách ngắn thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này;

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, trong hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu song cần yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu), tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, yêu cầu nhà thầu đề xuất về tài chính và các nội dung liên quan khác theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 7, 8 Điều 12 và Điều 24 của Nghị định này. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 50. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản , sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định này. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

5. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này;

b) Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, căn cứ các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu và đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu.

6. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn một, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một tham dự thầu giai đoạn hai.

Điều 51. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

1. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai còn phải căn cứ vào biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một;

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được lập trên cơ sở hồ sơ mời thầu giai đoạn một, phù hợp với các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật đã trao đổi với các nhà thầu.

2. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt và chỉ tiến hành thẩm định đối với các nội dung liên quan đến việc hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu giai đoạn một;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

3. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Bên mời thầu mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một đến nhận hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.

4. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.

5. Mở thầu:

a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;

b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây:

- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc không có thư giảm giá kèm theo hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một và hồ sơ dự thầu giai đoạn hai của mình;

- Kiểm tra niêm phong của túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một, hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai, hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai;

- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính trong giai đoạn một của các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai và mở hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật;

c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn hai;

d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc các đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.

Điều 52. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này; không đánh giá lại những nội dung đã thống nhất về kỹ thuật ở giai đoạn một.

2. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn hai sẽ được xem xét đánh giá về tài chính. Việc đánh giá về tài chính thực hiện trên cơ sở đề xuất về tài chính của nhà thầu trong giai đoạn một và đề xuất về tài chính trong giai đoạn hai; căn cứ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu trong giai đoạn một và những đề xuất về kỹ thuật hiệu chỉnh của nhà thầu trong giai đoạn hai.

Điều 53. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

1. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

2. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác.

Chương V

CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN

Mục 1: CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

1. Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.


Каталог: EditorUpload -> files
files -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
files -> QuyếT ĐỊnh của ubnd tỉnh đIỆn biên số: 183 /QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005
files -> Số: 182/QĐ-ub, ngày 01 tháng 03 năm 2005 V/v Phê duyệt đề cương và dự toán Dự án quy hoạch chi tiết khu tái định cư Huổi Lóng xã Huổi Só huyện Tủa Chùa
files -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
files -> QuyÕt ®Þnh VÒ viÖc ban hµnh : “ Quy chuÈn kü thuËt Quèc gia vÒ Quy ho¹ch xy dùng”
files -> BỘ TÀi chính thanh tra chính phủ
files -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 96/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 5 NĂM 2006
files -> THÔng tư CỦa bộ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi số 28/2007/tt-blđtbxh ngàY 05 tháng 12 NĂM 2007
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 490/QĐ-ttg CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHỈ thị CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 27/2008/ct-ttg ngàY 05 tháng 9 NĂM 2008

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương