Clean code a handbook of agile software craftsmanship



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu02.02.2023
Kích0.5 Mb.
#54161
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
I-II
12-KTXH-VUONG QUOC DUY(105-113)
Code tồi, Code “rởm” 
Gần đây, tôi có đọc phần mở đầu của quyển Implementation Patterns.1 của Kent Beck. Ông ấy 
nói rằng “…cuốn sách này dựa trên một tiền đề khá mong manh: đó là vấn đề code sạch…” Mong manh 
ư? Tôi không đồng ý chút nào. Tôi nghĩ tiền đề đó là một trong những tiền đề mạnh mẽ nhất, nhận được 
sự ủng hộ lớn nhất từ các nhân viên (và tôi nghĩ là Kent biết điều đó). Chúng tôi biết các vấn đề về code 
sạch vì chúng tôi đã phải đối mặt với nó quá lâu rồi. 
Tôi có biết một công ty, vào cuối những năm 80, đã phát hành một ứng dụng X. Nó rất phổ biến, 
và nhiều chuyên gia đã mua và sử dụng nó. Nhưng sau đó, các chu kỳ cập nhật bắt đầu bị kéo dài ra, 
nhiều lỗi thì không được sửa từ phiên bản này qua phiên bản khác, thời gian tải và sự cố cũng theo đó 
mà tăng lên. Tôi vẫn nhớ ngày mà tôi đã ngưng sử dụng sản phẩm trong sự thất vọng và không dùng lại 
nó một lần nào nữa. Chỉ một thời gian sau, công ty đó cũng ngừng hoạt động. 
Hai mươi năm sau, tôi gặp một trong những nhân viên ban đầu của công ty đó và hỏi anh ta 
chuyện gì đã xãy ra. Câu trả lời đã khiến tôi lo sợ : Họ đưa sản phẩm ra thị trường cùng với một đống 
code hỗn độn trong đó. Khi các tính năng mới được thêm vào ngày càng nhiều, code của chương trình 
lại ngày càng tệ, tệ đến mức họ không thể kiểm soát được nữa, và đặt dấu chấm hết cho công ty. Và, tôi 
gọi những dòng code đó là code “rởm”. 
Bạn đã bao giờ bị những dòng code “rởm” gây khó dễ chưa? Nếu là lập trình viên hẳn bạn đã 
từng trải nghiệm cảm giác đó vài lần. Chúng tôi có một cái tên cho nó, đó là bơi (từ gốc: wade – làm 
việc vất vả). Chúng tôi bơi qua những dòng code tởm lợm, bơi trong một mớ lộn xộn những cái bug 
được giấu kín. Chúng tôi cố gắng theo cách của chúng tôi, hy vọng tìm thấy những gợi ý, những manh 
mối hay biết chuyện gì đang xãy ra với code; nhưng tất cả những gì chúng tôi thấy là những dòng code 
ngày càng vô nghĩa. 
Nếu bạn đã từng bị những dòng code “rởm” cản trở như tôi miêu tả, vậy thì – tại sao bạn lại tạo 
ra nó? 
Bạn đã thử đi nhanh? Bạn đã vội vàng? Có lẽ vậy thật. Hoặc bạn cảm thấy bạn không có đủ thời 
gian để hoàn thành nó; hay sếp sẽ nổi điên với bạn nếu bạn dành thời gian để dọn dẹp đống code lộn 
xộn đó. Cũng có lẽ bạn đã quá mệt mỏi với cái chương trình chết tiệt này và muốn kết thúc nó ngay. 
Hoặc có thể bạn đã xem xét phần tồn đọng của những thứ khác mà bạn đã hứa sẽ hoàn thành và nhận ra 
rằng bạn cần phải kết hợp module này với nhau để bạn có thể chuyển sang phần tiếp theo. Yeah! Chúng 
ta đã tạo ra con quỷ như thế đó. 
Tất cả chúng ta đều nhìn vào đống lộn xộn mà chúng ta vừa tạo ra, và chọn một ngày đẹp trời 
nào đó để giải quyết nó. Tất cả chúng ta đều cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy “chương trình lộn xộn” của 
chúng ta hoạt động và cho rằng: thà có còn hơn không. Tất cả chúng ta cũng đã từng tự nhủ rằng, sau 
này chúng ta sẽ trở lại và dọn dẹp mớ hỗ lốn đó. Dĩ nhiên, trong những ngày như vậy chúng ta không 
biết đến quy luật của LeBlanc: SAU NÀY đồng nghĩa với KHÔNG BAO GIỜ! 
 
 




tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương