ChuẩN ĐẦu ra các ngàNH/chuyên ngành đÀo tạO ĐẠi học của học việN Âm nhạc huế



tải về 324.04 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích324.04 Kb.
#32429
1   2   3

. Giới thiệu:

SỨ MẠNG


Học viện Âm nhạc Huế có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực âm nhạc ở trình độ trung cấp, đại học và trên đại học về biểu diễn, sáng tác, lý luận phê bình và sư phạm âm nhạc; nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản âm nhạc đặc trưng nhằm đáp ứng sự nghiệp phát triển nghệ thuật âm nhạc của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN:.

    Được hình thành từ năm 1962 với tên gọi là Trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ Huế, đến năm 1986 sáp nhập với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế với tên gọi là Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế, năm 1994 đổi tên là Trường Đại học Nghệ thuật Huế trực thuộc Đại học Huế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Học viện Âm nhạc Huế trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Học viện Âm nhạc Huế là đơn vị sự nghiệp giáo dục, có chức năng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Âm nhạc truyền thống, đặc biệt là các di sản Âm nhạc được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên... đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về lĩnh vực Âm nhạc ở bậc trung học, đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, biểu diễn Âm nhạc, góp phần giữ gìn và phát triển nền Âm nhạc Việt Nam mà trực tiếp là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

 a) Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể


     Tổ chức khảo sát, sưu tầm, điền dã để thu thập tài liệu băng đĩa các loại hình sinh hoạt âm nhạc và tổ chức biểu diễn âm nhạc truyền thống của toàn bộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đặc biệt là Nhã nhạc Huế và Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, nhằm phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của Thế giới ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

     Tổ chức tổng điều tra, khảo sát và quy hoạch dân ca dân nhạc các vùng miền đặc trưng trong toàn khu vực để kịp thời sưu tầm, lưu giữ, khảo cứu, phát huy và giới thiệu, quảng bá vốn di sản âm nhạc truyền thống của khu vực dưới mọi hình thức, tiến tới việc thành lập Ngân hàng dữ liệu điện tử dân ca dân nhạc, ngành âm nhạc Dân tộc học và nhà Bảo tàng âm nhạc Dân tộc học.


     Có kế hoạch triển khai các công trình nghiên cứu khoa học trong Học viện âm nhạc Huế như biên soạn đề cương môn học, tổ chức biên soạn giáo trình giảng dạy, đặc biệt đối với giáo trình âm nhạc các dân tộc thiểu số, âm nhạc truyền thống, dân ca dân nhạc các tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

b) Đào tạo

     Đào tạo nguồn nhân lực các ngành học, thuộc nhóm ngành âm nhạc theo danh mục các ngành đào tạo đại học, cao đẳng khối Văn hoá Nghệ thuật Thông tin đã được Hội đồng chương trình của Bộ Văn hoá - Thông tin thông qua ngày 31/12/2004, bao gồm: Sáng tác âm nhạc, Lý thuyết (trước đây gọi là ngành lý luận âm nhạc), Chỉ huy, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (với các chuyên ngành Tranh, Tam, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Sáo, Bầu...), Biểu diễn nhạc cụ phương tây (với các chuyên ngành Violon, Cello, Kèn, Guitare, Accordeon, Organ, Piano, Thanh nhạc...và Sư phạm âm nhạc ở bậc cao đẳng, đại học, sau đại học theo các loại hình đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo văn bằng hai, bồi dưỡng nghiệp vụ và tạo nguồn theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và yêu cầu của xã hội cho các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Ngoài các danh mục đào tạo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành, Học viện Âm nhạc Huế ra đời sẽ đề xuất xây dựng thêm các danh mục chương trình đào tạo hệ thống bài bản Nhã nhạc (Âm nhạc Cung đình) và hệ thống bài bản âm nhạc sử dụng trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

c) Biểu diễn

     Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động của Trung tâm Biểu diễn âm nhạc (có Dàn nhạc dân tộc và Dàn nhạc giao hưởng), theo nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, âm nhạc truyền thống nói chung, âm nhạc Cung đình ( Nhã Nhạc) nói riêng với tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần rèn luyện kỹ năng biểu diễn thực hành nghề nghiệp của học sinh - sinh viên và đáp ứng nhu cầu thưởng thức giao lưu âm nhạc của học sinh sinh viên trong Đại học Huế, Khu vực và toàn xã hội, gắn hoạt động của Trung tâm Biểu diễn thực nghiệm và các thiết chế hoạt động âm nhạc khác thông qua các Ban nhạc, Nhóm nhạc.



d) Mục tiêu kinh tế xã hội

     Thông qua phát triển các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trên lĩnh vực âm nhạc, từng bước đẩy mạnh các hoạt động triển khai nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động biểu diễn thực nghiệm và biểu diễn phục vụ nhằm góp phần thúc đẩy, tạo động lực đối với sự phát triển sự nghiệp âm nhạc, văn hoá nghệ thuật nói riêng và kinh tế xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và thành phố Huế - Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, phù hợp với mục tiêu, định hướng chủ yếu của Đảng, Nhà nước đối với khu vực trong giai đoạn mới.

1.2. Cơ sở vật chất:

Học viện Âm nhạc Huế có trụ sở tại số 01 Lê Lợi, Phường Vĩnh Ninh - nằm ở trung tâm Thành phố Huế; có tổng diện tích 59.605m2 (theo QĐ số 136/QĐ-TTg của Thủ tướng) với 4 khu nhà học và làm việc. Toàn bộ hệ thống phòng học các môn tập thể, phòng học các môn chuyên ngành, giảng đường, hội trường được phân bổ trong phạm vi khá tập trung. Vì vậy, sinh viên có thể học tập, đọc sách và tổ chức các hoạt động tại Học viện Âm nhạc Huế một cách thuận lợi.

Hệ thống giảng đường của Học viện hiện nay có 13 phòng học và giảng đường lớn, 43 phòng thực hành cho sinh viên với tổng diện tích 4.895m2, đảm bảo tiêu chuẩn 5,76m2/1 sinh viên. Lớp học bao gồm nhiều loại với diện tích khác nhau tùy theo chức năng của từng phòng học, từ loại nhỏ khoảng 20m2 dành để giảng dạy các lớp có số lượng sinh viên ít (thường để lên lớp giờ cá nhân, 1 giảng viên chỉ dạy cho 1 sinh viên/tiết dạy), hay phòng 40m2 dành cho lớp từ 30 - 50 sinh viên, đến loại phòng với diện tích 100m2 hoặc lớn hơn dành cho lớp từ 100 sinh viên trở lên và các giảng đường lớn phù hợp với từng môn học và chuyên ngành đào tạo.

Hầu hết các phòng thực hành đều được trang bị các loại nhạc cụ phù hợp với chuyên ngành học của sinh viên, các phòng học còn được trang bị máy chiếu, bảng chống lóa, quạt và các trang thiết bị cần thiết khác.

Thư viện của Học viện được đặt tại tầng 2 của khu nhà 3 tầng với diện tích 64m2. Thư viện gồm 1 phòng đọc chứa 30 chỗ ngồi và được trang bị 15 máy vi tính có kết nối mạng internet phục vụ sinh viên và cán bộ giảng viên tra cứu tìm tài liệu.

Học viện có 01 sân bãi để giảng dạy môn Giáo dục thể chất và phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao như: bóng đá mini của sinh viên và cán bộ giảng viên của Học viện với diện tích 500m2.

Học viện có 01 Nhà Đa chức năng với diện tích 193m2, có sức chứa trên 250 chỗ ngồi và được trang cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ biểu diễn như hệ thống âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, điều hòa nhiệt độ với công suất lớn… đủ điều kiện để tổ các cuộc hội họp, biểu diễn, thi cử, tọa đàm …. của cán bộ giảng viên và sinh viên, và 01 phòng đa chức năng có diện tích 84m2 với 50 chỗ ngồi được trang bị máy chiếu, điều hòa, bình nước uống nóng lạnh, tủ trưng bày và nhiều trang thiết bị cần thiết khác.

Ngoài các trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, nghiên cứu khoa học, biểu diễn..., trong năm 2012, Học viện đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp kinh phí để mua 01 cây đàn Grand Piano hiệu Steinway & Sons (Model B 211) đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho hoạt động đào tạo tài năng và biểu diễn của Học viện.

1.3. Chương trình đào tạo:

Từ năm 2011 đến nay, Học viện Âm nhạc chính thức ban hành:

- 06 chương trình khung đào tạo gồm các ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ Phương tây (bao gồm cả chuyên ngành chỉ huy âm nhạc), Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (bao gồm các chuyên ngành âm nhạc Di sản), Sư phạm âm nhạc.

- 339 chương trình chi tiết các học phần cơ sở và chuyên ngành.

- 09 giáo trình cấp Bộ và cấp cơ sở.

- 05 đầu sách nghiên cứu âm nhạc.

Dự kiến đến hết năm 2013 nhà trường sẽ tiếp tục chỉ đạo biên soạn:

- 02 chương trình khung đào tạo liên thông.

- 04 chương trình khung đào tạo trung cấp.

- 10 giáo trình cơ sở môn học.

Năm 2013 sẽ tiếp tục in ấn 04 giáo trình cơ sở môn học đã nghiệm thu năm 2012.

PHỤ LỤC 2



Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự

2.1. Cơ cấu tổ chức: Số CBCC:



- Ban Giám đốc:

Giám đốc: 01; Phó Giám đốc: 01



- 07 Phòng chức năng:

+ Văn phòng: 31

+ Phòng Tổ chức cán bộ: 06

+ Phòng Đào tạo: 16

+ Phòng Công tác học sinh - sinh viên: 08

+ Phòng Quản lý Khoa học - Đối ngoại: 14

+ Phòng Kế hoạch - Tài chính: 05

+ Phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng giáo dục: 05

- 09 Khoa:

+ Khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy: 15

+ Khoa Giao hưởng: 12

+ Khoa Piano - Accordeon - Organ: 09

+ Khoa Âm nhạc Di sản: 08

+ Khoa Âm nhạc Truyền thống: 17

+ Khoa Thanh nhạc - Guitare: 12

+ Khoa Sư phạm Âm nhạc: 11

+ Khoa Cơ bản: 09

+ Khoa Tại chức: 06

+ Bộ môn Giáo dục thể chất và ANQP: 05

- 12 đơn vị trực thuộc:

+ Viện Nghiên cứu Âm nhạc: 17

+ Trung tâm Biểu diễn Âm nhạc: 18



+ Tổ quản trị Web: 02

+ Dàn nhạc Giao hưởng: 09

+ Dàn nhạc Dân tộc tổng hợp: (Người góp)

+ Dàn Hợp xướng: nt

+ Dàn nhạc Guitar: nt

+ Dàn Nhã nhạc: nt

+ Dàn nhạc Kèn: nt

+ Dàn nhạc Dây: nt

+ Ban nhạc Trẻ: nt

*Văn phòng Đảng ủy: 02

*Văn phòng Đoàn: 01

2.2. Đội ngũ:


Tính đến ngày 23 tháng 9 năm 2013, tổng số CBCC trong toàn Học viện là 247 người với tỷ lệ cơ cấu như sau:


- Hưởng lương biên chế nhà nước: 80

- Hưởng lương từ nguồn tự chủ của Học viện: 167

Về phân loại theo vị trí công việc :

- Cán bộ quản lý giáo dục: 54

(trong đó có 11 người là chuyên viên, số còn lại kiêm giảng viên 43 người)

- Giảng viên, giáo viên: 122

- Nhân viên: 88

- Phục vụ: 21

Hiện nay, Học viện có 01 tiến sĩ, 33 thạc sĩ, 04 nghiên cứu sinh (03 trong nước, 01 nước ngoài), 62 người đang học cao học; 174 CB có trình độ đại học, 35 người dưới đại học. Dù số lượng cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, nhưng trong xu thế phát triển hiện nay, Học viện Âm nhạc Huế cần được tiếp tục bổ sung và phát triển đội ngũ.

PHỤ LỤC 3



Sơ đồ tổ chức bộ máy Học viện Âm nhạc Huế năm 2013

PHỤ LỤC 4



Dự án xây dựng Học viện Âm nhạc Huế

Tên dự án: Dự án Đầu tư xây dựng Học viện Âm nhạc Huế.

Tổng diện tích: 48.129 m2.

- Khối giảng đường + hiệu bộ:

+ Hiệu bộ: 600 m2

+ Giảng đường: 4.340m2

- Nhà hát: 3.700m2 (1000 chỗ ngồi)

- Khoa Âm nhạc di sản + khối phụ trợ học tập:

+ Khoa Âm nhạc di sản: 700m2

+ Thư viện và bảo tàng: 754m2

- Khu phục vụ sinh hoạt cho HS-SV:

- Ký túc xá: 782m2

- Quảng trường kết hợp với sân khấu ngoài trời: 3800m2

- Khu rèn luyện thể chất:

- Nhà thể thao đa năng: 1.376m2

- Sân thể thao ngoài trời: 1.200m2


Quy hoạch tổng thể và Phương án kiến trúc Học viện Âm nhạc Huế

(Đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phê duyệt)





tải về 324.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương