CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 384.76 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích384.76 Kb.
#4551
1   2   3   4   5

b) Không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc phục hồi môi trường theo đúng quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 32. Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố tràn dầu trong hoạt động dầu khí, hàng hải và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không trang bị phương tiện phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;

b) Không có phương án, phòng, chống rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu theo quy định;

c) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu dưới 2 tấn.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 2 tấn đến dưới 50 tấn.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 50 tấn đến dưới 100 tấn.

5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu từ 100 tấn đến dưới 2.000 tấn.

6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây ra sự cố rò rỉ dầu, cháy nổ dầu, tràn dầu với khối lượng dầu trên 2.000 tấn.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 33. Vi phạm các quy định về ứng cứu, khắc phục sự cố môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi phát hiện sự cố môi trường;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành hoặc chấp hành không đúng lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố môi trường.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện những biện pháp thuộc trách nhiệm của mình để kịp thời khắc phục sự cố môi trường.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi gây sự cố môi trường.

5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà không thực hiện khắc phục sự cố môi trường.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 34. Vi phạm các quy định về cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường khi không đủ điều kiện theo quy định.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 35. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường như sau:

a) Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền phí chậm nộp đối với hành vi chậm nộp phí;

b) Phạt 10% số tiền phí thiếu đối với hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phí phải nộp;

c) Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền phí đối với hành vi trốn nộp phí.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các tổ chức, cá nhân không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật về phí, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 36. Vi phạm các quy định về thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền;

b) Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải, về chất thải từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định;

b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường.

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán, kết quả điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin gây hậu quả nghiêm trọng.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 4 và khoản 6 Điều này.

Điều 37. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;

b) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại các thiết bị và công trình bảo vệ môi trường.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải tháo dỡ, di dời công trình, cây trồng trong trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải khôi phục lại trình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Điều 38. Vi phạm quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu đối thoại hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 39. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây khó khăn cho công tác điều tra, nghiên cứu, kiểm soát, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ;

c) Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của người thi hành công vụ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Cản trở công tác của đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính, quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm hành chính của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

b) Hành hung người đang thi hành công vụ.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các yêu cầu của người hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

MỤC 2. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, h, i, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất chất thải, phế liệu, hàng hóa, vật phẩm và phương tiện nhập khẩu không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường đã đưa vào trong nước;

h) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

i) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Cảnh sát môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Trưởng Công an cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu hủy, hàng hóa, vật phẩm, gây ô nhiễm môi trường;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

3. Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng Công an cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, h, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l và điểm m khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc trong thời hạn ấn định phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận;

h) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường;

i) Buộc di dời cây trồng gây ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.

2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, vật phẩm, sinh vật gây ô nhiễm môi trường;

e) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc phục hồi môi trường; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

h) Áp dụng các biện pháp quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k và điểm l khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 40, 41 và Điều 42 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 44. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng theo các quy định tại Chương VI Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 40; khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 42 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.

Đối với các trường hợp khác, việc thực hiện ủy quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Tước quyền sử dụng giấy phép

1. Khi quyết định tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, người có thẩm quyền phải lập biên bản, ghi rõ lý do tước quyền sử dụng giấy phép theo các nội dung quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời phải buộc đình chỉ hoạt động.

Việc tước quyền sử dụng giấy phép chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40; khoản 3 và khoản 4 Điều 41; khoản 2, 3 và 4 Điều 42 và Điều 43 của Nghị định này. Quyết định phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử lý, đồng thời thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.

Người có thẩm quyền quy định tại Điều 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này có quyền đề nghị cơ quan cấp giấy phép môi trường thu hồi giấy phép.

2. Khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân được sử dụng giấy phép.

Điều 46. Những quy định khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 40, 41, 42 và Điều 43 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phải căn cứ vào quy định của pháp luật, mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính gây ra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả phải thi hành các hình thức xử phạt đó trong thời hạn mười ngày sau khi được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp không thi hành sẽ bị cưỡng chế trong thời gian quy định. Chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chịu trách nhiệm.

3. Trong trường hợp các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường phải tịch thu hoặc tiêu hủy thì khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người quyết định, người bị phạt, người làm chứng và xử lý tang vật vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt.

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị phạt tiền thì phải nộp tiền phạt tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi và được nhận biên lai thu tiền phạt.


Каталог: data -> files -> file -> 01 2010
01 2010 -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
file -> QUỐc hội luật số: 38/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
01 2010 -> Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
file -> Nghị định số 33/2002/NĐ-cp ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước
01 2010 -> LUẬT ĐẦu tư CỦa quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 59/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005
01 2010 -> BỘ NỘi vụ ––––– Số: 10/2006/QĐ-bnv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
01 2010 -> LUẬT ĐẤu thầu của quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 61/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005

tải về 384.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương