CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc



tải về 384.76 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích384.76 Kb.
#4551
1   2   3   4   5

2. Thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Quỹ bảo vệ môi trường địa phương.

Chương 3


TẠM THỜI ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, BUỘC DI DỜI, CẤM HOẠT ĐỘNG, CÔNG KHAI THÔNG TIN ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Điều 48. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động, công khai thông tin

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do cơ quan có thẩm quyền ban hành mà không thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong thời hạn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đã bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm g khoản 2, điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm g khoản 4, điểm b, c và điểm d khoản 5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 3, điểm e và điểm g khoản 4, điểm đ, e và điểm g khoản 5, điểm d, đ, e và điểm g khoản 6, điểm b và điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 và khoản 5 Điều 14; điểm h khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 4 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều 33 của Nghị định này.

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng là cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường liên tục, kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không chấp hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của cơ quan có thẩm quyền.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Cơ sở sản xuất, kho tàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cấm hoạt động:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã bị tạm thời đình chỉ hoạt động mà trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định này nhưng tiếp tục thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Nghị định này;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị cấm hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 03 số báo liên tiếp của Báo Tài nguyên và Môi trường và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác đối với các vi phạm quy định tại điểm g khoản 2; điểm e và điểm g khoản 3, điểm đ, e và điểm g khoản 4; khoản 5 và khoản 6 Điều 10; điểm g khoản 4, điểm e và điểm g khoản 5, điểm đ, e và điểm g khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 11; khoản 4 Điều 12; điểm b khoản 2 Điều 13; Điều 15; điểm đ, e, g và điểm h khoản 3; khoản 4 và khoản 5 Điều 16; khoản 3 Điều 17; khoản 3 Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 20; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; khoản 3 Điều 22; khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 23; khoản 3 Điều 24; khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 26; khoản 2 Điều 28; khoản 4 Điều 29; khoản 2 và khoản 3 Điều 31; khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 32; khoản 4 và khoản 5 Điều 33; khoản 2 Điều 34.

Điều 49. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

2. Thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

b) Trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 48 của Nghị định này, sau khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoành chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt là Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác mà thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động thì trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ để ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động.

Quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động phải ghi rõ lý do tạm thời đình chỉ hoạt động, thời hạn tạm thời đình chỉ hoạt động để bảo đảm thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường, thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ, các biện pháp bảo vệ môi trường phải thực hiện, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động;

d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan;

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị tạm thời đình chỉ hoạt động vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động được ghi trong quyết định.

3. Nội dung quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ được được phép hoạt động trở lại sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận đã hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường ghi trong quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động.

Điều 50. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này.

2. Thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 48 của Nghị định này:

a) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều 24 và điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này thì trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Trường hợp Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường và người có thẩm quyền xử phạt khác ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo quyết định xử phạt và một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp buộc di dời thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ nêu tại điểm a và điểm b khoản này:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền;

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời.

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời.

d) Quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải ghi rõ lý do buộc di dời, thời điểm bắt đầu áp dụng hình thức buộc di dời, thời hạn phải hoàn thành việc di dời, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức buộc di dời.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức buộc di dời phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức buộc di dời quy định tại điểm b khoản 2 Điều 48 của Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện việc di dời của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời.

Trong thời hạn thực hiện quyết định cưỡng chế buộc di dời, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ buộc di dời bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định bao gồm cả việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động và biện pháp cưỡng chế buộc di dời.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức buộc di dời được quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

Điều 51. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động

1. Thẩm quyền áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này;

2. Thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 48 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo thẩm quyền hoặc gửi văn bản kiến nghị kèm theo một bộ hồ sơ vụ việc cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp cấm hoạt động thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động;

d) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động;

đ) Quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải ghi rõ lý do cấm hoạt động, thời điểm phải chấm dứt hoạt động, thời hạn thực hiện các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động, cơ quan giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ sở bị buộc áp dụng hình thức cấm hoạt động;

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động phải được gửi cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cấm hoạt động, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị buộc di dời và các cơ quan có liên quan.

3. Đối với trường hợp bị áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày quyết định ban hành Danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của người có thẩm quyền có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức giám sát thực hiện quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5. Nội dung quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động quy định tại Điều này phải được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đăng trong 03 số liên tiếp trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

6. Cơ sở bị cấm hoạt động phải thực hiện các biện pháp di dời, bảo quản, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các chất dễ cháy, dễ gây nổ, có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh, có chất độc hại đối với sức khoẻ người và gia súc, gia cầm, phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh khi cơ sở bị cấm hoạt động theo quy định của pháp luật.

7. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động:

Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị áp dụng hình thức cấm hoạt động không chấm dứt hoạt động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.

Điều 52. Biện pháp cưỡng chế, trường hợp bị cưỡng chế và thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1. Biện pháp cưỡng chế:

a) Ngừng cung cấp điện, nước và các dịch vụ có liên quan;

b) Cưỡng chế tháo dỡ công trình, máy móc, thiết bị;

c) Phong tỏa tài khoản tiền gửi;

d) Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;

đ) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không chấp hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động thì bị cưỡng chế như sau:

a) Bị áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động;

b) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định buộc di dời;

c) Bị áp dụng một hoặc các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để cưỡng chế thi hành quyết định cấm hoạt động.

3. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là quyết định cưỡng chế).

Điều 53. Quyết định cưỡng chế

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế.

2. Quyết định cưỡng chế bao gồm các nội dung chính sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ đơn vị của người ra quyết định cưỡng chế; tên cơ sở, địa chỉ trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế; tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.

3. Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; quyết định cưỡng chế phải được gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Điều 54. Thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế

1. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động:

a) Quá thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời đình chỉ hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn tiếp tục hoạt động hoặc khi phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tự ý tháo dỡ niêm phong thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

2. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời:

a) Quá thời hạn phải hoàn thành việc di dời mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa hoàn thành việc di dời thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

3. Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động:

a) Hết thời hạn phải hoàn thành việc chấm dứt hoạt động mà cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa chấm dứt hoạt động thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ra quyết định cưỡng chế.

Điều 55. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định cưỡng chế.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện việc cưỡng chế.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.

Điều 56. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế khi có yêu cầu.

2. Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp điện, nước và các dịch vụ liên quan ngừng cung cấp dịch vụ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị cưỡng chế kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

3. Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác thực hiện các biện pháp phong tỏa tài khoản tiền gửi kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

4. Thủ trưởng cơ quan thuế thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn kể từ thời điểm thực hiện cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm cưỡng chế quy định trong quyết định cưỡng chế.

Điều 57. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

1. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động do người có thẩm quyền quyết định trong quyết định cưỡng chế.

2. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức buộc di dời do người có thẩm quyền quyết định trong quyết định cưỡng chế.

3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động chấm dứt hiệu lực kể từ khi cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoàn thành thủ tục giải thể cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 58. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động có thẩm quyền áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động phải ghi rõ lý do áp dụng biện pháp công khai thông tin về tình hình ô nhiễm, nội dung thông tin, tên báo, trang tin điện tử đăng công khai thông tin.

3. Người đã ra quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động, thủ trưởng cơ quan nơi người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động và văn bản đề nghị công khai thông tin đến báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

Nội dung thông tin cần công khai bao gồm: tên đăng ký kinh doanh, tên thương mại, tên tổ chức, cá nhân vi phạm, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính; địa chỉ trụ sở chính của cơ sở kinh doanh, dịch vụ, tổ chức có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường; quá trình vi phạm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra; hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, thời gian khắc phục hậu quả.

4. Báo, cơ quan phụ trách trang tin điện tử khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai tại số báo hoặc lần đăng tải liền sau đó.

Điều 59. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chương 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 60. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm 05 mẫu biên bản và 14 mẫu quyết định để sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Điều 61. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và lực lượng Cảnh sát môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG



Nguyễn Tấn Dũng
Каталог: data -> files -> file -> 01 2010
01 2010 -> Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
file -> QUỐc hội luật số: 38/2009/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
01 2010 -> Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc
file -> Nghị định số 33/2002/NĐ-cp ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước
01 2010 -> LUẬT ĐẦu tư CỦa quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 59/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005
01 2010 -> BỘ NỘi vụ ––––– Số: 10/2006/QĐ-bnv cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
01 2010 -> LUẬT ĐẤu thầu của quốc hội nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số 61/2005/QH11 ngàY 29 tháng 11 NĂM 2005

tải về 384.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương