Chương V keo ðẤt và khả NĂng hấp phụ CỦA ÐẤT


Ảnh hưởng của keo đất, khả năng hấp phụ đến tính chất đất và chế độ bón phân và cải tạo đất



tải về 188.02 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích188.02 Kb.
#30554
1   2   3

3. Ảnh hưởng của keo đất, khả năng hấp phụ đến tính chất đất và chế độ bón phân và cải tạo đất

3.1. Quan hệ giữa keo đất với quá trình hình thành đất


+ Kaolinit là keo sét điển hình cho quá trình hình thành đất nhiệt đới ẩm, montmorilonit đặc trưng cho quá trình hình thành đất ôn đới. Keo sét đặc trưng của một số loại đất thế giới như sau (theo J. Toth)


Loại đất

Keo sét đặc trưng

Ðất tundra

Illit

Ðất nâu hạt dẻ

Montmorilonit

Ðất chernozem

Illit + Montmorilonit

Ðất đồng cỏ ẩm

Montmorilonit

Ðất potzon

Illit

Ðất đỏ vàng potzon hoá

Kaolinit

Ðất feralit nhiệt đới

Kaolinit + halluazit

Ðất mùn gley

Montmorilonit

Ðất mùn cacbonat

Montmorilonit + kaolinit

Ðất phù sa và đất mặn

Illit + kaolinit + haluazit

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cường độ phá huỷ đá giảm, quá trình hình thành đất cũng thay đổi, tỷ lệ keo sét giảm nhưng tỷ lệ keo hữu cơ tăng.

+ Tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong keo sét liên quan mật thiết với mức độ phong hóa, rửa trôi và mức độ biến đổi trong quá trình hình thành đất:




Tỷ lệ SiO2/Al2O3

Quá trình hình thành đất

< 2

Quá trình alit

> 3

Quá trình sialit

2 - 3

Trung gian giữa 2 quá trình trên

 

3.2. Quan hệ giữa keo đất với lý tính đất


+ Ảnh hưởng của hiện tượng tụ keo và tán keo đến trạng thái kết cấu đất: trong đất, keo thường ở trạng thái tụ (gel), ở đất ẩm một phần các hạt keo tồn tại ở trạng thái tán (sol). Dù keo đất ở trạng thái tán ít vẫn có hại cho đất vì nó làm cho đất bí. Hiện tượng tụ keo làm cho các hạt đất dính lại với nhau tạo thành hạt kết có độ lớn khác nhau. Nếu gel không trở lại trạng thái sol thì những hạt kết này bền, còn khi gel phần nào biến thành sol thì hạt kết dễ nát vụn, đất có kết cấu không bền. Hiện tượng keo tán không lợi cho đất vì phá vỡ kết cấu, rửa trôi các hạt keo làm cho đất trở nên xấu.

+ Ảnh hưởng của thành phần cation hấp phụ đến kết cấu đất: nếu keo hấp phụ nhiều cation hoá trị 1 như Li+, Na+, K+ thì tỷ lệ các hạt keo và các hạt kết kích thước bé từ 0,005 - 0,002mm tăng lên nhiều. Ngược lại khi hấp phụ nhiều cation hoá trị 2 thì tỷ lệ các hạt kết có kích thước lớn từ 0,02 - 0,25mm tăng lên rất nhiều (bảng 5.12).

+ Ảnh hưởng của tính trương, co của keo đất đến lý tính đất: do tính trương co của keo đất làm cho thể tích đất bị thay đổi, đất bị nứt nẻ khi khô và nhão nhoét khi mưa, ảnh hưởng đến chế độ nước và chế độ khí trong đất cũng như sự phát triển của bộ rễ cây. Ðất càng chứa nhiều keo sét đất trương co càng mạnh, keo thuộc nhóm montmorilonit trương co mạnh hơn keo nhóm kaolinit.

Bảng 5.12. Quan hệ giữa thành phần cation hấp phụ với hạt kết trong đất


Cation hấp phụ

Tỷ lệ % hạt kết

> 0,02mm

0,02 - 0,002mm

< 0,002mm

Li+

10,53

35,94

53,53

Na+

11,74

37,48

50,58

K+

32,09

33,32

34,59

Mg2+

54,97

38,02

7,11

Ca2+

56,33

36,35

7,32

Be2+

53,90

37,66

9,04



3.3. Quan hệ giữa keo đất với hoá tính đất


Thành phần cation hấp phụ trên keo còn ảnh hưởng đến hoá tính đất. Trên mặt hạt keo luôn luôn tồn tại nhiều loại cation nhưng cation nào chiếm ưu thế thì nó ảnh hưởng rõ rệt đến hoá tính đất.

+ Những đất giàu Ca2+ và Mg2+ có phản ứng trung tính hơi kiềm và độ no bazơ cao (đất phù sa ngoài đê sông Hồng có BS > 80%).

+ Nếu tỷ lệ Mg2+ dưới 15% dung tích hấp phụ thì không có hại gì đến tính chất đất, khi lớn hơn tỷ lệ này sinh ra hiện tượng mặn magiê (vùng Trung Á ven Hắc Hải).

+ Những đất chứa nhiều H+ và Al3+ trong thành phần cation hấp phụ sẽ có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (đất feralit, đất đỏ, đất vàng, đất potzon, đất phù sa chua).

+ Những đất có nhiều Na+ trong thành phần cation hấp phụ sẽ có tính kiềm (đất mặn kiềm).

+ Các cation K+ và NH4+ ở dạng hấp phụ tương đối ít và cây dễ dàng hấp thụ chúng, vì vậy các cation này ít ảnh hưởng đến tính chất của đất.

+ Ðất càng nhiều keo tính đệm của đất càng cao.

3.4. Quan hệ giữa khả năng hấp phụ của đất với chế độ bón phân và cải tạo đất


* Với chế độ bón phân

Chế độ bón phân cho các loại đất khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng hấp phụ của đất:

+ Ðối với đất có khả năng hấp phụ cao, khi bón phân có thể tập trung bón lót, bón lượng phân lớn, còn đất có khả năng hấp phụ nhỏ không nên bón lót nặng, cần bón thúc vào các giai đoạn sinh trưởng cây cần nhiều dinh dưỡng để tăng hiệu quả của phân bón.

+ Bón phân khoáng không kèm theo bón vôi làm độ chua của đất tăng lên rất nhanh, làm giảm mức độ bão hoà bazơ của đất, tăng hàm lượng H+, Al3+ đôi khi cả K+ trong thành phần cation trao đổi của đất.

+ Khi sử dụng phân đạm có chứa gốc NO3-, nên hạn chế bón cho các cây trồng trong điều kiện ngập nước để giảm sự mất đạm do quá trình rửa trôi và phản nitrat hoá.

+ Bón vôi cho các đất chua trước khi sử dụng phân lân để hạn chế sự cố định các ion phosphat bởi sắt và nhôm.

+ Khi bón phân kali cần chú ý sự cố định kali bởi các keo sét, đặc biệt các keo nhóm hydromica.

* Với các biện pháp cải tạo đất

+ Phản ứng trao đổi cation của keo đất là cơ sở khoa học của biện pháp hoá học cải tao đất. Trên cơ sở các phản ứng này có thể sử dụng vôi để cải tạo các đất chua, hoặc sử dụng thạch cao để cải tạo các đất mặn kiềm

[KÐ]2H+ + CaCO3  [KÐ]Ca2+ + H2O + CO2

[KÐ]2Na+ + CaSO4  [KÐ]Ca2+ + Na2SO4

+ Sử dụng nước ngọt để cải tạo các đất mặn (rửa Cl-, SO42-). Khi sử dụng nước tưới, nước rửa mặn, chú ý hàm lượng Na+ trong nước để tránh nguy cơ mặn kiềm hoá đất.

 

4. Biện pháp duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất


Như các phần trên đã trình bày, phức hệ keo ảnh hưởng lớn tới thành phần và nồng độ dung dịch đất, tính chất lý học, hoá học, chế độ nước và khí của đất, điều kiện phát triển của vi sinh vật... Vì vậy muốn bảo vệ và nâng cao độ phì đất cần tìm cách duy trì, tăng cường và thay đổi thành phần, số lượng keo đất.

+ Ðất cát chứa rất ít keo, khả năng hấp phụ kém, tính giữ phân kém. Vì vậy đối với loại đất này cần tăng keo bằng cách bón đất sét kết hợp với phân hữu cơ để tăng phức hệ hấp phụ cho đất, tăng độ dính hạt kết làm cho nó trở nên bền. Ở Hungari cải tạo đất cát bằng cách trộn đất sét với phân hữu cơ làm thành lớp dày 2 - 3 cm đem ủ rồi bón cho đất cát. Ðó là phức hệ keo sét mùn có khả năng tạo cho đất nhiều đặc tính tốt mà riêng phân chuồng không thể có được. Dĩ nhiên, không phải đất sét nào cũng bón được cho đất nhẹ, ví dụ đất sét mặn không cải tạo được đất cát, ở miền Bắc nước ta việc dùng bùn ao hoặc cầy sâu lật sét dưới sâu lên kết hợp với phân hữu cơ để cải tạo đất thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc màu.

+ Phù sa các sông lớn chứa nhiều keo có thể dùng tưới cho ruộng nhiều cát, đó cũng là biện pháp tăng lượng keo đất.

+ Bón phân hữu cơ và vô cơ còn là biện pháp thay đổi thành phần ion hấp phụ của keo. Các ion OH-, COO- và SiO32-...có thể làm cho các muối phosphat trở thành dễ tan hơn. Ví dụ bón natri silicat:

Na2SiO3 + H2O = H2SiO3 + 2NaOH

H2SiO3 + Ca3(PO4)2(khó tan) = 2CaHPO4(dễ tan) + CaSiO3

hoặc bón phân hữu cơ:

R(COOH)2 + Ca3(PO4)2(khó tan) = R(COO)2 - Ca + 2CaHPO4(dễ tan)

+ Ðối với những đất thành phần cơ giới quá nặng không phù hợp yêu cầu cây trồng có thể cải tạo bằng cách bón cát, bón đất phù sa thô, bón nhiều phân hữu cơ và trồng cây phân xanh.

+ Ðối với những loại đất có khả năng hấp phụ thấp có thể bón vào đất các khoáng vật có dung tích trao đổi cation cao như bentonit, zeolit để nâng cao dung tích hấp phụ cho đất.

 

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm keo đất, các đặc tính cơ bản của keo và phân loại keo đất?

2. Ðặc điểm của các loại keo sét chính trong đất, thành phần của keo trong các loại đất chính của Việt Nam?

3. Khả năng hấp phụ của đất là gì? Các dạng hấp phụ của đất, biện pháp duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất?



4. Quan hệ giữa keo đất, khả năng hấp phụ của đất với tính chất của đất và chế độ bón phân, cải tạo đất?
tải về 188.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương