Chương trình



tải về 1.4 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích1.4 Mb.
#21247
  1   2   3   4   5   6   7
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện Nghị quyết số 09/NQCP của Chính Phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp, trong những năm qua Bộ Nông Nghiệp-PTNT đã tập trung cao cho công tác quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp vùng và tỉnh, thành. Trong đó, công tác điều tra lập bản đồ đất và đánh giá thích nghi đất đai cấp tỉnh (tỷ lệ 1/50.000 và 1/100.000) đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế sản xuất ở các địa phương cho thấy, việc thực hiện các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỷ lệ bản đồ trung bình và lớn (1/25.000 và 1/50.000) tương ứng với quy mô hành chánh cấp huyện thường có tính khả thi cao hơn. Do vậy, cần thiết phải tiến hành Chương trình “Điều tra bổ sung xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai tỷ lệ 1/25.000 và 1/50.000 phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp Huyện” nhằm xác định số lượng, chất lượng và phân bố của các loại hình sử dụng đất nông-lâm-ngư nghiệp theo từng mức độ thích nghi đất đai nhằm phục vụ yêu câu chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.


Huyện Đầm Dơi là một trong những huyện ven biển của tỉnh Cà Mau ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Đầm Dơi có những hạn chế quan trọng là đất bị Phèn, nước nhiễm Mặn và không có nguồn nước ngọt tưới cho sản xuất, các hạn chế này đã chi phối khả năng sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Trong thực tế sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp những năm qua, do những hạn chế này (chủ yếu là điều kiện đất và nguồn nước) phối hợp với những biến động của thị trường nông sản đã thúc bách nông dân địa phương tự chuyển đổi sản xuất trên đất đai của họ. Một trong những hướng chuyển đổi sản xuất quan trọng ở địa bàn này là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Chương trình “Điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cấp Huyện” thực hiện ở ĐBSCL trong 2 năm (2005-2007) đã chọn Huyện Đầm Dơi là địa bàn triển khai nhằm đánh giá lại khả năng thích nghi đất đai hiện nay của Huyện, qua đó đề xuất phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm khai thác hợp lý và bền vững hơn tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn Huyện Đầm Dơi.
Báo cáo này trình bày các kết quả của công tác “Điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Huyện Đầm Dơi (Tỉnh Cà Mau)” thực hiện trong năm 2005.


CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - HÀNH CHÁNH VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

HUYỆN ĐẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU
1. Vị trí địa lý, hành chánh Huyện Đầm Dơi
Huyện Đầm Dơi là một trong những huyện có quy mô diện tích lớn của Tỉnh Cà Mau thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 82.607ha (theo số liệu Sở Tài Nguyên-Môi trường tỉnh Cà Mau, ngày 01/01/2005), nằm ở khu vực Bán Đảo Cà Mau, có địa giới hành chánh như sau (Hình 1):

  • Phía bắc giáp Thị xã Cà Mau

  • Phía đông giáp Biển Đông

  • Phía tây giáp huyện Cái Nước và

  • Phía nam giáp huyện Năm Căn.

Toàn huyện được chia thành 13 đơn vị hành chánh, gồm 12 xã và thị trấn Đầm Dơi là huyện lỵ (Hình 2). Trong đó, xã Quách Phẩm Bắc được tách ra từ xã Quách Phẩm theo Nghị định số 42/1999/NĐ-CP ngày 25/6/1999 của Chính Phủ, xã Tạ An Khương Nam và Tạ An Khương Đông được tách ra từ xã Tạ An Khương theo Nghị định số 41/2000/NĐ-CP ngày 29/8/2000 của Chính Phủ. Trên địa bàn huyện có lâm ngư trường Đầm Dơi thuộc địa phận các xã Nguyễn Huân, Tân Tiến, Tân Thuận. Các đơn vị hành chánh hiện nay như sau :




1. Thị trấn Đầm Dơi

1.055 ha




8. Xã Tân Duyệt

8.594 ha

2. Xã Tạ An Khương

3.778 ha




9. Xã Tân Tiến

9.463 ha

3. Xã Tạ An Khương Đông

3.655 ha




10. Xã Quách Phẩm

3.780 ha

4. Xã Tạ An Khương Nam

3.106 ha




11. Xã Quách Phẩm Bắc

3.622 ha

5. Xã Trần Phán

7.487 ha




12. Xã Thanh Tùng

9.019 ha

6. Xã Tân Đức

6.351 ha




13. Xã Nguyễn Huân

11.731 ha

7. Xã Tân Thuận

10.965 ha









Huyện Đầm Dơi có chiều dài bờ biển là 22 km, có cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn...là tiền đề phát triển kinh tế biển.Với vị trí địa lý và hành chính như trên, huyện Đầm Dơi có vị thế khá đặc biệt do một mặt là đường bờ biển, lại nằm trên nền địa hình khá bằng phẳng và thấp trũng, kèm theo một hệ thống kênh rạch và lạch triều chằng chịt, nên nước mặn có khả năng thâm nhập sâu và làm cho phần lớn đất đai đều bị mặn. Mặc dù đất và nước mặn có những hạn chế cho phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp, song lại là nguồn tài nguyên qúy giá cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, làm muối và phát triển rừng ngập mặn. Song song với tài nguyên nước mặn, sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng nhất so với cả nước.


2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1 Dân số và lao động

- Dân số huyện tính đến năm 2004 là 180.918 người (gồm 34.370 hộ), chiếm khoảng 15% về dân số so với toàn tỉnh. Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc sinh sống, người Kinh có 163.380 người, chiếm 97,6%; người Khmer chiếm 2% dân số sinh sống ở các xã Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Tân Tiến. Ngoài ra, các dân tộc khác chiếm 0,4% dân số.


- Năm 2004, mật độ dân số toàn huyện là 219 người/ km2, tăng 18 người/km2 so với năm 1991, thấp hơn mật độ dân số toàn tỉnh. Dân cư phân bố không đều giữa các xã, tập trung ở các thị tứ và cửa biển, vàm kênh. Trung bình một điểm dân cư của huyện có khoảng 361 hộ với 1950 nhân khẩu. Dân số thành thị của huyện tăng từ 4864 người năm 1991 lên 6833 người, tỷ lệ dân số đô thị năm 2004 đạt 4,5 %. Đây là huyện có tỷ lệ dân số đô thị thấp nhất so với các huyện trong tỉnh. Tỷ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,6%.


- Lao động trong độ tuổi 16-60 có 100.970 người, chiếm tỷ trọng 51,8% dân số, lao động đang làm việc thường xuyên trong nền kinh tế là 99.294 người. Nhìn chung, lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt, hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 2500 người. Tuy vậy, số lao động chưa có việc làm vẫn còn nhiều. Năm 2005, còn khoảng 24% lao động thiếu việc làm khoảng 3 tháng và 3% số người thiếu việc làm từ 6 tháng trở lên. Trong số lao động đang làm việc thường xuyên, có khoảng 97% không có bằng chuyên môn kỹ thuật, chỉ có 1,4% trung học chuyên nghiệp, 0,3% cao đẳng và 2,7% đại học.
2.2 Đặc điểm văn hoá - xã hội
- Những năm qua, Huyện đã đẩy mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội, phấn đấu phát triển giáo dục - đào tạo, y tế và các vấn đề xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.  Đến năm 2005, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, từng bước triển khai phổ cập giáo dục Phổ thông trung học ở thị trấn Đầm Dơi và một số xã có điều kiện, mở rộng các hình thức đào tạo nghề. Khoảng 50% số khóm ấp được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 giảm xuống dưới 8% (theo tiêu chí hộ nghèo trước đây), ngoài ra đã thực hiện tái định cư cho những hộ dân ở vùng ven biển, vùng bị sạt lở.
- Trong những năm qua, huyện thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng trường học theo dự án kiên cố hoá trường học lớp học của tỉnh Cà Mau. Đầu tư nâng cấp mở rộng Trung tâm y tế huyện, tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở. Xây dựng trung tâm Văn hoá - Thể dục thể thao của huyện và đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá xã.
- Nhằm từng bước nâng cao mức sống nhân dân, huyện đã xây dựng hệ thống lưới điện theo quy hoạch phát triển  hệ thống lưới điện của huyện, đảm bảo điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng đồng bào dân tộc Khmer, nâng sản lượng điện thương phẩm bình quân đầu người năm 2005 là 150 KWh. Đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại thị trấn Đầm Dơi đạt tiêu chuẩn chợ loại I; nâng cấp các chợ Vàm Đầm, Chà Là, Cái Keo đạt tiêu chuẩn chợ loại II; chợ Thanh Tùng, Tân Tiến đạt tiêu chuẩn chợ loại III.
2.3 Đặc điểm kinh tế huyện Đầm Dơi

 

- Từ năm 2000 đến nay, kinh tế thuỷ sản phát triển ngày càng nhanh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế huyện Đầm Dơi. Diện tích nuôi thuỷ sản ngày càng được mở rộng. Huyện đã quy hoạch phương án chuyển đổi phần lớn diện tích trồng lúa nhiễm phèn mặn không có hiệu quả sang nuôi tôm. Từ đó, dịch vụ kinh tế thuỷ sản phát triển khá, nhất là lĩnh vực cung ứng tôm giống; công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng có tốc độ tăng nhanh.


- Mức tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 12,2%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2005 là 550 USD. Cơ cấu kinh tế (%) hiện nay như sau:

+ Ngư nông lâm nghiệp:       62,0 %        


  + Công nghiệp, xây dựng:    17,0 %       
  + Dịch vụ:                            21,0  %     

- Về phát triển ngư - nông- lâm nghiệp, hiện nay Huyện Đầm Dơi tập trung phát triển nuôi thủy sản, vùng phía Tây của huyện thực hiện sản xuất luân canh tôm – lúa theo quy hoạch chuyển đổi sản xuất ngư nông lâm nghiệp để phát triển bền vững; vùng phía Đông của huyện đang từng bước mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp để tăng nhanh sản lượng tôm nuôi. Huyện cũng đã khuyến khích nông dân thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, khôi phục và bảo vệ rừng trên diện tích lâm phần, nhất là rừng phòng hộ ven biển. Phát triển khai thác hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá. Sản lượng thủy hải sản toàn Huyện năm 2005 đạt 51.000 tấn, trong đó có 32.000 tấn tôm, diện tích đất lâm nghiệp có rừng ổn định ở 8.550 ha.


- Phát triển công nghiệp : chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu và một số ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp-nông thôn như cơ khí sửa chữa, sản xuất nước đá. Tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ CN hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 13,5%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2005 như chế biến thủy sản xuất khẩu đạt  2.500 tấn, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 27 triệu KWh, nước đá cây đạt 70 ngàn tấn,...
- Về phát triển các ngành dịch vụ: nhịp độ tăng trưởng các ngành dịch vụ bình quân hàng năm 13%. Từng bước đầu tư các công trình thương mại dịch vụ, đảm bảo cung ứng hàng hoá dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng, nhất là cho khu vực ven biển và nông thôn, tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá trợ cuớc một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc Khmer. Phát triển dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách, khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá và hành khách tăng bình quân 14 -15%. Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, bình quân năm 2005 có 3 - 4 máy điện thoại/100 người dân.
- Về xây dựng kết cấu hạ tầng: đã đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng đến trung tâm huyện, đường liên huyện, đường đến trung tâm xã, đến cụm kinh tế ven biển như: đường từ cầu Lương Thế Trân - Đầm Dơi, Đầm Dơi - Cái Nước, Đầm Dơi - Thanh Tùng - Hàng Vịnh, Đầm Dơi - Tân Thuận, Đầm Dơi - Tân Tiến… Từng bước bêtông hoá, nhựa hoá đường giao thông nông thôn; nâng cấp bến phà Hoà Trung tiến tới đầu tư xây dựng cầu Hoà Trung trên tuyến lộ cầu Lương Thế Trân – Đầm Dơi…Về thủy lợi, từng bước đầu tư hệ thống đê biển Đông và các dự án tiểu vùng thủy lợi phục vụ sản xuất theo quy hoạch hệ thống thủy lợi vùng Nam Cà Mau phục vụ nuôi tôm, tôm luân canh lúa.

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẤT TRƯỚC ĐÂY VÀ

MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA BỔ SUNG,

LẬP BẢN ĐỒ ĐẤT VÀ BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

HUYỆN ĐẦM DƠI - TỈNH CÀ MAU


  1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu đất trước đây


1.1 Các kết quả điều tra lập bản đồ đất

(i) Những nghiên cứu trước 1975
Trước năm 1975, chưa có tài liệu điều tra đất chi tiết ở tỷ lệ trung bình và lớn cho cấp huyện. Khoảng những năm 70 của thế kỷ XX, thông tin về tài nguyên đất của huyện Đầm Dơi là từ Bản đồ đất đai tổng quát tỉnh An Xuyên (cũ) tỷ lệ 1/200.000 của Bộ Canh nông Việt Nam Cộng Hòa (1974) biên soạn tứ Sơ đồ Đất toàn miền Nam Việt Nam của F.R. Moormann (1961) có bổ sung thêm về thành phần cơ giới và một ít thay đổi về thuật ngữ tên đất. Các công trình này, nhìn chung, đã đóng góp những hình ảnh khái quát căn bản đầu tiên cho tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Đầm Dơi nói riêng; chúng đã phản ánh khái quát về sự phân bố địa lý, đặc điểm một số loại đất chính và phần nào đề cập đến việc sử dụng đất. Trong phạm vi huyện Đầm Dơi có 3 đơn vị bản đồ là:

  • Đất phù sa mặn “Thịt pha sét hoặc sét nhão” (Saline alluvial soils)

  • Đất phù sa phèn “Thịt pha sét” (Acid alluvial soils)

  • Đất phù sa rất phèn “Thịt pha sét” (Very acid alluvial soils), và

Sau năm 1975, bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của huyện Đầm Dơi được Viện Quy Hoạch-Thiết Kế Nông Nghiệp xây dựng (1976-1978), là tài liệu điều tra đất chi tiết đầu tiên về tài nguyên đất của địa phương, bản đồ này được biên soạn theo phân loại đất phát sinh, nên đã vấp phải một số hạn chế khi phân loại đất Phèn và đất Mặn. Chương trình Điều tra cơ bản ĐBSCL – Giai đoạn 2 (60-02) được thực hiện năm 1986-1989 đã tiến hành bổ sung bản đồ đất tỉnh Minh Hải cũ (tỷ lệ 1/100.000, bao gồm các tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau hiện nay) dựa vào những cải tiến trong phân loại đất Phèn theo tiêu chuẩn định lượng quốc tế (của Hoa Kỳ - USDA Soil taxonomy; của FAO). Trước năm 2000, có nhiều đợt điều tra bổ sung bản đồ cấp tỉnh và huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau và bản đồ đất huyện Đầm Dơi (tỷ lệ 1/25.000) cũng đã được bổ sung và chỉnh lý. Trong đó, các tài liệu quan trọng là Đất tỉnh Minh Hải (cũ) (Phan Liêu và ctg, 1989), Đất tỉnh Cà Mau (Phân viện QH và TK NN, 2000). Trong phạm vi huyện Đầm Dơi có các đơn vị thuộc 2 nhóm đất: Đất mặn và đất phenø; trong đó, riêng nhóm đất phèn, lại được chia chi tiết thành 4 nhóm phụ: Phèn tiềm tàng, phèn hoạt động, phèn hoạt động bị thủy phân và phèn hoạt động bị thủy phân hoàn toàn.


Như vậy, tài liệu có liên quan đến đất huyện Đầm Dơi tuy chưa chi tiết nhưng khá phong phú. Mặc dù với những thuật ngữ định danh khác nhau, song tất cả các tác giả đều có một kết luận chung về đất của tỉnh, đó là các đất mặn và phèn, hình thành trên các trầm tích trẻ có nguồn gốc sông, biển hoặc đầm lầy.
Tuy nhiên, phần lớn tài liệu được xây dựng ở tỷ lệ nhỏ nên việc định ranh và phân chia chi tiết về đất vẫn còn có những hạn chế, mặt khác, tiêu chuẩn sử dụng trong phân chia đất chủ yếu là sự tích tụ của 2 loại độc chất, phèn và mặn, là những yếu tố có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. Vì vậy, qua quá trình khai thác sử dụng và cải tạo đất của nhân dân dịa phương, đặc biệt là trong những năm gần đây, đã làm thay đổi đáng kể diện tích đất bị nhiễm mặn và mức độ phèn trong đất. Vì vậy, rất cần điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất của huyện Đầm Dơi để làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cấp huyện.
1.2 Tài liệu về đánh giá đất đai
Phương pháp đánh giá khả năng thích nghi đất đai do FAO đề nghị (1983, 1992) đã được đưa vào áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam vào năm 1993, sau đó đã được thực hiện phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước, đến nay đã được Bộ Nông Nghiệp-PTNT biên soạn thành quy phạm kỹ thuật và là một tiêu chuẩn ngành nông nghiệp (Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp, số 10 TCN 343 - 98, Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 1999).
Tuy nhiên, tương tự như công tác điều tra đất, cho đến nay việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai để lập Bản đồ thích nghi đất đai cấp Huyện vẫn chưa được thực hiện đại trà ở vùng ĐBSCL. Trên địa bàn huyện Đầm Dơi, đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho nuôi trồng thủy sản cũng đã từng được thực hiện năm 1995 nhằm khai thác hợp lý hơn tiềm năng đất đai của Huy ện.
Hiện nay, rất cần có một chương trình điều tra bổ sung, xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ thích nghi đất đai (tỷ lệ 1/25.000) phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Đầm Dơi; tạo cơ sở cho việc thống kê số lượng, chất lượng đất đai theo từng mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho khai thác hợp lý đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn nói chung.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu

Mục tiêu cụ thể của chuyên đề nghiên cứu này trên địa bàn huyện Đầm Dơi là :


- Xác định quy mô điện tích và sự phân bố các hạng thích hợp của đất đai đối với các loại sự dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện;

- Xác định số lượng và mức độ hạn chế của các hạng thích hợp, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp của Huyện;

- Đề xuất sử dụng đất trên cơ sở các mức độ thích nghi đất đai nhằm phục vụ cho việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Huyện;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất và sử dụng đất nông nghiệp của Huyện.


2.2 Nội dung thực hiện
2.2.1 Điều tra điều kiện tự nhiên và các hoạt động sử dụng đất nông nghiệp

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, kinh tế-xã hội và tình hình sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Đầm Dơi .

- Điều tra các mô hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện (Bảng 1), bao gồm các mô hình sử dụng đất trên các nhóm và loại đất, nhằm xác định hiệu quả sử dụng đất và kỹ thuật sử dụng đất (chế độ canh tác, tưới tiêu, loại giống cây trồng, vật nuôi, thời vụ, năng suất, các yếu tố hạn chế chính,…)

2.2.2 Chỉnh lý, bổ sung xây dựng Bản đồ Đất

- Thu thập và chỉnh lý trong phòng một số nội dung của bản đồ đất Huyện, bao gồm các thông tin về loại đất, cấp địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới,…

- Phúc tra chi tiết theo tuyến và lưới để chỉnh lý, bổ sung bản đồ đất ngoài thực địa. Quan sát hình thái phẩu diện đất, kiểm tra phân loại đất, lấy mẫu phân tích lý-hóa tính các loại đất chính (Bảng 1).

- Xây dựng bản đồ Đất gốc, số hóa bản đồ bằng kỹ thuật GIS (phần mềm ArcInfo), tổng hợp diện tích loại đất, biên tập và xây dựng Cơ sở dữ liệu về Đất của Huyện (1/25.000). Biên tập và in ấn bản đồ màu tỷ lệ 1/25.000.


2.2.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
- Trên cơ sở các bản đồ chuyên đề đã thu thập (chế độ mưa, tình trạng xâm nhập mặn,…) kết hợp các thông tin và số liệu điều tra khác về đặc điểm của điều kiện tự nhiên (chủ yếu là điều kiện đất và nước), dựa vào các yếu tố tự nhiên có liên quan đến việc thực hiện các mô hình sử dụng đất hiện nay, tiến hành lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.

- Bản đồ Đơn vị Đất đai thể hiện các yếu tố về :tài nguyên đất (đặc điểm thổ nhưỡng), đặc điểm thủy văn nước mặt (tình trạng xâm nhập mặn) và khí hậu (thời gian mưa).

- Ứng dụng công nghệ GIS chồng xếp bản đồ đất và các loại bản đồ chuyên đề khác để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Tổng hợp tính chất, đặc điểm của từng khoanh bản đồ, mô tả đặc tính và thống kê diện tích của từng đơn vị đất đai của huyện.
Bảng 1: Số liệu điều tra đất và sử dụng đất ở huyện Đầm Dơi


Hạng mục

Kết quả thực hiện

Ghi chú

1. Điều tra bổ sung Bản đồ Đất







- Tổng số phẩu diện điều tra

145




Trong đó :







+ Phẩu diện chính

25




+ Phẩu diện phụ (thăm dò)

120




- Số mẫu đất phân tích

105




2. Điều tra mô hình sử dụng đất







- Tổng số mô hình chính được điều tra

01




- Số phiếu điều tra

40

4 phiếu/xã


2.2.4 Lựa chọn loại sử dụng đất triển vọng và xác định yêu cầu sử dụng đất

- Xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng trên địa bàn (trên cơ sở điều tra hiện trạng sử dụng đất) và lựa chọn các loại hình có triển vọng phát triển ở Huyện.

- Dựa vào các yêu cầu sinh lý và sinh thái của các loại cây trồng, vật nuôi để xây dựng yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất theo các mức độ phân cấp thích nghi (Bảng 2):

+ S1: rất thích nghi + S2: thích nghi trung bình

+ S3: kém thích nghi + N : không thích nghi
2.2.5 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai

- Phân hạng khả năng thích nghi đất đai của huyện cho sản xuất nông-lâm nghiệp và NTTS bằng cách đối chiếu yêu cầu sử dụng đất (land use requirements) của các loại hình sử dụng đất với các tính chất đất đai (land qualities) của các Đơn vị Đất đai (Land units).

- Tổng hợp và biên hội bản đồ thích nghi đất đai của Huyện cho từng nhóm và loại hình sử dụng đất
Bảng 2 : Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai


Bậc (Category)

Bộ (Order)




Lớp (Class)

Lớp phụ (Sub class)

Đơn vị (Unit)

S







S1




S2m






S2e-1

 

 (Thích nghi)




S2

S2e




S2e-2

 

 




S3

S2me




- -

 

Phase: Sc







Sc2



Se2m







 

(Thích nghi có điều kiện)



















 

N







N1



N1m







 

(Không thích







N1e







 

nghi)







N2













 


2.2.6 Đề xuất sử dụng đất hợp lý

- Trên cơ sở các bản đồ thích nghi đất đai cho từng nhóm và loại hình sử dụng đất, xác định các cơ cấu sử dụng đất theo mức độ thích nghi đất đai tốt nhất ở từng đơn vị đất đai.

- Xây dựng Bản đồ đề xuất sử dụng đất nông-lâm nghiệp và NT thủy sản của Huyện (1/25.000).
2.2.7 Xây dựng cơ sở dữ liệu về đất và sử dụng đất

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, bao gồm dữ liệu không gian và thuộc tính về hiện trạng sử dụng đất, thổ nhưỡng và khả năng thích nghi đất đai,…của huyện.

- Hình thành thư mục dữ liệu phục vụ khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Tài liệu kỹ thuật dùng để điều tra và tài liệu tham khảo

- Trong công tác điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất, tài liệu kỹ thuật áp dụng theo “Quy phạm điều tra lập bản đồ đất - tỷ lệ lớn”, TCN (năm 1984). Lập bản đồ khả năng thích nghi đất đai theo “Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp” (số 10 TCN 343 - 98, Bộ Nông Nghiệp và PTNT năm 1999).

- Bản đồ nền sử dụng cho biên hội bản đồ gốc đất chính thức là nền địa hình VN 2000 (đã số hóa) do tỉ lệ 1/25.000 do Bộ Tài Nguyên-Môi Trường ban hành.

- Bản đồ Đất Huyện Đầm Dơi (tỉ lệ 1/25.000) do Viện Quy hoạch-TKNN thực hiện (1978).

- Bản đồ Đất tỉnh Cà Mau (tỉ lệ 1/100.000) do Trường Đại học Cần Thơ và Tỉnh Hậu Giang (Sở Nông Nghiệp, Ban Quản Lý Ruộng Đất) thực hiện năm 1986-1989, sử dụng hệ thống phân loại đất của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA Soil Taxonomy)


2.3.2 Phương pháp thực hiện

(i) Phương pháp áp dụng

- Áp dụng phương pháp “Đánh giá đất đai” do FAO giới thiệu (1983, 1992) và phương pháp xây dựng bản đồ thích nghi đất đai trong “Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp” (số 10 TCN 343 - 98, Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 1999).

- Phương pháp bản đồ: ứng dụng phương pháp chồng xếp bản đồ chuyên đề để xây dựng Bản đồ Đơn vị đất đai và hệ thống các bản đồ đánh giá khả năng thích nghi của các yếu tố tự nhiên đối với các loại hình nuôi thủy sản.

- Kỹ thuật GIS được áp dụng trong nghiên cứu với các phần mềm chuyên dụng (ArcInfo, ArcView, MapInfo) để xây dựng bản đồ chuyên đề, chồng xếp bản đồ và phân tích khả năng thích nghi. Ngoài ra, công nghệ GIS cũng được sử dụng trong quản lý lưu trữ , xây dựng và xuất bản đồ (Hình 3).


(ii) Ngoại nghiệp

- Điều tra thực địa về đất và sử dụng đất : Theo điểm và tuyến khảo sát, được sử dụng trong phúc tra chỉnh lý, bổ sung ở các khu vực cần chỉnh lý loại - khoanh đất

- Quan trắc, mô tả phẫu diện đất, lấy mẫu phân tích đất bổ sung (trong những trường hợp cần thiết) theo hướng dẫn của FAO. Tại mỗi vị trí phẫu diện khảo sát bổ sung, dùng khoan Gutspoor (Hà Lan) đường kính 4 cm khoan sâu đến 2 m, kết hợp với phân tích nhanh ngoài đồng để xác định vật liệu sinh phèn Pyrite (dùng H2O2 và giấy pH). Điều tra thêm về địa hình, thủy văn, khí hậu, hiện trạng sử dụng đất tại điểm khảo sát. Mạng lưới điểm khảo sát (mô tả, lấy mẫu) dựa trên sự biến động của đất và chủ yếu dựa trên Bản đồ Đất hiện có (tỉ lệ 1/25.000 và 1/100.000). Mẫu đất phân tích được lấy theo tầng phát sinh.
Bảng 3 : CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LÝ HÓA HỌC ĐẤT


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phương pháp - dụng cụ

Dịch trích

1

pHH2O




pH kế; tỷ lệ 1:5

Nước

2

pHkcl




pH kế; tỷ lệ 1:5

KCl 1N

3

EC

mS/cm

EC kế; tỷ lệ 1:5

Nước

4

Carbon

%

Phương pháp Walkley Black

Chromic acid + H2SO4

5

O.M

%

Phương pháp Tiurin




6

N tổng số

%

Phương pháp Kjeldahl

Hỗn hợp H2SO4

và Selenium



7

P tổng số

% P2O5

So màu

H2SO4 + HClO4

8

P dễ tiêu

mgP2O5/100g

So màu; tỷ lệ:25

H2SO4 0,1N

9

CEC

meq/100g

Phương pháp bascomb

BaCl2 - TEA PH=8,1

10

Cation trao đổi

K+,Na+,Ca2+,Mg2+



meq/100g

Đo bằng máy

hấp phụ nguyên tử



BaCl2 - TEA

11

Al 3+ trao đổi

meq/100g

Kết tủa bằng NaF

chuẩn độ bằng HCl



KCl 1N

12

Acid trao đổi

meq/100g

Chuẩn độ bằng NaOH

KCl 1N

13

Cl- hòa tan

%

Chuẩn độ với AgNO3

Nước

14

SO42- hòa tan

%

So độ đục

Nước

15

K tổng số

%

Quang kế ngọn lửa

Hỗn hợp H2SO4+HClO4

16

Th. phần cơ giới

%

Phương pháp Robinson




17

Th. phần cấp hạt

%

Dùng hệ thống rây 10 cấp





(iii) Nội nghiệp

- Chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất thực hiện theo quy định và theo yêu cầu của Chương trình (Bảng 3).

- Lập bản đồ: ứng dụng phương pháp chồng xếp bản đồ chuyên đề để xây dựng Bản đồ Đơn vị đất đai và hệ thống các bản đồ đánh giá khả năng thích nghi của các yếu tố tự nhiên đối với các loại hình sử dụng đất.

- Kỹ thuật GIS: số hóa, lưu trữ các lớp thông tin của bản đồ (địa hình, loại đất, tầng dầy, mức độ glây,…) theo các "trường" với hệ thống "mã số" (Coding system) thống nhất. Phần mềm GIS ArcInfo và ArcView sử dụng để : (1) Thiết lập khuôn dạng dữ liệu, quản lý và lưu trữ các lớp số liệu không gian (spatial data layers) của bản đồ đất gắn với các lớp dữ liệu thuộc tính (attribute data) của từng khoanh đất, thống nhất trên cùng một hệ tọa độ; và (2) Phân tích, tổng hợp các lớp thông tin về tài nguyên đất và sử dụng đất, truy xuất thông tin (biên tập, in ấn kết quả,…). Kỹ thuật GIS được áp dụng để xây dựng bản đồ chuyên đề, chồng xếp bản đồ và phân tích khả năng thích nghi. Ngoài ra, GIS cũng được sử dụng trong quản lý lưu trữ , xây dựng và xuất bản đồ (Hình 3).


3. Sản phẩm điều tra


  • Báo cáo tổng hợp kết quả “Điều tra bổ sung, xây dựng bản đồ Đất và bản đồ thích nghi đất đai (tỉ lệ 1/25.000) phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau”

  • Bản đồ Đất (tỉ lệ 1/25.000) huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau

  • Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp(tỉ lệ 1/25.000) huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau

  • Bản đồ Đơn vị đất đai (tỉ lệ 1/25.000) huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau

  • Bản đồ Phân hạng khả năng thích nghi đất đai (tỉ lệ 1/25.000) huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau

  • Bản đồ Đề xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng (tỉ lệ 1/25.000) huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau

  • Cơ sở dữ liệu GIS về “đất và sử dụng đất huyện Dầm Dơi - tỉnh Cà Mau ”

Hình 3 :

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ ĐIỀU TRA BỔ SUNG

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẤT VÀ BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI

PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG CẤP HUYỆN

KHỞI ĐẦU

- Xác định mục tiêu

- Thu thập số liệu




ĐẶC ĐIỂM

SỬ DỤNG ĐẤT NN

M«I TR­êNG Tù NHIªN

§Þa chÊt, thæ nh­ìng, thuû v¨n,…






HIÖn tr¹ng sö dông ®Êt (B¶n ®å, sè liÖu)


BỔ SUNG BẢN ĐỒ ĐẤT

. TÝnh chÊt, quy m« ph©n bè

. B¶n ®å thÓ hiÖn





CÁC LOẠI HÌNH

SỬ DỤNG ĐẤT

(LUT)


Tµi nguyªn ®Êt ®aI

(B¶n ®å c¸c §¬n vÞ §Êt ®ai)





Yªu cÇu sö dông ®ÊT cña LUT

CHÊt l­îng ®Êt ®aI

cña c¸c §¬n vÞ §Êt ®ai (LMU)




So s¸nh chÊt l­îng ®Êt ®ai vµ c¸c yªu cÇu sö dông ®Êt






Lùa chäN

LO¹i h×nh TèI ­U

C¶i t¹o ®ÊT-n­íc

(cã thÓ ¸p dông)




PHÂN LOẠI THÍCH NGHI

ĐẤT ĐAICHO SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP - NTTS



BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI







XEM XÐT C¸C VÊN §Ò

. C¶i thiÖn ®Êt

. T¸c ®éng KT-XH vµ m«i tr­êng







ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

NÔNG-LÂM-NGHIỆP-NTTS HỢP LÝ






CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐẦM DƠI
1. Đặc điểm địa chất - trầm tích và địa hình
1.1 Đặc điểm địa chất - trầm tích
Theo các tài liệu địa chất trầm tích hiện có (như Địa chất trầm tích và bản đồ địa mạo ĐBSCL, 1/250.000; Bản đồ địa chất tờ Cà Mau- Bạc Liêu, 1/200.000), phạm vi tỉnh Cà Mau nằm ở rìa phía đông nam bồn trũng Kainozoi Cửu Long, nền móng hình thành vào Paleozoi muộn- Mesozoi sớm. Kế đó, các trầm tích vụn tướng lục địa hoặc biển nông gần bờ đã lắng đọng và san phẳng dần bề mặt bồn trũng. Về sau, các trầm tích Đệ Tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau, gồm: sông, biển, đầm lầy hoặc hỗn hợp sông-biển, sông-đầm lầy hoặc đầm lầy-biển (a, m, b, am, ab, bm QIV1-3) phủ trực tiếp lên trên bề mặt bồn trũng tân kiến tạo vừa nêu. Như vậy, bề mặt địa hình và lớp phủ thổ nhưỡng hiện nay ở huyện Đầm Dơi được cấu trúc từ những trầm tích trẻ, tuổi Holocene (QIV), với các loại trầm tích chính là:

- Trầm tích sông hoặc sông- biển hỗn hợp tuổi Holocene thượng, phần dưới (a, am QIV31), thuộc đơn vị địa mạo đồng bằng ven biển trung bình thấp; có thành phần sét, bột màu nâu xám phủ trên nền sét pha cát mịn màu nâu tươi không chứa phèn (pyrite). Các đất hình thành trên đơn vị trầm tích này, hiện tại do còn bị ảnh hưởng của mặn ngầm hoặc mặn mặt một số giai đoạn trong năm nên được xếp vào đất mặn.

- Trầm tích sông- đầm lầy tuổi Holocene thượng, phần trên (ab QIV32), phân bố rải rác ở các khu vực có địa hình tương đối thấp, thuộc đơn vị địa mạo đồng bằng ven biển thấp; có thành phần sét, bột màu nâu xám phủ trên lớp sét màu xám đen hoặc xám nâu đen, giầu hữu cơ và có chứa pyrite ở mức trung bình. Vì vậy, đa số đất hình thành trên đơn vị trầm tích này là những đất phèn sâu, mức độ phèn trung bình thấp với các trạng thái hoạt động hay tiềm tàng là tùy thuộc vào chế độ thoát thủy của khu vực.
1.2 Đặc điểm địa hình - địa mạo
Địa hình huyện Đầm Dơi khá bằng phẳng, hơi thấp. Cao trình phổ biến từ 0,6-0,8m, nhiều nơi có trững có cao trình <0,5 m độ cao 1,5 - 1,8m. Nhìn chung, địa hình toàn huyện có xu thế thấp dần từ phía biển vào đất liền và từ bắc xuống nam. Dãi đất ven biển là vùng rừng ngập mặn kéo từ Đầm Dơi xuống đến Mũi Cà Mau, cao trình mặt đất chỉ vào khoảng 0,5-1,0m và hầu hết là đất phèn nông, mặn nhiều hoặc dưới rừng ngập mặn. Ngoài ra, địa hình cục bộ có đặc điểm riêng, vùng ven sông rạch, các tuyến lộ giao thông thường cao và thấp dần về xa. Địa hình ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều để dẫn nước và tiêu tự chảy để nuôi thủy sản nước lợ (tôm sú, cá kèo, cua,…).

Như vậy, xét về địa hình, nếu không lên líp hoặc áp dụng một biện pháp kê đất nào thì phần lớn diện tích của huyện chỉ có thể phù hợp cho bố trí các loại cây chịu ngập như lúa nước, đước, nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản với các loại cây nói trên.


2. Điều kiện khí hậu
Nằm ở vùng Bán đảo Cà mau, huyện Đầm Dơi vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Nam Bộ, vừa mang đặc trưng riêng của vùng bán đảo :

- Về nhiệt độ, tổng tích ôn và số giờ nắng: Khu vực huyện Đầm Dơi có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, nhiệt độ trung bình năm đạt 26,5oC; các giá trị trung bình cao thường xuất hiện vào các tháng 4-7, lên đến 27,0-27,6oC; nhiệt độ thấp thường xuất hiện trong tháng XII và tháng II, giá trị trung bình thấp cũng chỉ xuống đến 24,9-25,5oC; biên độ nhiệt độ trung bình năm đạt 2,1-2,7oC. Tổng tích ôn hàng năm khá lớn, trung bình lên đến 9.453oC/năm. Số giờ nắng lên đến 2.282 giờ/năm, đặc biệt trong suốt thời gian từ tháng I đến tháng IV, trung bình mỗi tháng có 225-255 giờ nắng và mỗi ngày có 7,4-8,3 giờ nắng.

- Về Lượng mưa: là khu vực có lượng mưa cao và mùa mưa kéo dài, trung bình năm, lượng mưa và số ngày mưa đều cao, lên đến 2.385 mm và 164 ngày mưa; cao hơn hẳn các khu vực khác ở ĐBSCL, mùa mưa bắt đầu từ tháng V và chấm dứt vào cuối tháng XI hay đầu tháng XII. Tuy nhiên, cũng như các tỉnh phía nam, sự phân bố lượng mưa năm phụ thuộc chặt chẻ vào mùa gió, có đến gần 90% lượng mưa năm được rơi vào mùa gió tây- tây nam (đầu tháng V đến cuối tháng XI). Trong điều kiện địa hình thấp, lượng mưa lớn và tập trung kết hợp triều cường thường gây ngập úng khá sâu và lâu, do đó phần lớn diện tích đất trong tỉnh đều có glây xuất hiện nông. Đặc trưng khác của khí hậu trên địa bàn huyện là sự xuất hiện của các đợt hạn ngắn ngày (10-15 ngày) thường xảy ra vào đầu mùa mựa, các đợt hạn này rất nguy hiểm cho cây trồng và các loại thủy sản nuôi trong vùng.

- Lượng bốc hơi : Mùa khô, lượng mưa thấp (khoảng 10% tổng lượng mưa năm) trong khi đó, lượng bốc hơi lại cao, chiếm khoảng 55-60% tổng lượng bốc hơi năm, làm cho chỉ số khô hạn mùa khô lên đến 2,1-2,2 lần. Mưa ít, nắng nóng nhiều, bề mặt đất thường khô làm cho các quá trình phân hủy chất hữu cơ, quá trình ôxy hóa hợp chất pyrit và quá trình bốc thoát hơi nước bề mặt càng thêm mãnh liệt, dẫn đến đất bị giảm chất hữu cơ, tích lũy phèn và mặn bề mặt. Trong các tháng mùa mưa, khi lượng mưa lên đến 2.136,8 mm, lượng bốc hơi chỉ khoảng 480 mm, làm cho chỉ số ẩm lên đến 4,4-4,5 lần.

Những đặc trưng của khí hậu của Bán đảo Cà Mau và huyện Đầm Dơi cho thấy: Mặc dù một số yếu tố khí hậu (lượng mưa, thời gian mưa) thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng để sản xuất có hiệu quả cần đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu. Thực tế đã chứng minh trong nhiều năm trước đây (trước năm 2000), sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nước ngọt, hạn hán,… đã là nguyên nhân thúc đẩy việc chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất ở Bán đảo Cà Mau nói chung và huyện Đầm Dơi nói riêng.


3. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
- Sông rạch: Mạng lưới sông, rạch và kênh đào của Đầm Dơi khá dầy đặc. Trong đó, một số sông, rạnh và kinh chính như : Sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đầm Dơi, sông Đầm Chim, sông Hố Gùi, kinh Sáu Đông,… Đa số các sông rạch lớn trong huyện đều chứa nước mặn, là những đường dẫn nuớc mặn xâm nhập sâu vào nội địa làm cho đất bị nhiễm mặn. Sự lưu thông của các nguồn nước thông qua hệ thống sông rạch có tác dụng tẩy rửa, lôi kéo và vận chuyển các chất bị tích tụ trên bề mặt đất do kết quả của quá trình bốc hơi nước vào các tháng mùa khô, đồng thới vận chuyển và phân giải các chất thải trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất nông nghiệp, NTTS,... Vì vậy, hệ thống sông rạch trong mối liên hệ với nguồn nước có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa môi trường đất cũng như môi trường sinh thái nói chung. Ngoài ra, trong khu vực có địa hình thấp, mạng lưới giao thông đường bộ thưa thớt như Đầm Dơi hiện nay thì hệ thống sông, rạch, kênh đang và vẫn còn giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông vận tải giữa các khu vực trong và ngoài huyện.

- Nguồn nước : Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông nên nước biển, thông qua hệ thống sông rạch chằng chịt, có thể xâm nhập vào hầu hết diện tích đất của tỉnh. Vì vậy, toàn bộ diện tích đất huyện Đầm Dơi đều được xếp vào các đất có mặn. Tuy độ mặn của nước biển gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho bố trí cây trồng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, song cũng cần phải chú ý đến những tác dụng có lợi của nước biển là rất lớn, đặc biệt trong việc duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản nước mặn cũng như trong việc điều hòa môi trường đất. Riêng về việc điều hòa môi trường đất, như đã được nói trong phần trên, đặc biệt đối với các đất phèn nặng, việc ngăn chặn nguồn nước mặn xâm nhập vào những đất phèn nặng sẽ làm cho độ chua của đất gia tăng, cản trở khả năng phát triển và hấp thu dinh dưỡng của bộ rễ đối với nhiều loại cây trồng. Chính vì thế mà, ở một số khu vực, khi bị ngăn cách khỏi nguồn nước mặn thì khả năng sử dụng nông nghiệp của đất bị giảm đáng kể.

- Nước mưa : là nguồn nước chủ lực cung cấp cho cây trồng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Bên cạnh đó vai trò của nguồn nước này trong cải tạo đất cũng không nhỏ, đây là nguồn nước chính để “thau chua rửa mặn” cho đất. Tuy nhiên, do Đầm Dơi có lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, địa hình thấp và bị ảnh hưởng của thủy triều,...nên thường bị úng thủy sâu và lâu vào mùa mưa, nhưng lại không đủ cho sản xuất vào mùa khô.



        tải về 1.4 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương