Chương mở đầu nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa máC – LÊnin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 1.73 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.73 Mb.
#24955
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

CH

n = ------------

ch

Trong đó: n là số vòng chu chuyển trong một năm.

CH là thời gian trong một năm

ch là thời gian chu chuyển của một vòng.

Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển một vòng là 4 tháng, số vòng chu chuyển trong một năm của tư bản đó là:

12 tháng


n = -------------- = 3 vòng/năm

4 tháng


Từ công thức tính số vòng chu chuyển của tư bản, chúng ta thấy tốc độ chu chuyển của tư bản, tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của một vòng. Muốn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, nhằm thu được giá trị thặng dư cao, các nhà tư bản phải đẩy nhanh thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của tư bản.

Trong quá trình sản xuất, các bộ phận tư bản chu chuyển không giống nhau, căn cứ vào tính chất chuyển giá trị của các bộ phận tư bản vào trong sản phẩm mới Mác chia tư bản thành hai bộ phận là tư bản cố định và tư bản lưu động.



Tư bản cố định: là bộ phận của tư bản sản xuất được chuyển dần từng phần một vào trong sản phẩm mới như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, trong đó, có hai loại hao mòn tư bản cố định là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình là hao mòn vật chất sau một thời gian sử dụng, cũng như hao mòn do máy móc bị gỉ sét, hỏng hóc sau một thời gian sử dụng; nhà xưởng xuống cấp do mưa nắng. Hao mòn vô hình: là hao mòn thuần túy về giá trị do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho máy móc, thiết bị giảm giá trị trong khi giá trị sử dụng vẫn không đổi. Để giảm bớt hao mòn vô hình, các nhà tư bản thường tìm cách kéo dài thời gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày như làm 3 ca một ngày, hoặc tăng cường độ lao động, để rút ngắn thời gian khấu hao, nhanh chóng đổi mới máy móc, thiết bị.

Tư bản lưu động: là một bộ phận của tư bản sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được chuyển ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới như: nguyên nhiên vật liệu và tiền công lao động. Tư bản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định, trong một năm tư bản lưu động có thể quay được nhiều vòng. Việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn tư bản, tiết kiệm tư bản ứng trước, đồng thời tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chuyển giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định chuyển giá trị dần dần, từng phần một vào trong sản phẩm mới; tư bản lưu động chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới sau quá trình sản xuất. Sự phân chia này giúp cho chúng ta thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ để xác định chi phí sản xuất.

Căn cứ phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động khác với phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến là căn cứ vào vai trò của các bộ phận này trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, qua đó vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra.



2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

a. Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hội

Tư bản xã hội gồm: Tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay và tư bản kinh doanh nông nghiệp, các tư bản này trong quá trình vận động đan xen nhau, liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.

Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra thường là một năm, nó được biểu hiện ở hai mặt sau đây:

Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội gồm có: tổng giá trị tư bản bất biến, tổng giá trị tư bản khả biến, tổng khối lượng giá trị thặng dư: (C + V + M). C là tổng giá trị cũ, V+M là tổng giá trị mới được tạo ra

Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội bao gồm tổng tư liệu sản xuất và tổng tư liệu tiêu dùng. (trong đó có loại sản phẩm có thể vừa sử dụng cho sản xuất, đồng thời cũng có thể sử dụng cho tiêu dùng tùy theo mục đích. Ví dụ: điện dùng cho sản xuất là tư liệu sản xuất, còn điện dùng cho sinh hoạt là tư liệu tiêu dùng).

Hai khu vực của nền sản xuất xã hội

Khu vực I: sản xuất ra tư liệu sản xuất

Khu vực II: sản xuất ra tư liệu tiêu dùng.

Sự phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực lớn, mang tính khái quát. Ngày nay người ta phân chia nền sản xuất xã hội thành các ngành như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Trong cùng một ngành có thể bao hàm cả hai khu vực. Ví dụ: công nghiệp cơ khí chế tạo máy thuộc khu vực I, nhưng công nghiệp hàng tiêu dùng lại thuộc khu vực II.



- Những giả định của Mác về tái sản xuất tư bản xã hội:

1) Nền kinh tế thuần túy chỉ có hai giai cấp là tư bản và công nhân.

2) Hàng hóa được bán đúng giá trị, giá cả bằng giá trị.

3) Cấu tạo hữu cơ tư bản không thay đổi.

4) Toàn bộ tư bản cố định chuyển hết vào sản phẩm trong 1 năm.

5) Nền kinh tế đóng, không xét đến ngoại thương.

Những giả định trên nhằm đơn giản hóa việc tính toán và thuận lợi cho việc nghiên cứu tái sản xuất, nó không làm mất đi ý nghĩa khoa học.

b. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.

Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, không có tích lũy, toàn bộ giá trị thặng dư được các nhà tư bản tiêu dùng hết cho cá nhân và gia đình. Ví dụ: nhà tư bản đầu tư 10.000 USD để tiến hành sản xuất, trong đó có 8000 USD là tư bản bất biến, 2000 USD là tư bản khả biến, tỷ xuất giá trị thặng dư là 100%, hằng năm nhà tư bản thu được 2000 USD là giá trị thặng dư. Nếu hằng năm nhà tư bản tiêu dùng là 2000 USD cho cá nhân và gia đình thì quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ.

Năm thứ I: 8000c + 2000v + 2000m

Năm thứ II: 8000c + 2000v + 2000m …vân ..vv

Tóm lại: mục đích nghiên cứu tái sản xuất giản đơn của Mác là nhằm vạch rõ tư bản khả biến, hay quỹ lương là do lao động của giai cấp công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất để nuôi sống mình, đồng thời tạo ra giá trị thặng dư để nuôi sống nhà tư bản.

c. Tái sản xuất mở rộng

Tái sản xuất mở rộng là tái sản xuất với quy mô ngày càng lớn, có tích lũy và mở rộng sản xuất, khác với tái sản xuất giản đơn là nhà tư bản không tiêu dùng hết phần giá trị thặng dư mà tích lũy lại một phần để mở rộng sản xuất, bao gồm tăng thêm cho (c) và (v) của cả hai khu vực theo một tỷ lệ nhất định, ví dụ:



1.000 (tiêu dùng)

Năm thứ I: 8000c + 2000v + 2000m

1.000 (tích lũy)

1.200 (tiêu dùng)

Năm thứ II: 8800c + 2200v + 2200m

1.000 (tích lũy)

Năm thứ III: 9600c + 2400v + 2400m V.V…

Tóm lại: tái sản xuất là biến một phần giá trị thặng dư để mở rộng sản xuất, tăng quy mô bóc lột. Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư, là lao động không được trả công của người lao động.

d. Lênin phát triển lý luận tái sản xuất tư bản xã hội

Nghiên cứu lý luận tái sản xuất của tư bản xã hội trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho cấu tạo hữu cơ của cả hai khu vực đều tăng lên, trong đó khu vực I tăng nhanh hơn khu vực II. Lênin rút ra quy luật: Ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đó đến ngành sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu tiêu dùng và cuối cùng là sự phát triển của ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng. Vận dụng quy luật này vào thực tiễn, là ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất (tức công nghiệp nặng).



3. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB

a. Bản chất, nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên của CNTB nổ ra ở nước Anh vào năm 1825, sau đó khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên hơn và có tính chu kỳ. Thực chất khủng hoảng kinh tế của CNTB là khủng hoảng sản xuất “thừa”, biểu hiện là hàng hóa không tiêu thụ được, dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp. Khủng hoảng sản xuất “thừa” ở đây được hiểu là “thừa” so với sức mua có hạn, thậm chí phải đổ đi, trong khi đó nhiều người không có tiền để mua.

Ngày nay khủng hoảng kinh tế không chỉ có khủng hoảng “thừa”, mà còn khủng hoảng thiếu, đi kèm với khủng hoảng tài chính tiền tệ, ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực. Nguyên nhân do lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội hóa cao mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa.

b. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

Chu kỳ của các cuộc khủng hoảng kinh tế trong CNTB, có thể khái quát thành 4 giai đoạn cơ bản: Khủng hoảng – tiêu điều – phục hồi – hưng thịnh.



Khủng hoảng: giai đoạn đầu của khủng hoảng là hàng hóa tồn đọng không tiêu thụ được, giá cả hàng hóa giảm mạnh, nhà máy xí nghiệp đóng cửa, hoặc phá sản, tiền lương giảm, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán lương, thất nghiệp cao, các nguồn lực của xã hội bị phá hủy.

Tiêu điều: nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, vốn nhàn rỗi tăng nhưng chưa có nơi đầu tư, sản xuất cầm chừng, hàng hóa vẫn không tiêu thụ được. Ở giai đoạn này, đòi hỏi các nhà tư bản phải đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, để tạo tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Phục hồi: các doanh nghiệp bắt đầu được khôi phục và mở rộng sản xuất, công nghệ và sản phẩm mới được ra đời, việc làm tăng, sản lượng hàng hóa và sức tiêu thụ tăng, tư bản thu được lợi nhuận cao.

Hưng thịnh: sản xuất đạt đến đỉnh cao, sức sản xuất và tiêu thụ đều tăng cao, quy mô xuất được mở rộng, tín dụng mở rộng, lượng cung vốn tăng cao, và cũng là báo hiệu nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới.

Khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và lan rộng ở nhiều nước như cuộc đại khủng hoảng và suy thoái kinh tế giai đoạn 1929-1933. Hoặc cũng có thể diễn ra ở từng nước, trong từng ngành như: công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, tài chính, sản xuất ôtô…Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường.

Ngày nay khủng hoảng kinh tế vẫn thường xuyên nổ ra, nhưng nhờ sự can thiệp của nhà nước mà tác động của nó không nghiêm trọng như trước đây. Tuy nhiên, do xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa kinh tế nên khủng hoảng kinh tế thường mang tính quốc tế, ảnh hưởng đến nhiều nước, nhiều khu vực, vì vậy để chống đỡ khủng hoảng kinh tế không chỉ đòi hỏi phải có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, mà còn cần có sự phối hợp của chính phủ ở nhiều nước.

VI. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC

BIỂU HIỆN CỦA GÍA TRỊ THẶNG DƯ

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) :

Để sản xuất hàng hóa nhà tư bản ứng trước một số một số tiền để mua sắm tư liệu sản xuất (c: lao động quá khứ, lao động vật hóa) và thuê mướn công nhân (v: lao động hiện tại, lao động sống tạo ra gía trị mới v + m).

Nhà tư bản đã gộp hai bộ phận (c + v) lại gọi là chi phí sản xuất, điều đó đã làm cho không thấy được giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào, mà còn làm cho người ta ngộ nhận chi phí sản xuất là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Nhưng thật ra, toàn bộ giá trị hàng hóa sản xuất ra trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa bao gồm ba bộ phận c + v + m.

Nếu lấy gía trị hàng hóa ký hiệu là (w) thì gía trị hàng hóa phải là:

w = c + v + m

Nếu gọi chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là (k), thì k = c + v



Vậy: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa hay là phần bù lại gía trị của những tư liệu sản xuất (c) và gía trị sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.

Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức gía trị hàng hóa (w = c + v+ m) sẽ chuyển thành (w = k + m). Như vậy, giữa chi phí thực tế (giá trị hàng hóa) và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt lượng lẫn mặt chất.



Về mặt lượng: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay gía trị hàng hóa :

(c + v) < (c + v + m)

Khi nghiên cứu phạm trù chi phí sản xuất, C. Mác giả định tư bản cố định hao mòn hết trong một năm, nên tổng tư bản ứng trước và tổng chi phí sản xuất bằng nhau và cùng ký hiệu là (k = c + v). Tuy nhiên, trong thực tế tư bản ứng trước bao gồm tư bản cố định và tư bản lưu động, trong đó tư bản cố định được sử dụng lâu dài và hao mòn dần, cho nên chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn tư bản ứng trước.

Ví dụ: Tư bản ứng trước là 1.000 USD, trong đó có 500 USD là tư bản cố định; 500 USD là tư bản lưu động trong đó bao gồm 400 USD là nguyên, nhiên, vật liệu và 100 USD là tiền công lao động. Nếu tư bản cố định hao mòn hết trong 10 năm, nghĩa là khấu hao 50 USD mỗi năm, thì :

Chi phí sản xuất (k): 400 + 50 + 100 = 550 USD

Tư bản ứng trước: 500 + 400 + 100 = 1000 USD



Về mặt chất: Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra gía trị hàng hóa, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất.

Việc hình thành phạm trù chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k), đã che đậy thực chất bóc lột của tư bản đối với lao động. Vì gía trị hàng hóa (w) = k + m, trong đó k = c+v. Nhìn vào công thức trên thì sự khác biệt giữa c và v đã biến mất và tưởng như k sinh ra m. Chính ở đây chi phí thực tế (chi phí lao động) bị che lấp bởi chi phí sản xuất tư bản (k), sức lao động (v) là nguồn gốc của gía trị bị biến mất và giờ đây hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) sinh ra gía trị thặng dư (m). Chi phí sản xuất là biểu hiện bên ngoài của kinh doanh tư bản.



b. Lợi nhuận (p) :

Giữa gía trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa, giả định gía cả = gía trị, thì nhà tư bản không những bù đắp được chi phí sản xuất, mà còn thu về được số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được nhà tư bản gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.



Như vậy, lợi nhuận thực chất là gía trị thặng dư nhưng được quan niệm là con đẻ của toàn bộ chi phí sản xuất (tư bản ứng trước).

Khi hình thành phạm trù chi phí sản xuất TBCN và lợi nhuận, thì gía trị hàng hóa bây giờ được biểu hiện:

w = k + p

So sánh lợi nhuận và gía trị thặng dư cho thấy :



Về mặt lượng: Xét từng tư bản cá biệt, lợi nhuận và gía trị thặng dư có thể không bằng nhau, lợi nhuận có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng với gía trị thặng dư, tuỳ thuộc vào gía cả hàng hóa do tác động của quan hệ cung - cầu, cạnh tranh... Nhưng xét trong toàn xã hội, thì tổng lợi nhuận vẫn ngang bằng với tổng gía trị thặng dư do tổng gía cả hàng hóa= tổng gía trị hàng hóa

Về mặt chất: thực chất lợi nhuận và gía trị thặng dư là một, lợi nhuận chẳng qua là biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư. C. Mác viết: “Gía trị thặng dư hay là lợi nhuận, chính là phần gía trị dôi ra ấy của gía trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, nó làm cho người ta tưởng rằng gía trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra, mà còn do cả tư liệu sản xuất tạo ra.

c. Tỷ suất lợi nhuận (p’):

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Lợi nhuận thực chất là gía trị thặng dư (m), còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là tư bản bất biến và tư bản khả biến (c+v), vì vậy công thức tỷ suất lợi nhuận (p’) là:






m




P’ =

--------------- x

100 %




c + v




Trong thực tế, người ta thường tính tỷ suất lợi nhuận hằng năm bằng tỷ lệ % giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm (P) với tổng chi phí sản xuất (K)




P







P’ =

--------------- x

100%




K







Lợi nhuận là hình thức biểu hiện của gía trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận cũng là sự biểu hiện của tỷ suất gía trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ với nhau.

Về mặt lượng: p’< m’ vì :




m










P’

= ---------

c + v


x 100% ;
còn m’=

m

-----------


x 100%











v





Nhìn vào hai công thức trên ta thấy, nếu lượng m (p) bằng nhau, thì p’ < m’ vì p’ phải chia cho toàn bộ chi phí sản xuất (c +v), trong khi đó m’ chỉ chia cho tư bản khả biến (v)

Về mặt chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê. Còn p’chỉ nói lên mức doanh lợi và hiệu quả của việc đầu tư tư bản.

Như vậy, phạm trù tỷ suất lợi nhuận đã che dấu mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động

d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận :

* Tỷ suất gía trị thặng dư:

Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với tỷ suất giá trị thặng dư. Ví dụ: một tư bản có chi phí sản xuất (tư bản ứng trước) là 1000$, trong đó có 800$ giá trị tư liệu sản xuất (c) và 200$ giá trị sức lao động (v)

Nếu m’ = 100% thì:

800c + 200v + 200m => p’ = 20%

Nếu m’ = 200%, thì

800c + 200v + 400m => p’ = 40%



* Cấu tạo hữu cơ của tư bản:

Trong điều kiện tỷ suất gía trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

Ví dụ: một tư bản có chi phí sản xuất (tư bản ứng trước) là 1000$.

Nếu m’ = 100% và cấu tạo hữu cơ (c/v = 4/1), thì:

800c + 200v + 200m => p’ = 20%

Nếu m’ = 100% và cấu tạo hữu cơ (c/v = 9/1), thì

900c + 100v + 100m => p’ = 10%

* Tốc độ chu chuyển của tư bản:

Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.



* Tiết kiệm tư bản bất biến:

Trong điều kiện lượng gía trị thặng dư và bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Như vậy, tiết kiệm tư bản bất biến sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận. Để tiết kiệm tư bản bất biến, các nhà tư bản tìm cách tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu trong sản xuất và giảm tỷ lệ khấu hao trong một đơn vị sản phẩm.

Bốn nhân tố trên đây được các nhà tư bản sử dụng khai thác một cách triệt để nhằm thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và hình thành gía trị thị trường

Cạnh tranh nội bộ ngành, là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch .

Biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành là cải tiến kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất lao động làm cho gía trị cá biệt của hàng hóa xuống thấp hơn gía trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh nội bộ ngành dẫn đến sự hình thành gía trị gía trị xã hội của hàng hóa. Như vậy, sự hình thành gía trị xã hội của hàng hóa diễn ra một cách tự phát, làm cho gía trị cá biệt của hàng hóa xuống thấp hơn gía trị xã hội, và có xu hướng giảm xuống.

Tuy nhiên, giá trị thị trường không chỉ chịu tác động của giá trị xã hội, mà còn chịu tác động bởi giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hóa cho thị trường. Theo Mác, “một mặt phải coi gía trị thị trường là gía trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, phải coi gía trị thị trường là gía trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”



3. Cạnh tranh giữa các ngành và hình thành lợi nhuận bình quân

a. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các ngành khác nhau, sản xuất ra những hàng hóa khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

Mục đích cạnh tranh giữa các ngành là tìm kiếm ngành đầu tư có lợi nhuận cao, do đó trong xã hội có hiện tượng nhà sản xuất di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Ví dụ: có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư vào mỗi ngành đều bằng nhau là 100 USD, tỷ suất gía trị thặng dư đều bằng 100% (m’ =100%); tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.


Ngành

sản xuất


Chi phí

sản xuất (k)



m’

m

P’

Cơ khí

80c +20v

100%

20

20%

Dệt

70c +30v

100%

30

30%

Da

60c +40v

100%

40

40%

Như vậy, cùng với một lượng tư bản đầu tư bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể yên phận kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó, nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm của ngành da tăng lên, kết quả gía cả của ngành da sẽ hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận giảm. Trong khi đó, số nhà tư bản đầu tư ngành cơ khí giảm, kéo theo lượng hàng hóa giảm, sẽ làm cho gía cả của sản phẩm của ngành cơ khí sẽ tăng lên, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng lên. Hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác sau một thời gian tỷ suất lợi nhuận của các ngành sẽ xấp xỉ bằng nhau, được gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Tỷ suất lợi nhuận bình quân (p’) là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng gía trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành khác nhau của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Theo ví dụ trên thì :

90

P’ = ------------ x 100% = 30%

300


Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân được hình thành thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều được tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

Vậy, lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau, của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau, có ký hiệu là: p

p = p’ x k

Theo ví dụ trên :



P = 30% x 100 = 30

Tuy nhiên, cần chú ý sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ là một xu hướng trong điều kiện tự do cạnh tranh cao, trong thực tế không thể có con số lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng nhau tuyệt đối giữa các ngành

Sự bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chỉ được thực hiện khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến một trình độ nhất định, cạnh tranh cao và khả năng di chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân, đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó phản ánh sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau.




tải về 1.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương