Chương 3: truyền tải thông tin băng thông Nyquist



tải về 157.01 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2024
Kích157.01 Kb.
#57328
  1   2   3
Bài tập
BaiTap

Chương 3: TRUYỀN TẢI THÔNG TIN
Băng thông Nyquist
Bài 1
Cho đường truyền có B = 2.5 MHz. Mức điện áp M = 19. Hãy tính tốc độ tối đa của đường truyền.
Bài 2
Cho đường truyền có tốc độ tối đa là 10.2 Mbps. Mức điện áp M = 15. Hãy tính băng thông của đường truyền.
Bài 3
Tính số mức điện áp tối đa để tốc độ đường truyền không vượt quá 19Mbps biết rằng B = 2.5MHz.
Bài 4
Tính số mức điện áp tối thiểu để tốc độ đường truyền bé nhất bằng 19Mbps biết rằng B = 2.5MHz.
Công thức năng suất Shannon
Bài 1
Cho đường truyền có thông lượng B =2.5 MHz. SNR = 20 (dB). Tính tốc độ tối đa C của đường truyền.
Bài 2
Cho SNR = 25.8 (dB). Tốc độ tối đa của đường truyền là 19.2 Mbps. Hãy tính thông lượng B của đường truyền.
Bài 3
Cho đường truyền có thông lượng B = 2.5 MHz. Tốc độ tối đa của đường truyền là C = 21.8Mbps. Hãy tính SNR (dB) của đường truyền?
Bài 4
Suy nghĩ về sự tương quan giữa hai công thức: băng thông Nyquist và công thức Shannon.
(gợi ý: SNR(dB) và mức điện áp).

Chương 4: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
Lan truyền đường thẳng (line-of-sight propagation)
Để truyền sóng viba mặt đất, người ta đặt 2 cột anten với chiều cao cột thứ nhất là 150m và chiều cao của cột thứ hai là 85m. Biết bán kính trái đất là 6378km, hãy tính khoảng cách xa nhất mà hai anten trên đỉnh hai cột có thể truyền sóng thẳng cho nhau (Line-of-sight propagation).
Suy hao trong không gian
Bài 1
Có một kênh truyền tín hiệu thẳng giữa 2 Anten với khoảng cách là 1000m, biết công suất đầu vào là 50W, tần số của tín hiệu là 99.9MHz, độ lợi Anten phát là 2 và độ lợi của Anten thu là 3. Tính công suất tín hiệu thu được.


Bài 2
Cho một hệ thống truyền thông có hai an-ten cách nhau 38(km). Biết rằng an-ten phát có độ lợi là 21(dB), an-ten thu có độ lợi là 18(dB). Hỏi mức suy hao trong không gian là bao nhiêu (tính bằng dB) với f = 155(MHz).


Bài 3
Có một kênh truyền tín hiệu thẳng giữa 2 Anten với khoảng cách là 30km, tần số của tín hiệu là 3.7MHz, độ lợi của Anten phát là 28dB và độ lợi của Anten thu là 21.5dB. Hãy tính mức suy hao trong không gian (Free Space Loss) của tín hiệu với đơn vị dB.

Chương 5: KỸ THUẬT MÃ HÓA TÍN HIỆU


Mã hóa từ dữ liệu số sang tín hiệu số

  • Kỹ thuật NRZ-I

Cho dữ kiện bit 0 là 5V, bit1 là 0V.
Cho dãy bit: 101101001 (thiết bị phát chuỗi bit thành tín hiệu)
Vẽ hình tín hiệu của chuỗi bit này với mã NRZ-I

  • Kỹ thuật mã hóa Bipolar-AMI

  • Cho dãy bit 010010011. Biết rằng bit 1 trước đó có mức điện áp dương. Hãy vẽ tín hiệu của chuổi với mã hóa bằng mã Bipolar-AMI

  • Cho dãy bit 0100101011 mã hóa bằng mã Bipolar-AMI và được phát trên kênh có nhiễu. Dạng sóng nhận vào có dạng như sau:


Sóng nhận vào có hợp lệ không, nếu có sai thì ở những vị trí nào?

  • Kỹ thuật mã hóa Pseudoternary

Cho dãy bit 01001001110101101101, Biết rằng bit 0 trước đó có mức điện áp dương. Hãy vẽ tín hiệu của chuổi với mã hóa bằng mã Pseudoternary.

  • Kỹ thuật mã hóa Manchester

Bit 0: từ điện áp cao xuống điện áp thấp ; Bit 1: từ điện áp thấp lên điện áp cao
Dạng sóng của Hình dưới đây là của luồng dữ liệu nhị phân được mã hóa Manchester. Xác định đầu và cuối chu kỳ bit (tức là trích xuất thông tin đồng hồ) và viết ra chuỗi dữ liệu nhị phân thu được.


  • Kỹ thuật mã hóa Differential Manchester

Cho dãy bit 0101001110101101, Biết rằng trước bit 0 tín hiệu có mức thấp. Hãy vẽ tín hiệu của chuổi với mã hóa bằng mã Differential Manchester.

  • Bài tập B8ZS

Hãy vẽ tín hiệu số của chuỗi 10000000000010100000000001100000000001 bằng mã B8ZS biết rằng Bit 1 ngay trước chuỗi có mức điện áp cao.

  • Bài tập HDB3

Hãy vẽ tín hiệu số của chuỗi 1000000000000100000000001100001 bằng mã HDB3, biết rằng Bit 1 ngay trước chuỗi số bit 0 có mức điện áp thấp và có 6 Bits 1 từ lần thay thế trước tới chuỗi này.
Mã hóa từ dữ liệu số sang tín hiệu tuần tự

  • Điều biên

Cho dãy bit 101100010 với tốc độ truyền dữ liệu là 2Kbps.
Sóng mang với tần số là 8KHz..
Biết rằng 5V là bit 0, 2V là bit 1.
Hãy mô tả (vẽ) quá trình điều biên.

  • Điều tần

Cho dãy bít 01100110 với tốc độ truyền dữ liệu là 2Kbps.
Điều tần cho bit 0 với tần số 6KHz.
Điều tần cho bit 1 với tần số là 4KHz.
Mã mô tả (vẽ) quá trình điều tần.
Viết hàm điều chế s(t) của tín hiệu vừa có.

  • Điều pha

Cho dãy bít 01100101 với tốc độ truyền dữ liệu là 2Kbps.
Điều tần cho bit 0 với tần số 4KHz với pha 0 độ.
Điều tần cho bit 1 với tần số là 4KHz với pha bằng 180 độ .
Mã mô tả (vẽ) quá trình điều pha.
Viết hàm điều chế s(t) của tín hiệu vừa có.
Mã hóa dữ liệu tuần tự sang tín hiệu số

  • Điều chế PCM

Hãy xem xét một tín hiệu âm thanh có các thành phần phổ trong dải tần từ 300 đến 3000 Hz. Giả sử rằng tốc độ lấy mẫu là 7000 mẫu mỗi giây sẽ được sử dụng để tạo ra tín hiệu PCM, sử dung 256 mức lượng tử để lượng tử hóa tín hiệu nầy.
Tính tốc độ dữ liệu của luồng bit sau khi được mã hóa PCM ?

  • Điều chế Delta

Dạng sóng như trong Hình bên dưới được điều chế delta. Khoảng thời gian lấy mẫu và kích thước bước được biểu thị bằng lưới như trong hình.
Vẽ hàm bậc thang ( staircase Function) và hoàn tất đầu ra DM.


Chương 6: KỸ THUẬT TRUYỀN DỮ LIỆU SỐ

tải về 157.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương