ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI 3


Các kiểu thể hiện lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt



tải về 47.8 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích47.8 Kb.
#53127
1   2   3   4   5   6   7   8
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4, [123doc] - lich-su-trong-giao-tiep

2.4. Các kiểu thể hiện lịch sự trong giao tiếp bằng Tiếng Việt


Theo Brown và Levinson, những cách thể hiện phép lịch sự được sử dụng khi người phát ngôn muốn giữ thể diện cho người đối diện trong trường hợp có nguy cơ xảy ra những hành vi làm mất thể diện. Brown và Levinson đã thống kê 4 kiểu thể hiện sau đây: lối nói trực tiếp (bald on-record), lối nói khẳng định (positive politeness), lối nói phủ định (negative politeness) và lối nói gián tiếp (indirectness)

2.4.1. Lối nói trực tiếp


Để tránh những phát ngôn hoặc hành động phi ngôn có thể gây mất thể diện, hoặc để sửa chữa những tình huống đã lỡ xảy ra, người tham gia giao tiếp có xu hướng dùng lời nói trực tiếp. Cách dùng này có thể gây sốc cho người đối diện, đặc biệt là trong ngữ cảnh văn hóa Đông phương, nên thường được dùng trong những tình huống thật sự thân quen. Ví dụ trong trường hợp khẩn cấp,cần thông báo cho người khác để tránh những hành vi gây nguy hiểm: “Coi chừng”; đề nghị được giúp đỡ hoặc ra lệnh: Đưa quyển sách cho tôi; đưa ra đề nghị “Để đó, tôi dọn sau”. Cũng cần phải nói thêm đối với văn hóa của các nước phương Tây, lối nói trực tiếp, không vòng vo cũng chính là một cách thể hiện phép lịch sự, trong khi quan niệm Á Đông, đặc biệt là Việt Nam thì ngược lại, đề cập vấn đề đường đột và trực tiếp quá sẽ gây mất thể diện, mất lịch sự đối với cả người nói lẫn người nghe

2.4.2. Lối nói khẳng định


Không sử dụng các yếu tố trực tiếp như trên, lịch sự theo kiểu này là cách tạo ra các mối quan hệ giữa các bên tham gia giao tiếp; tôn trọng và đáp ứng nhu cầu phát ngôn của người đối diện bằng những phát ngôn đảm bảo không gây mất thể diện. Kiểu lịch sự này thường có khuynh hướng làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thể hiện sự quan tâm của người nói đến họ và thường được dùng trong những tình huống mà người nói và người nghe biết nhau khá kĩ. Một số cách thể hiện là những câu nói biểu hiện sự quan tâm, sự thân mật, tình đoàn kết, ngợi khen như: “Trông anh buồn thế? Tôi giúp được gì chăng”; “Nếu em rửa chén, thì anh chùi nhà”; “Chà, chị có mái tóc cắt đẹp đấy! Cắt ở đâu vậy”

2.4.3. Lối nói phủ định


Đây là cách người phát ngôn đưa ra những yêu cầu lịch sự có chứa yếu tố phủ định như: “Nếu bạn không phiền mình có thể ngồi đây được không? hoặc rào đón như : “Có lẽ, hơi phiền một chút nhưng chị có thể dịch qua chút cho em ngồi được không?, và sau đó hoàn toàn tôn trọng tự do trả lời của người đối diện. Vì thế, cách nói này thường không áp đặt người nghe phải làm một việc gì theo ý người nói cả.

2.4.4. Lối nói gián tiếp


Bằng cách nói gián tiếp này, người phát ngôn có thể tránh những nguy cơ mà họ có thể làm mất thể diện của người nghe và của cả chính họ. Không dùng những mẫu câu mang ý nghĩa trực tiếp, người nói thường vòng vo hoặc ẩn ý trong những câu như: Chà, ở trong này nóng như vây htrong câu nói của họ không đề xuất một đề nghị nào liên quan đến việc bật quạt

tải về 47.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương