ChưƠng 1: CƠ SỞ LÍ luận liên quan đẾN ĐỀ TÀI 3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI



tải về 47.8 Kb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2022
Kích47.8 Kb.
#53127
1   2   3   4   5   6   7   8
[123doc] - lich-su-trong-giao-tiep
giao-an-hoat-dong-ngoai-gio-len-lop-lop-4-thang-4-hoat-dong-4, [123doc] - lich-su-trong-giao-tiep

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các vấn đề về lịch sự

1.1.1. Khái niệm lịch sự


Lịch sự là một nhu cầu trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội văn minh. Nó tác động, chi phối đến quá trình giao tiếp và cả đến hiệu quả giao tiếp. Vì thế các nhà ngôn ngữ học đều xem nó là thuộc tính của diễn ngôn.
Lịch sự theo cách hiểu thông thường, là dùng để nói về người có hành vi xử sự phù hợp với phép tắc chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Trong quan hệ giao tiếp ngôn ngữ, lịch sự là yếu tố rất được coi trọng, có vị trí hàng đầu mang tính quyết định đối với hiệu quả của giao tiếp. Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về lịch sự từ những góc nhìn khác nhau như: G.Green, P.Brown & Levinson, R. Lakoff, G. Leech,…
- R.Lakoff là người mở đầu cho việc nghiên cứu lịch sự trong ngôn ngữ, bà đã đưa ra khái niệm lịch sự “như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn ...Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tắc được thuận lợi” [1]. Đây chính là biện pháp hữu ích để giảm bớt sự xung đột trong diễn ngôn. Theo R. Lakoff, có ba quy tắc lịch sự trong giao tiếp:
+ Không được áp đặt (Don”t impose)
+ Để ngỏ sự lựa chọn (Offer optionality)
+ Thể hiện tình bằng hữu (Encourage feeling of cammaraderie)
- G.Leech thì lại dựa trên khái niệm “lợi” (benefit) và thiệt (cost) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên. Vì thế, sự thay đổi mức độ lợi-thiệt trong một phát ngôn sẽ làm thay đổi mức độ lịch sự trong lời nói. Theo G. Leech lịch sự là “sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói của con người gây ra cho người đối thoại” [2]. Một phát ngôn lịch sự phải là một phát ngôn có các phương tiên để điều chỉnh mức lợi-thiệt sao cho tạo được sự cân bằng xã hội và tình thân giữa người nói với người nghe. G.Leech đã đưa ra 6 phương châm lịch sự:
+ Phương châm khéo léo
+ Phương châm hào hiệp
+ Phương châm tán thưởng
+ Phương châm khiêm tốn
+ Phương châm tán đồng
+ Phương châm cảm thông
Khảo sát qua ngôn ngữ trong sự hành chức của nó, chúng ta thấy các quan điểm trên có “nhiều chỗ không hoàn toàn đúng đắn vì khi ngôn ngữ được thể hiện trong giao tiếp thì tính lịch sự của nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như chênh lệch về quyền uy giữa người nói với người nghe, quy tắc, tôn ti, tuổi tác, mối quan hệ” [1]...Hơn nữa, có những loại lệnh được thiết chế xã hội cho phép trong một số hoàn cảnh nào đó nên nó không thể bị xem là mất lịch sự
Có thể nói P.Brown, S.Levinson là “hai tác giả lớn và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự” [1]. Dựa trên khái niệm “thể diện “ của E.Goffrman (1972): “Thể diện là hình ảnh của bản thân trước người khác” [2], hai tác giả này đã xây dựng nên khái niệm lịch sự. Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, nhóm chúng tối đã sử dụng khái niệm của P.Brown, S.Levinson để làm cơ sử lí luận để nghiên cứu: “Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào” [1]. Mặc dù lí thuyết của P.Brown và S.Levinson vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng khi cho rằng lịch sự là một chiến lược giao tiếp của cá nhân mà bỏ qua sự ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội trong ứng xử bằng ngôn ngữ nhưng lí thuyết này vẫn được xem là có sức giải thích lớn nhất.

1.1.2. Thể diện với lịch sự


Khái niệm thể diện được Goffman đề cập đến khi tác giả xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giao tiếp với ứng xử ngôn ngữ. Có thể hiểu, thể diện là sự thể hiện của bản thân mỗi người, là giá trị xã hội “chính diện” mà con người giành được một cách có hiệu quả trong tương tác xã hội. Trên cơ sở này, P. Brown & S. Levison đã xác định “thể diện là hình ảnh của bản thân trước người khác”. Từ đó, hai tác giả này đã xây dựng một cặp lưỡng phân quan trọng, họ phân biệt có hai loại: thể diện dương tính (thể diện tích cực) và thể diện âm tính (thể diện tiêu cực). Hai thể diện này bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ đối lập nhưng thống nhất

1.1.2.1. Thể diện dương tính


Thể diện dương tính (positive face): là “mong muốn được hòa đồng, gắn kết, tức là mong muốn của mình có được sự tán đồng, yêu thích của người khác”[2]. Nói cách khác, đó là sự mong muốn cho hình ảnh cái tôi của mình được xác nhận, ủng hộ, bênh vực.

1.1.2.2. Thể diện âm tính


Thể diện âm tính (negative face): là “mong muốn được tự do hành động, không mong người khác áp đặt cho mình, tức là hành vi của mình không gặp phải trở ngại từ phía người khác” [2]. Nói cách khác, đó là sự mong muốn tôn trọng lãnh địa riêng tư, quyền tự chủ hành động và từ chối mà theo cách nói của Goffman là sự tôn trọng lãnh địa của cái tôi (bao gồm lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất, tinh thần), là mong muốn được tự do hành động, không bị người khác áp đặt, ép buộc
Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, các hành động giao tiếp luôn có nguy cơ gây tổn hại thể diện được gọi là hành động đe dạo thể diện. Vì lẽ đó mà lịch sự được xem là chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ mất thể diện đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động giao tiếp của con người. Trong đó, có 5 chiến lược phổ quát: đe dạo thể diện (bằng lối nói gần không có hành động bù đắp, nói gần như lộ liễu); lịch sự dương tính (bằng lối nói gần có hành động bù đắp); lịch sự âm tính (bằng lối nói gần có hành động bù đắp); nói gián tiếp/nói xa; không thực hiện đe dọa thể diện. Tuy nhiên để tương ứng thì chúng tôi chỉ đề cập đến 2 chiến lược là lịch sự dương tính và lịch sự âm tính.

1.1.3. Các chiến lược lịch sự

1.1.3.1. Lịch sự dương tính


Lịch sự dương tính là lịch sự hướng tới sự tôn vinh thể diện của người nghe. Nói cụ thể, lịch sự dương tính là chiến lược lấy tiếp cận là cơ sở, người nói thông qua những điểm giống nhau ở một số mặt nào đó giữa bản thân với người nghe để làm thỏa mãn thể diện dương tính của người nghe.
Lịch sự dương tính được thể hiện bằng 15 chiến lược giao tiếp như sau:
(1) Chú ý đến nhu cầu và sự hứng thú của người nghe, tức là làm cho người nghe nhận thấy có sự chú ý của người nói đối với người nghe. Ví dụ:
- How are you? (Bạn có khỏe không?)
- Chắc là bạn đói rồi. Đã qua bữa sáng lâu rồi. Hay ăn trưa nhé?
(2) Khoa trương niềm hứng thú, sự tán đồng, đồng tình của người nói đối với người nghe bằng việc sử dụng cách nói cường điệu, phóng đại. Ví dụ:
- Bạn có một ngôi nhà thật sang trọng.
- Trông bạn chả già đi tí nào sau mười năm không gặp nhỉ
(3) Làm tăng thêm sự quan tâm, hứng thú đối với người nghe. Ví dụ:
- Hôm qua tớ đến lớp sớm hơn mọi khi và cậu nghĩ tớ đã thấy gì nào? – Một hộp quà xinh xắn nằm ngay trên bàn của tớ.
- Đừng buồn cô gái à. Mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn cả thôi.
(4) Sử dụng các biểu thức như là cách đánh dấu để chỉ ra rằng, cả người nói và người nghe cùng thuộc một nhóm nào đó. Ví dụ:
- Tớ nghĩ chúng ta nên có một chuyến du lịch sau kì thi này.
(5) Tìm kiếm chủ đề mà cả hai bên cùng quan tâm. Ví dụ:
- A: Sắp tới có một lễ hội âm nhạc lớn tổ chức tại trung tâm thành phố.
- B: Tuyệt cú mèo.
(6) Tránh sự bất đồng. Ví dụ:
- Về câu hỏi này, sẽ có nhiều cách trả lời tùy vào lập luận của mỗi người, tất nhiên tôi với bạn đang nhìn nhận vấn đề theo hai hướng khác nhau…
(7) Đề cập đến lẽ thường trong cộng đồng của người nói và người nghe. Ví dụ:
- It is obvious that (Rõ ràng là…)
(8) Pha trò, khôi hài. Ví dụ:
- Chiếc xe này cũng chỉ vài trăm chai thôi mà.
(9) Quan tâm đến sở thích của người nghe. Ví dụ:
- Bạn có muốn cho thêm một ít socola không?
(10) Đưa ra lời hứa, lời nói. Ví dụ:
- Cuối tuần này mình tổ chức một buổi party nhé các cậu?
(11) Tỏ ra lạc quan. Ví dụ:
- Chúng ta sẽ đạt được kết quả cao nếu ôn tập thật tốt.
(12) Đưa người nói và người nghe vào cùng một hoạt động đang tiến hành. Ví dụ:
- Chúng ta cùng uống cà phê nhé!
(13) Đưa ra lí do của hành động. Ví dụ:
- Mai mình tới hơi trễ, bạn có thể lấy sách giúp mình chứ?
(14) Đòi hỏi có đi có lại. Ví dụ:
- Em đã nấu cơm. Giờ thì việc rửa chén là phần của anh đấy.
(15) Trao tặng người nghe cái gì đấy. ví dụ:
- Anh sẽ tặng em một chuyến du lịch cuối tháng này nhé.

1.1.3.2. Lịch sự âm tính


Lịch sự âm tính là lịch sự hướng vào sự không xâm phạm lãnh địa riêng của người nghe, tức là chiến lược lấy rời xa làm cơ sơ, ngược lại với lịch sự dương tính là lấy tiếp cận làm cơ sở, tức là người nói không can dự vào sự tự do hành động của người nghe, làm thỏa mãn thể diện âm tính của người nghe. Lịch sự âm tính được thể hiện bằng 10 chiến lược giao tiếp như sau:
(1) Sử dụng cách nói vòng, gián tiếp theo quy ước. Ví dụ:
- Ôi, tôi đã quên quyển sách ở nhà rồi.
(2) Sử dụng các yếu tố rào đón. Ví dụ:
- Bạn có thể lấy giúp tôi cái ghế ở phía sau không?
(3) Thể hiện bi quan. Ví dụ:
- Tôi không thể hình dung được chúng ta sẽ hoàn thành công việc này như thế nào ấy?
(4) Giảm thiểu sự áp đặt. ví dụ:
- Dạo này anh không còn quan tâm em như trước nữa thì phải?
(5) Thể hiện sự nể phục, kính phục. Ví dụ:
- Công việc này thì anh ấy làm là số một
(6) Nói lời xin lỗi. ví dụ:
- Tôi thật sự xin lỗi về hành động của mình sáng nay.
(7) Dùng các phát ngôn phiếm chỉ (nói năng mập mờ). Ví dụ:
- It’s said that…(Người ta nói rằng…)
(8) Thể hiện sự đe dọa thể diện như một quy tắc chung. Ví dụ:
- Cậu sẽ bị phạt nếu không làm xong bài tập được giao.
(9) Sử dụng thủ pháp danh hóa. Ví dụ:
- Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đang là mục tiêu trước mắt của nước ta.
(10) Sử dụng lối nói gần để bày tỏ lòng biết ơn hoặc sử dụng lối nói thẳng thắn, người nghe không phải chịu ơn người nói về việc người nói đã giúp. Ví dụ:
- Chuyện bé xíu ấy mà, không cần cảm ơn tớ đâu.


tải về 47.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương