CHÚ giải về P’howa


Tu Tập Pháp P’howa Chuyển Di Thần Thức



tải về 443.67 Kb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích443.67 Kb.
#38426
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Tu Tập Pháp P’howa Chuyển Di Thần Thức

QUY Y VÀ BỒ ÐỀ TÂM


Bài nguyện về quy y và phát bồ đề tâm, được đọc ba lần, mở đầu khóa tu p’howa. Chúng ta quy y Tam Bảo, công nhận [và quy y] vị Thầy hướng dẫn là Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã bày tỏ một cách hoàn hảo con đường giác ngộ của bồ tát; quy y giáo pháp của Phật, phương tiện để chúng ta theo gương Phật; và quy y những vị theo chân Ngài, tức tăng đoàn, như những vị đồng hành trên đường tu. Chúng ta quy y không chỉ cho kiếp này, nhưng cho tới khi chúng ta đạt giác ngộ, và trưởng dưỡng ý nguyện bồ đề tâm cho tới khi, không chỉ riêng chúng ta, mà tất cả chúng sinh, thành Phật.

Ðể theo con đường của Phật Thích Ca Mâu Ni, chúng ta nguyện tu tập không ngưng nghỉ sáu pháp toàn thiện (lục độ, hay lục ba la mật) của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Những pháp này là con đường của một vị bồ tát, người thệ nguyện thành đạt giác ngộ để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Bài nguyện quy y và phát bồ đề tâm, một bài nguyện tổng quát cũng dùng cho các pháp tu khác, thiết lập một nền tảng mạnh mẽ và đầy ý nghĩa cho pháp p’howa. Nó nhắc nhở chúng ta rằng pháp môn p’howa lưu xuất từ di sản Phật Pháp, và rằng những vị tu tập với chúng ta là trong tăng đoàn cao quý. Họ gồm những vị đã nhìn qua các quan tâm về mình, những vị đã thấy các đau khổ của người khác và khởi tâm nguyện từ bi để cứu độ. Sự kết hợp giữa tâm nguyện từ bi này với ước vọng đạt nguyện bằng cách giác ngộ chính là sự khai sinh của bồ đề tâm,  và ghi dấu sự chuyển hóa của những người bình thường này trở thành con Phật.

Pháp môn p’howa, được tu tập với sự tỉnh thức về sự chết, cung cấp một diễn trường mạnh mẽ cho việc thực hiện ý nguyện bồ đề tâm. Khi chúng ta nghĩ về nỗi đau khổ khi hấp hối – sự bất định dày đặc và nỗi buồn của sự cắt lìa, từng sự cắt lìa một, những dây liên kết của chúng ta với bạn hữu và gia đình, vào tài sản, vào đặc tính cá nhân, vào chính thân xác mình – chúng ta có hay không  đã đập vỡ các quan tâm bình thường? Chúng ta mong muốn tu tập, vừa cả do nỗi sợ hãi sự chết và cả do niềm hy vọng rằng xuyên qua p’howa, chúng ta sẽ có thể nhảy qua vô lượng chu kỳ sinh tử luân hồi, và được tái sinh trực tiếp trong cõi thanh tịnh của Phật A Di Ðà. Aùp dụng sáu pháp toàn thiện của bồ tát đạo vào p’howa sẽ cung cấp phương tiện thành tựu các quyền năng phi thường trong kiếp này, kể cả khả năng chuyển di thần thức của những người đang hấp hối. Tận cùng, thành tựu sáu pháp tu tập này dẫn chúng ta không chỉ tới nơi cõi tịnh độ cực lạc  mà còn tới sự toàn giác.

Chúng ta bày tỏ hạnh bố thí xuyên qua pháp p’howa bằng cách dâng hiến thì giờ và nỗ lực để tu tập, qua việc học cách thực thi pháp p’howa cho người khác, và qua tâm nguyện chúng ta muốn làm lợi ích cho mọi chúng sinh.

Chúng ta trưởng dưỡng hạnh trì giới bằng cách ngồi với tư thế tốt và bằng cách làm từng bước tu tập tốt, và qua ý nguyện muốn gạt bỏ qua một bên mọi sinh hoạt bên lề, và tập trung vào pháp p’howa trong các thời thực tập, khi những người khác đang hấp hối, và vào giây phút họ từ trần.

Nhẫn nhục thì cần thiết khi chúng ta gặp các trở ngại tu tập, như thiếu thoải mái khi ngồi và trong tiến trình tìm đạt các dấu hiệu thể lý (LDG: dấu hiệu cụ thể cho thấy người chết siêu sinh tịnh độ). Nhẫn nhục cũng cần thiết khi những người khác tìm cách ngăn cản chúng ta trong khi chúng ta đang nỗ lực thực hiện pháp p’howa cho người đang hấp hối hay cho chính mình.

Với tinh tấn, chúng ta liên tập tu học cho tới khi chúng ta có tự tin vào khả năng mình và không bao giờ bị lôi kéo ra khỏi pháp tu dẫn tới cõi tịnh độ.

Với thiền định, chúng ta cắt bỏ mọi vọng tưởng trong thiền định và liên tục chú tâm và pháp quán tưởng và tụng niệm. Vào giây phút hấp hối, chúng ta tập trung vào Phật A Di Ðà, mà vị Phật này là một thể với bổn sư của chúng ta.

Pháp toàn thiện về trí huệ xảy ra xuyên qua sự chứng ngộ về pháp tu này như là một hiển lộ thanh tịnh của sự hợp nhất giữa pháp tướng và tánh không. Tiến trình thiền pháp p’howa dẫn chúng ta tới chứng ngộ này, bởi vì trong chuỗi thứ tự mau chóng, chúng ta thay đổi giữa pháp quán tưởng (visualization) và pháp hội nhập (dissolution) vào trong bản tánh bất nhị, phi khái niệm của Phật A Di Ðà. 

---o0o---


PHÁP THỰC TẬP CHÍNH YẾU

Quán Tưởng về Ðức Quan Thế Âm


Từ lúc khởi đầu của phần tu tập chính, chúng ta bẻ gãy xích xiềng của tâm chấp ngã bình thường, và đưa ra từ chính mình cái linh ảnh hóa thân thanh tịnh của bản tánh mình như là Ðức Quan Âm, vị Thánh của lòng Ðại Bi. Việc tự quán tưởng như vị bổn tôn có ba phương diện quan trọng: quán tưởng linh ảnh trong chi tiết rõ ràng, hiểu ý nghĩa biểu tượng của linh ảnh đó, và gìn giữ cái “tự hào” của vị bổn tôn -  nghĩa là, xuyên qua định tâm mà hiển lộ thân, khẩu và ý của vị bổn tôn không bị gián đoạn. (LDG: Ngắn gọn, tự tâm mình lưu xuất ra linh ảnh Ðức Quan Âm, rồi học nhân tự quán tưởng mình hợp nhất với Ngài trong cả 3 nghiệp thân, khẩu và ý.)

Ðể tự quán tưởng mình như Ðức Quan Âm, hãy an nghỉ trong bản tánh của tâm mình như sự rỗng rang, không giữ [niệm] gì cả – không cả trần cảnh của thế giới bên ngoài, mà cũng không cả thế giới bên trong của các suy nghĩ, khái niệm và cảm xúc. Thân xác học nhân không còn trong hình tướng thể lý, dầy đặc, nhưng bây giờ chiếu sáng, màu trắng rực rỡ như một ngàn mặt trời chiếu sáng trên một đỉnh núi tuyết. Ngồi trong tư thế kiết già trên một hoa sen trắng và đĩa mặt trăng, học nhân có một khuôn mặt và bốn cánh tay. Hai bàn tay dưới thấp ôm một viên ngọc như ý màu xanh da trời áp vào tim; bàn tay phải phía trên cầm một xâu chuỗi thủy tinh, và bán tay trái phía trên cầm cọng hoa sen trắng nở gần bên tai.

Như Ðức Quan Âm, học nhân mặc năm mảnh lụa của các vị bổn tôn báo thân – các dây ngũ sắc thả treo từ trên vương miện xuống, một mảnh lụa trắng phía trên thêu với chỉ vàng, một khăn quàng dài màu xanh lá cây bay phất phơ và quấn phía trên các cánh tay, một váy ngắn mà xanh da trời cùng với các quần màu đỏ phía dưới, và một dây lưng. Học nhân cũng mặc tám món bảo ngọc – một vương miện mang các bảo ngọc ngũ sắc, các bông tai, ba độ dài của các dây chuyền đeo cổ, dây chuyền đeo tay, dây chuyền đeo cánh tay, và dây chuyền đeo cổ chân. Những vật trang trí này được khảm vào bằng đá quý.

Mỗi mặt của hình ảnh này khởi lên một cách tự nhiên và biểu lộ các các phẩm chất, sự hiển lộ thanh tịnh, của tự tánh tuyệt đối. Khi quán tưởng tự thân mình như Ðức Quan Âm, chúng ta không chỉ tự trang phục mình trong hình tướng bề ngoài đẹp đẽ. Trong cảnh chứng nhập bất nhị mà chúng ta tìm đạt, tất cả các chi tiết hình tướng đó và ý nghĩa phong phú của chúng hiển lộ một cách tự nhiên từ tánh Phật, tánh của chúng ta và của Ðức Quan Âm không hai không khác.

Màu trắng rực rỡ của Ðức Quan Âm khởi lên như phẩm chất không bị ô nhiễm bởi sinh tử luân hồi. Tòa sen của ngài là hiển lộ của tánh không, đĩa mặt trăng là phương tiện thiện xảo. Khuôn mặt của ngài là hiển lộ cho bản chất bất biến của sự thật tuyệt đối.

Bốn cánh tay của Ðức Quan Âm khởi lên như biểu hiện của bốn phẩm tánh vô lượng của từ, bi, hỉ và xả. Hai bàn tay để nơi ngực ngài là để kiết ấn đại bi, và cầm một viên ngọc như ý màu xanh da trời tượng trưng cho tình yêu và lòng thương xót; viên ngọc tự nó đã mang hạnh phúc tới cho chúng sinh. Bàn tay phải phía trên cầm một xâu chuỗi các hạt thủy tinh cùng cỡ bày tỏ tâm xả vô lượng. Bàn tay trái phía trên cầm một hoa sen nở phía bên tai để hiển lộ tâm hỉ vô lượng, đặc biệt là niềm vui được nghe giáo pháp. Cọng hoa cũng nổ ra một trái và một búp. Cánh hoa nở trọn tượng trưng cho chư Phật hiện tại; trái tượng trưng chư Phật quá khứ; và búp tượng trưng chư Phật tương lai.

Thế ngồi kim cang tọa là biểu hiện khác của tâm xả vô lượng của Ðức Quan Âm, mà tâm này khởi lên từ chứng ngộ tuyệt đối của bản tánh đơn nhất – cái tánh không, một vị đơn nhất – của toàn thể cõi luân hồi và niết bàn. Các trang phục lụa và bảo ngọc, được mang với sự không dính mắc hoàn toàn, bày tỏ sự giàu có của báo thân. Ngài không cần rời bỏ gì hết, bởi vì Ngài không hề nắm giữ gì hết. 

---o0o---




tải về 443.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương