Các tbcđ được chia làm 6 loại thuộc ba nhóm chủ yếu như sau


Thiết bị cô đặc loại màng



tải về 19.41 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu20.09.2022
Kích19.41 Kb.
#53233
1   2   3
Phân-loại-TBCĐ

Thiết bị cô đặc loại màng


Yêu cầu về các điều kiện cô đặc nhằm bảo vệ các nguyên liệu nhạy cảm với nhiệt đã dẫn đến việc phát triển các thiết bị cô đặc loại màng mỏng. So với thiết bị cô tuần hoàn, thiết bị cô màng mỏng được đặc trưng bởi thời gian tiếp xúc nhiệt của dung dịch rất ngắn (khoảng một phút).
Trong thiết bị cô đặc loại màng, chất lỏng chuyển động dọc theo bề mặt truyền nhiệt của ông ở dạng màng mỏng. Quá trình tạo hơi chủ yếu từ màng chất lỏng này. Theo chiều cao của ống truyền nhiệt, khi màng chất lỏng đi từ trên xuống, nồng độ của dung dịch tăng dần, đến phòng bốc hơi thì đạt được nồng độ cần thiết.
Đối với cô đặc loại màng, chiều cao ống truyền nhiệt và bề dày lốp màng chất lỏng trong ống truyền nhiệt là các thông số quan trọng ảnh hưởng đến hệ số truyền nhiệt và mức độ đậm đặc sản phẩm. Thiết bị kiểu này được dùng phổ biến để cô đặc dịch lên men và dịch chiết dược liệu.

Thiết bị cô đặc loại rotor


Trong thiết bị cô đặc loại màng, bề dày của lóp màng dung dịch tạo thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất dung dịch, tốc độ chảy, nhiệt độ… Do vậy các thiết bị đó không thích hợp với dung dịch có độ nhớt cao. Để cổ đặc dung dịch không bền nhiệt nhưng có độ nhớt cao, có thể dùng thiết bị có rotor để điều chỉnh bề dày lớp màng. Thân thiết bị có áo hơi đóng vai trò là bề mặt truyền nhiệt. Rotor là một trục thẳng đứng, trên có gắn các thanh gạt. Dung dịch đầu được đưa vào ở phần trên thiết bị như trong cô đặc loại màng rồi được gạt thành lớp mỏng (0,75 đến 4 mm) lên bề mặt truyền nhiệt nhờ các thanh gạt gắn trên rotor. Thiết bị cô đặc loại này có thể hoạt động dưới chân không và nhiệt độ thấp, được dùng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm để cô các dung dịch có độ nhớt cao như dung dịch gelatin, dung dịch đường, dịch hoa quả và dịch chiết dược liệu, sản phẩm thu được có thể chất từ dạng đậm đặc đến dạng bột khô.

Thiết bị cô ly tâm


Dung dịch được dẫn vào tâm của một rotor được làm nóng bằng hơi nước. Rotor quay với vận tốc 400-1600 vòng/phút. Dung dịch được văng lên phía trên nhờ lực ly tâm, tạo thành lớp mỏng bên trong thành rotor. Bề dày của lớp màng khoảng 0,1 mm nên tốc độ bốc hơi rất nhanh. Thời gian tiếp xúc với nhiệt của dung dịch chỉ khoảng dưới 1 giây. Thiết bị dùng thích hợp với dung dịch chứa thành phần nhạy cảm với nhiệt.
Máy cô quay được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm để cô đặc dung dịch. Chuyển động quay của bình cất giúp phân bố dung dịch thành lớp mỏng lên mặt trong của bình, làm tăng đáng kể bề mặt truyền nhiệt cũng như bề mặt bốc hơi. Chuyển động quay còn có tác dụng phá vỡ các bọt hơi tạo thành. Nhiệt độ bể nước, độ sâu của bình cất chìm trong bể nước, mức chân không và tốc độ quay là những thông số có thể điều chỉnh tốc độ bốc hơi.
tải về 19.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương