CỤc hộ TỊCH, quốc tịCH, chứng thựC



tải về 22.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích22.06 Kb.
#25501


BỘ TƯ PHÁP

CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC

Số: 778 /HTQTCT-HT

V/v hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2014

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang

Trả lời Công văn số 2359/STP-HCTP của Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang xin ý kiến nghiệp vụ hộ tịch, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

1. Về việc xác nhận quan hệ vợ chồng:

Theo quy định pháp luật về hộ tịch hiện hành, các giấy tờ hộ tịch như Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con … do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, là căn cứ pháp lý xác nhận tình trạng nhân thân của mỗi cá nhân. Trong trường hợp cá nhân chưa có hoặc đã có nhưng không còn lưu giữ được các giấy tờ hộ tịch đó, thì tuỳ từng trường hợp, cá nhân căn cứ vào các quy định về cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc, cấp lại bản chính giấy khai sinh, đăng ký quá hạn hoặc đăng ký lại… quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy tờ hộ tịch. Pháp luật hiện hành không có quy định về việc cấp xác nhận hộ tịch ngoài các giấy tờ hộ tịch đã được quy định.

Điều 10 Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch chỉ quy định về việc xác nhận tình trạng hôn nhân (tại thời điểm yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) cho công dân Việt Nam cư trú trong nước và việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian cư trú tại Việt Nam (trước khi xuất cảnh) cho công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP chưa có quy định về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước theo từng giai đoạn trước thời điểm có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tại thời điểm yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã có vợ/có chồng.

Do đó, trường hợp hai bên đương sự là vợ chồng hợp pháp (hai người đã đăng ký kết hôn mà sổ đăng ký kết hôn không còn lưu trữ được hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn), nay một bên vợ hoặc chồng đã chết, nếu người còn lại muốn chứng minh mối quan hệ vợ chồng thì Sở Tư pháp hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã tiến hành xác minh, làm rõ về quan hệ hôn nhân của đương sự, nếu đủ căn cứ chứng minh thì vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho đương sự, trong đó ghi rõ về quan hệ vợ chồng và tình trạng hôn nhân của đương sự từ khi vợ (chồng) chết đến thời điểm cấp Giấy xác nhận. Cách ghi nội dung xác nhận như sau:

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, hiện đang cư trú tại........, đã đăng ký kết hôn với bà Nguyễn Thị B năm ... (Sổ đăng ký kết hôn không còn lưu trữ được), bà Nguyễn Thị B đã chết ngày ... tháng .... năm ..... (Giấy chứng tử số .........., do Uỷ ban nhân dân ...... cấp), hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.

Ví dụ 2: Bà Trần Thị C, hiện đang cư trú tại........, chung sống như vợ chồng với ông Nguyễn Văn D từ năm ... (không đăng ký kết hôn), nhưng ông Nguyễn Văn D đã chết ngày ... tháng .... năm ..... (Giấy chứng tử số .........., do Uỷ ban nhân dân ...... cấp), hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai.



2. Về việc khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, được cha là công dân Việt Nam đưa về Việt Nam sinh sống

Công văn số 2359/STP-HCTP không nêu rõ các thông tin liên quan đến trẻ em được đưa về Việt Nam sinh sống như: giấy tờ người cha và trẻ em sử dụng để nhập cảnh về Việt Nam, trẻ em có Giấy chứng sinh hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hay không … Do đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực hướng dẫn về nguyên tắc như sau:

Cơ quan đăng ký hộ tịch có thể vận dụng quy định tại Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và quy định tại tiết h, điểm 1, mục II Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, để đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện trẻ bị bỏ rơi (nếu người cha không làm thủ tục nhận con); Nếu người cha đồng thời làm thủ tục nhận con thì vận dụng quy định tại tiết a, điểm 4, mục II của Thông tư số 01/2008/TT-BTP để giải quyết việc nhận cha, mẹ, con (không cần có ý kiến của người mẹ) kết hợp với việc đăng ký khai sinh.

3. Về việc đăng ký khai sinh đối với các trường hợp Việt kiều từ Campuchia về Việt Nam sinh sống

Liên quan đến các trường hợp Việt kiều từ Campuchia về Việt Nam sinh sống mà không có giấy tờ tùy thân có nhiều vấn đề phức tạp, cần phối hợp giải quyết như: việc đăng ký hộ tịch, xác định quốc tịch, tư cách cư trú … Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành, địa phương có liên quan xây dựng Tiểu Đề án "Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch và các loại giấy tờ tùy thân cho người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam" trong khuôn khổ Đề án "Giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của người di cư tự do tại 10 tỉnh có đường biên giới Việt Nam - Campuchia". Sau khi xây dựng và triển khai thực hiện Tiểu đề án, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ có hướng dẫn cụ thể hướng giải quyết việc đăng ký hộ tịch đối với đối tượng này.



4. Về việc xác định quốc tịch của người Việt Nam định cư tại nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài

Theo quy định pháp luật hiện hành thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài có thể sử dụng Hộ chiếu Việt Nam hoặc hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp (còn thời hạn) khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Về nguyên tắc, quốc tịch của đương sự được ghi trong giấy tờ hộ tịch là quốc tịch theo hộ chiếu được sử dụng (xuất trình). Trường hợp đương sự sử dụng Hộ chiếu Việt Nam mà có yêu cầu ghi cả quốc tịch nước ngoài thì phải xuất trình Hộ chiếu còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, cơ quan đăng ký hộ tịch ghi cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài trong giấy tờ hộ tịch (ghi quốc tịch Việt Nam trước). Trường hợp đương sự sử dụng Hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì cơ quan đăng ký hộ tịch yêu cầu đương sự cam đoan rõ về việc còn hay không còn quốc tịch Việt Nam, đồng thời trao đổi với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực kiểm tra xem đương sự có tên trong danh sách công dân Việt Nam đã thôi/bị tước quốc tịch Việt Nam hay không (nếu đương sự không xuất trình được tài liệu chứng minh về việc thôi quốc tịch); nếu đương sự còn quốc tịch Việt Nam thì phải ghi quốc tịch theo hướng dẫn trên.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trao đổi để Sở Tư pháp tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện./.



Nơi nhận:

- Như trên;



- Lưu: VT (Hiển).



CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)


Nguyễn Công Khanh



Каталог: hdnv -> Lists -> CongVanHuongDan -> Attachments
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CỤc hộ TỊCH, quốc tịCH, chứng thực số
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CỤc hộ TỊCH, quốc tịCH, chứng thựC
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CỤc hộ TỊCH, quốc tịCH, chứng thựC
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 1967/btp-tcthads v/v hướng dẫn sử dụng biểu mẫu thi hành án dân sự CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> CỤc hộ TỊCH, quốc tịCH, chứng thực số: 2085
Attachments -> Số: 122 /btp-khtc v/v kê khai đăng ký tài sản nhà nước
Attachments -> BỘ TƯ pháp số: 79/btp-khtc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 22.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương