Các chất kích thích sinh trưỞng 2



tải về 32.92 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.03.2023
Kích32.92 Kb.
#54317
1   2   3   4   5   6
Kĩ thuật trồng hoa lan

Cách sử dụng
-Đối với phương pháp ngâm: Ngâm cành lan (1-2h) hoặc xịt trực tiếp vào Keiki lan 3 ngày một lần với dung dịch IBA-K nồng độ 10-20mg/L (tương đương 1 - 2g/100L hoặc pha loãng 25 - 50 lần từ dung dịch nhúng nhanh).
-Đối với phương pháp nhúng nhanh: Nhúng gốc hoặc cành lan mới cắt với dung dịch IBA-K nồng độ 500mg/L trong vòng 3-5s (tương đương 5g/10 lít nước).
- Nồng độ lúc này sử dụng cho cây lan chỉ cần từ 3-4ppm
Với đặc tính của hai loại sản phẩm này là tính quang phân, nên khuyến cáo các nhà vườn không nên sử dụng phun lên toàn bộ cây lan để tránh mất tác dụng của thuốc khi sử dụng.
2.5 Auxin K-IAA 98% (Potassium 3-Indole acetic acid)
Viết tắt: K-IAA. Công thức phân tử: C10H9NO2
- Tác dụng chính của K-IAA đối với cây trồng khi sử dụng: Ở một nồng độ nhất định tùy thuộc vào loại cây trồng và ở các giai đoạn khác nhau thì K-IAA sẽ có các dụng khác nhau như: Thúc đẩy tăng trưởng ở thực vật, tăng phân chia tế bào, kéo dài và biệt hóa tế bào, phân tách bó mạch. Ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy phát triển bộ rễ, mở rộng lá, kéo dài thân, tăng vận chuyển các sản phẩm quang hợp, chữa lành vết thương, kích thích nảy mầm hạt, tăng ưu thế ngọn, tăng tỉ lệ đậu hoa đậu quả và giúp quả phát triển nhanh làm tăng năng suất sau này. Đặc biệt, K- IAA có khả năng điều khiển được giới tính hóa, đó là làm tăng tỷ lệ hoa cái trên cây, tăng tỷ lệ đậu quả và giảm được tối đa tình trạng rụng hoa, rụng quả non. Tuy nhiên nếu dùng với hàm lượng quá cao thì IAA lại có tác dụng ức chế.
Cách sử dụng
Ngâm trong vòng 6 - 24h: 20 - 100ppm (tương đương 2-10g/100L) (các hạt giống rau, hoa có thể ngâm với nồng độ thấp hơn: 4 - 10ppm.
Tưới Nồng độ khuyến cáo chung cho các loại cây trồng khi sử dụng K-IAA này là: 1-5ppm, tương đương 1-5g/1000L nước phun cho cây.
- Nhúng nhanh (2 - 3 giây) nồng độ 2000 - 3000pp, tương ứng 2 - 3g/lít.
Với đặc tính của hai loại sản phẩm này là tính quang phân, nên khuyến cáo các nhà vườn không nên sử dụng phun lên toàn bộ cây lan để tránh mất tác dụng của thuốc khi sử dụng.
II. Cytokinin

  1. Khái niệm

Xitôkinin (Cytokinin) là nhóm hóc môn thực vật thứ ba được phát hiện sau auxin và giberelin - thuốc nhóm chất kích thích sinh trưởng thực vật.
- Xitôkinin (Cytokinin) tự nhiên trong cây được tách lần đầu tiên năm 1963 bởi Letham và Miller ở dạng kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin có hoạt tính mạnh hơn kinetin 10-100 lần. Sau đó người ta đã phát hiện ra Xitôkinin (Cytokinin) ở trong các thực vật khác nhau và là một nhóm chất kích thích sinh trưởng quan trọng ở trong cây.
- Xitôkinin (Cytokinin) được tạo ra trong ngọn rễ và trong hạt đang phát triển, sau đó, được vận chuyển qua mô gỗ từ rễ lên thân.
- Xitôkinin (Cytokinin) có vai trò chính trong sự phân cắt tế bào.
- Tác động của Xitôkinin (Cytokinin) lên sự tăng trưởng của tế bào trong môi trường nuôi cấy mô lệ thuộc vào sự hiện diện đồng thời của auxin, tỉ lệ giữa Xitôkinin (Cytokinin) và auxin có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự chuyên hóa của tế bào mới.
1.1 Công thức cấu tạo
Xitôkinin (Cytokinin) là các dẫn xuất của base Adenine. Có nhiều loại Xitôkinin (Cytokinin) khác nhau, quan trọng nhất là kinetin và zeatin
2. Các chất cytokinin
2.1 Cytokinin Kinetin 99%
Viết tắt KT, KN, KIN
Công thức phân tử: C10H9N5O
- Tác dụng chính của Kinetin đối với cây trồng: Kinetin là một loại cytokinin, một loại hormone thực vật thúc đẩy sự phân chia tế bào, thường được sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật để kích thích sự hình thành callus (mô sẹo) (kết hợp với auxin) và tái tạo các mô chồi từ callus (có nồng độ auxin thấp hơn). Kinetin cũng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cây trồng mới từ nuôi cấy mô. Ngoài ra, Cytokinin Kinetin cũng được áp dụng đánh thức chồi ngủ (mắt ngủ, mầm ngủ) trên các loại cây hoa như: Hoa lan, hoa hồng, salem tím...

tải về 32.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương