Các bài suy niệm LỄ hiện xuống – Năm b lời Chúa: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b 12-13; Ga 20,19-23 MỤc lụC



tải về 464.78 Kb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích464.78 Kb.
#37738
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

29. Đấng sáng tạo.


Như chúng ta đã biết: đứng trước câu hỏi Chúa Thánh Thần là Đấng nào, sách giáo lý đã trả lời: Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi thứ ba. Câu trả lời này thật đúng, nhưng lại quá trừu tượng, khiến chúng ta khó có thể hình dung Ngài ra làm sao.

Các thánh Giáo phụ và các nhà thần học đã cố gắng dùng những hình ảnh cụ thể để diễn tả về Chúa Thánh Thần. Các ngài đã sánh ví Chúa Thánh Thần chính là sợi dây tình yêu liên kết Chúa Cha với Chúa Con.

Thánh Bernađô thì nghĩ rằng: Chúa Cha và Chúa Con yêu thương nhau, còn Chúa Thánh Thần chính là nụ hôn ngọt ngào và mầu nhiệm mà hai ngôi ấy trao ban cho nhau.

Nhà thần học Scheeben thì lại coi Chúa Thánh Thần như là một sự tỏa lan của đời sống Thiên Chúa, như là một làn hương thơm thánh thiện của Chúa Cha và Chúa Con.

Thế nhưng ngôn ngữ của loài người thì bất lực, không thể diễn tả nổi mầu nhiệm cao vời ấy, nếu không muốn nói là nhiều khi đã bóp méo sự thật. Để có được một vài ý niệm nào đó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những tước hiệu, vốn được Giáo Hội quen dùng để xưng tụng Chúa Thánh Thần.

Một trong những ca khúc nổi tiếng của Giáo Hội từng được hát lên để cầu xin Chúa Thánh Thần trước khi chúng ta làm một việc gì, đó là ca khúc “Veni Creator Spiritus”, Lạy Chúa Thánh Thần, là Đấng sáng tạo, xin hãy đến. Tước hiệu Giáo Hội quen dùng để xưng tụng Chúa Thánh Thần, đó là Đấng Sáng Tạo. Vậy tại sao lại như thế?

Lý do thứ nhất, như chúng ta đã biết: Trong phạm vi vật chất. Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ vì yêu thương. Nếu Thiên Chúa chỉ là Đấng Khôn ngoan và thông biết, chắc Ngài sẽ không dựng nên vũ trụ, bởi vì vũ trụ này dù có hoàn hảo đến đâu chăng nữa, thì vẫn còn cách biệt với ý muốn của Thiên Chúa. Thế nhưng Thiên Chúa còn là Đấng nhân từ và thương xót, Ngài là Tình Yêu, một tình yêu phong phú. Và chính bởi tình yêu ấy. Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ.

Người tín hữu, với con mắt đức tin, sẽ nhìn thấy nơi mọi tạo vật dấu ấn sâu đậm của tình yêu Thiên Chúa, hay nói đúng hơn, dấu ấn sâu đậm của Chúa Thánh Thần, chẳng hạn nơi những chồi non của một ngọn cây mới nhú, nơi tiếng hót véo von của một loài chim nhỏ, nơi giấc ngủ thiên thần của một em bé. Chính là Thánh Thần tình yêu đã là nguyên nhân của công cuộc sáng tạo. Chính Thần Khí của Thiên Chúa đã làm cho mọi vật được sống động.

Hơn thế nữa, Chúa Thánh Thần còn kiện toàn công cuộc sáng tạo ấy và duy trì cái trật tự tuyệt vời trong vũ trụ. Sách Sáng Thế Ký đã ghi nhận: Thánh Thần Chúa bay lượn trên nước và trên vũ trụ đã được tạo thành, như một sức mạnh để bảo tồn và duy trì sự hài hòa cân đối. Thánh vịnh 32 cũng đã xác quyết:

Một lời Chúa phán, làm ra chín tầng trời.

Một hơi Chúa thở, tạo thành muôn tinh tú.

Vũ trụ đang phát triển và sẽ còn phát triển cho đến tận cùng thời gian. Không có Chúa Thánh Thần, thì tất cả chỉ là một đám hỗn mang, vô trật tự, vô tổ chức, không mục đích và chìm ngập trong tăm tối. Nhưng với Chúa Thánh Thần, vũ trụ sẽ đi vào một đường hướng nhất định và sẽ thực hiện được mục đích cuối cùng của mình: xuất phát từ Thiên Chúa, thì sẽ trở về cùng Thiên Chúa. Chúng ta gọi Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo, bởi vì Ngài đã làm nên và duy trì cái trật tự lạ lùng trong vũ trụ.

Lý do thứ hai đó là trong lãnh vực thiêng liêng, Chúa Thánh Thần đã khởi công và còn đang tiếp tục một cuộc tạo dựng mới cho loài người ân sủng, cho con người được cứu độ của chúng ta. Cuộc tạo dựng mới này được khởi đầu qua việc Ngôi Lời nhập thể dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Thực vậy, sứ thần Gabriel đã nói với Mẹ Maria: Uy quyền Thiên Chúa đã bao phủ bà và con trẻ do bà sinh ra sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Đấng Tối Cao.

Thiên thần Chúa cũng đã nói với thánh Giuse trong giấc mộng như sau: Hỡi Giuse, đừng sợ. Hãy nhận lấy Maria làm vợ, vì Maria mang thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần.

Chính vì thế, trong kinh Tin Kính, chúng ta đã tuyên xưng: Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria và đã làm người.

Và bây giờ, Ngài vẫn còn tiếp tục công cuộc sáng tạo ấy, bằng cách hướng dẫn, dìu dắt và thánh hóa các tâm hồn trong Giáo Hội. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã hứa ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta: Thầy đã xin với Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ mới. Ngài là Thần chân lý và sẽ ở cùng các con luôn mãi. Chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội và chọn lựa những người điều khiển Giáo Hội của Chúa.

Chúa Giêsu đã thực hiện và hoàn tất chương trình cứu độ, nhưng Chúa Thánh Thần mới là Đấng ban phát công nghiệp ấy cho chúng ta qua các Bí tích. Với một tình yêu bao la, Ngài đã theo chúng ta từ khi chúng ta mở mắt chào đời cho đến khi chúng ta nhắm mắt buông tay vĩnh biệt cuộc sống. Ngài không phải chỉ đi bên cạnh chúng ta, mà hơn thế nữa, còn ngự trị trong chúng ta, như lời thánh Phaolô: Anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ cho Chúa Thánh Thần hay sao? Không một ngày nào, không một phút giây nào mà Chúa Thánh Thần chẳng ở bên chúng ta để trao ban cho chúng ta những ân huệ của Ngài.

Thánh Augustinô đã có lý khi nói: Như linh hồn ở trong thân xác thế nào, thì Chúa Thánh Thần cũng ở trong Giáo Hội, thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô như vậy.

Khi mùa đông qua đi, mùa xuân trở lại, chúng ta thấy như có một sức sống mới tràn lan, khiến cho cây cối đâm chồi nẩy lộc. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta và ban cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa. Việc thánh hóa và tạo dựng thiêng liêng này là một kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa: Ngài đã tạo dựng chúng ta một cách tài tình, nhưng Ngài còn cải tạo chúng ta một cách tài tình hơn nữa.

Bởi đó, hãy cộng tác với Chúa Thánh Thần, hãy để Ngài hoạt động hầu biến đổi chúng ta thành những con người mới, theo tinh thần của Chúa Giêsu, ngập tràn ân sủng và tình yêu.


30. Thần Khí.


Trong tiếng Hípri, người ta dùng cùng một chữ để diễn tả “gió”, “hơi thở” và “thần khí”. Cũng như người ta không thể nhìn thấy gió mà chỉ thấy hậu quả của nó. Thần Khí của Thiên Chúa chỉ được nhận ra nơi những người được tác động và làm theo sự hướng dẫn của Thần Khí Thiên Chúa.

Hơi thở thì gắn bó chặt chẽ với sự sống; hơi thở là dấu chỉ của sự sống. Với phương pháo cấp cứu miệng qua miệng, chúng ta có thể đem lại sự sống cho một người mà phổi đã ngưng hoạt động, nhờ hơi thở ta.

Trong sách Sáng Thế, chúng ta đọc thấy Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam và ông trở nên sống động. Khi Thiên Chúa chọn những người để thi hành các sứ vụ đặc biệt, chẳng hạn như ông Samson, vua Saun, vua Đavid và những người khác nữa, thì “thần khí của Thiên Chúa” cũng được ban cho họ. “Thần khí của Thiên Chúa” được xem như nguồn mạch của sự sống và của mọi thành tựu lớn lao của dân Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ.

Trong bối cảnh này, chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa việc Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ. Đó là dấu chỉ ngoài sự sống thể lý, họ còn lãnh nhận một sức sống thiêng liêng và họ được sai đi thi hành một sứ vụ lớn lao. Mọi sự đều biến đổi trong cuộc sống của họ. Sự sợ hãi đổi thành vui mừng và can đảm; sự dữ của tội lỗi bị đánh bại bởi quyền năng của ơn tha thứ. Khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chúng ta cũng được lãnh nhận Chúa Thánh Thần một cách đặc biệt. Chúng ta được tái sinh và được tuyển chọn để thi hành một sứ vụ đặc biệt. Chúng ta trở thành đền thờ của Chúa Thánh Thần. Nghe có vẻ rất tốt đẹp, nhưng chúng ta có cảm nghiệm được quyền năng của Chúa Thánh Thần trong chúng ta không?

Thực ra, Chúa Thánh Thần không phải là vấn đề của cảm xúc, nhưng là việc chúng ta có mở lòng ra để Thần Khí của Thiên Chúa tràn vào cuộc sống của mình. Đó là việc chúng ta có sẵn sàng từ bỏ mọi kế hoạch, mọi ý riêng, và không tự mình hướng dẫn mình nhưng để cho Thần Khí dẫn dắt chúng ta. Dĩ nhiên, đây là một cuộc mạo hiểm nhưng là một cuộc mạo hiểm đem lại sự giải thoát. Một khi để cho Thần Khí của Thiên Chúa ban sự sống, tăng cường sức mạnh, như chúng ta đã nhìn thấy nơi cuộc đời của các thánh tông đồ sau ngày lễ Ngũ Tuần, thì cuộc sống của họ liền được biến đổi hoàn toàn. Tại sao không để cho Chúa Thánh Thần, Đấng ngự trong tâm hồn bạn, sử dụng quyền năng của Người mà biến đổi toàn diện cuộc đời của bạn?

Lạy Chúa, ngày xưa Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho các tông đồ và cuộc đời của các ngài đã được biến đổi hoàn toàn. Giờ đây, xin Chúa cũng ban Chúa Thánh Thần xuống trên con để con vượt thắng mọi trở ngại mà trở nên một môn đệ can đảm của Chúa giữa trần gian.


Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201505
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 464.78 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương