Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm a lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC


Ngôi sao đức tin – Lm Giuse Vũ Thái Hòa



tải về 1.2 Mb.
trang31/45
Chuyển đổi dữ liệu03.11.2017
Kích1.2 Mb.
#34027
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   45

55. Ngôi sao đức tin – Lm Giuse Vũ Thái Hòa


Khi đọc bài Tin mừng hôm nay theo thánh Matthêu về "lễ Ba Vua" (ba thánh sử khác không tường trình biến cố này), chúng ta không thấy nói về vị vua nào cả, cũng không phải ba vua, mà chỉ thấy nói về "các nhà chiêm tinh"! Ngày xưa ở Trung Đông, nhất là tại Ba-tư, các vị chiêm tinh, hoặc đạo sĩ, là những người trí thức, thường làm cố vấn cho các vua và chuyên nghiên cứu về khoa thiên văn. Vào thế kỷ thứ 4 và 5, truyền thống dân gian Tây phương tưởng tượng ra các nhà chiêm tinh là những vị vua. Đến thế kỷ thứ 7, tục truyền lại đặt tên cho họ: Melchior, Gaspard và Balthazar. Rồi đến thế kỷ thứ 15, để muốn nói rằng các vị chiêm tinh tượng trưng cho toàn nhân loại, dân gian còn xác định chủng tộc của họ: Melchior là người da trắng, Gaspard người da vàng, và Balthazar người da đen. Các nhà chiêm tinh tin rằng mỗi ngôi sao là dấu hiệu của một vị thần hay dấu hiệu của một vị vua đã được thần hóa. Do đó, khi khám phá ra một vì sao lạ, và khi đối chiếu với lời tiên báo trong sách Dân Số: "Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp (nhà Đavít), một vương trượng (vua) trổi dậy từ Israel"(24:17), các ông tin rằng có một vị vua mới sinh ra ở đất Do thái. Họ lập tức khởi hành, bất chấp đường xa và nguy hiểm để đến thờ lạy người.
Khi đến Giê-ru-sa-lem là thủ đô Do-thái, các nhà chiêm tinh dò hỏi tông tích của tân vương. Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, hỏi tất cả các thượng tế, các kinh sư trong dân, và được biết Đấng Kitô sinh ra ở Bêlem dựa theo lời tiên báo trong sách Mi-kha: "Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời" (5:1). Hài Nhi mới sinh ra chính là vị Cứu Tinh (Mê-si-a) mà Israel đã mong chờ từ lâu.
Khi tìm được Vua Hài Nhi, họ sấp mình bái lạy Người và dâng tiến Người vàng, nhũ hương và mộc dược. Đó là ba lễ vật tượng trưng: vàng nói rằng Người là vua, vì vàng là kim loại quý dùng để dâng cho vua; nhũ hương nói rằng Người là Thiên Chúa vì người ta xông hương để tôn kính các thần thánh; mộc dược, hương liệu được dùng để liệm người chết, nói lên nhân tính của Người. Các Kitô hữu nhìn nhận nơi Chúa Giêsu Đấng Thiên Sai được mong đợi (vàng), Con Thiên Chúa (nhũ hương), Đấng hiến dâng mạng sống trên thập giá (mộc dược). Các vị chiêm tinh này đại diện cho các dân ngoại đã nhìn nhận vương quyền của Hài Nhi ngay từ lúc Người mới chào đời. Họ cũng đại diện cho những người thành tâm thiện chí tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Thiên Chúa. Với những bước dọ dẫm và với sự kiên trì, cuối cùng họ đã gặp được Thiên Chúa và dâng cho Người những thứ quý giá nhất.
Trong ngày lễ hôm nay, chúng ta hãy dùng ít phút để suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, vược xa trí tưởng tượng của con người. "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3:16). Nhưng Con Thiên Chúa ở trong một máng cỏ nghèo nàn. Các nhà chiêm tinh nhận ra Người không phải qua bề ngoài nghèo hèn bằng con mắt nhân loại, nhưng bằng con mắt đức tin.
Cách đây hơn 2000 năm nay, Thiên Chúa tỏ mình cho muôn dân qua sự dẫn dắt của một ngôi sao lạ. Từ đó, Người muốn mỗi người chúng ta là ánh sáng chiếu tỏa cho mọi người chung quanh ("Các con là ánh sáng cho trần gian" -Mt 5:14) để dẩn dắt tha nhân đến với Thiên Chúa, như lời mời gọi của thánh Phaolô: "Anh em phải chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời" (Pl 2:15)
Ước gì mỗi người chúng ta là một ngôi sao đức tin, được chiếu tỏa bởi tình thương và bác ái trong đời sống thường nhật của chúng ta.

56. Đến thờ lạy


Xưa kia có một tu sĩ thánh thiện sống ở Ai Cập. Một ngày nọ có chàng thanh niên đến thăm và muốn xin ngài dạy bảo. Anh thỉnh cầu với tu sĩ: “Thầy là người thánh thiện, xin thầy chỉ cho con biết làm thế nào tìm thấy Thiên Chúa”. Tu sĩ là người khỏe mạnh và lực lưỡng. Ngài hỏi chàng thanh niên: “Anh có thực sự muốn đi tìm Thiên Chúa không?” Chàng thanh niên trả lời: “Đúng vậy, thưa ngài, con thực sự ước ao muốn tìm kiếm Thiên Chúa”.

Sau đó tu sĩ dẫn chàng thanh niên xuống bờ sông. Thình lình, ngài túm lấy cổ anh rồi nhấn đầu xuống nước. Thoạt tiên chàng thanh niên nghĩ rằng tu sĩ ban cho anh nghi thức thanh tẩy đặc biệt giống như Phép Rửa tội của thánh Gioan Tẩy giả ở bờ sông Giođan. Nhưng sau gần hai phút tu sĩ vẫn không buông ra, anh bắt đầu vùng vẫy. Dù vậy tu sĩ vẫn dìm anh dưới nước. Bị ngộp thở, chàng thanh niên đã phải vùng vẫy mãnh liệt hơn nữa. Sau vài phút, tu sĩ lôi cổ anh lên khỏi mặt nước và nói: “Khi nào anh ước muốn tìm Thiên Chúa mạnh mẽ như anh ước ao có không khí để thở, lúc ấy anh sẽ tìm thấy Thiên Chúa”.
Hôm nay thánh Matthêu nói với chúng ta về những người có một ước muốn mãnh liệt đi tìm kiếm Đấng Cứu Chuộc nhân loại. Đó là các nhà đạo sĩ. Một số người Kitô hữu gốc Do Thái trong cộng đoàn của Matthêu thắc mắc rằng theo Đức Giêsu có phản bội lại đức tin của tổ tiên không. Họ hỏi: “Thưa ngài Matthêu tại sao nhiều người không phải là Do Thái đang đi theo Chúa Giêsu, trong khi đa số những người đồng hương Do Thái lại từ chối Ngài?” Matthêu đã trả lời rằng vì những người không phải Do Thái, những người ngoại trở lại đã có một lòng ước muốn mãnh liệt tìm kiếm Đấng Cứu Thế. Trái lại, những vị lãnh đạo Do Thái nghĩ rằng họ đã có Thiên Chúa rồi, họ nhận thấy không có lý do gì phải đi tìm kiếm Đấng họ đã có. Đối với họ, có Đấng Cứu Thế thì cũng tốt, nhưng không phải là vấn đề cấp thiết như sự sống và sự chết. Do đó, họ đã không có một lòng ước ao mãnh liệt để tìm kiếm Ngài.
Các nhà đạo sĩ chính là những nhà thiên văn đã kiên trì nghiên cứu trong Thánh Kinh, sách của người Do Thái, nói về những dấu hiệu xuất hiện trên trời, những dấu hiệu của Đấng Cứu Thế đang đến. Họ theo dõi hằng đêm, cho đến khi khám phá thấy một vì sao. Vì lòng ao ước tìm kiếm chân lý mãnh liệt họ đã từ bỏ xứ sở của mình và lên đường. Đây là cuộc hành trình rất vất vả, khổ cực và đầy nguy hiểm trong sa mạc với đoạn đường dài 800 dặm, khoảng 1280 km, từ Babylon tới Giêrusalem. Còn chúng ta, chúng ta có khao khát muốn tìm gặp Chúa hay không?

57. Nên thánh


G.K. Chesterton, tác giả nổi tiếng người Anh, đã viết một câu chuyện thú vị về ba nhà thông thái hiện đại. Họ đã nghe biết rằng có một thành phố hòa bình, một thành phố mà chưa bao giờ có chiến tranh, loạn lạc, giặc giã và khổ đau. Họ cũng nghe biết rằng, phải mang theo những lễ vật đến để chứng tỏ họ là những con người của hòa bình, và đóng góp vào việc duy trì hòa bình trong thành phố này. Do đấy họ lên đường đi tới thành Bêlem mới này với những lễ vật họ tin chắc rằng sẽ bảo đảm giữ được hòa bình và cho phép họ ở lại trong thành phố đó.

Khi đến cổng thành họ gặp thánh Giuse đứng kiểm soát những lễ vật của họ. Nhà thông thái hiện đại thứ nhất mang vàng đến. Ông giải thích rằng vàng có thể mua được mọi thứ khoái lạc trên trần gian. Hưởng khoái lạc rồi người ta không còn muốn chiến tranh nữa. Nhà thông thái hiện đại thứ hai đã không mang nhũ hương, mà mang hóa chất đến. Ông mang khoa học hiện đại vào thành phố. Với khoa học kỹ thuật ông có thể làm cho tâm trí con người ngủ mê trong hạnh phúc trần gian. Ông có thể chế ra những hạt giống nhân tạo phát sinh hoa trái và kiểm soát dân số trên mặt đất. Lúc đó dân chúng có thể thỏa mãn được tất cả nhu cầu cần thiết, và như vậy họ không phải đánh nhau nữa. Nhà thông thái hiện đại thứ ba mang một phân tử hạch nhân đến để chế bom nguyên tử, một thứ mộc dược mới, một biểu tượng mới của sự chết. Ông lập luận cứng rắn rằng bất cứ ai chống đối lại con đường hòa bình sẽ phải chết.

Sau khi khám xét lễ vật, thánh Giuse đã khước từ không cho bất cứ người nào vào cả. Họ lao nhao lên phản đối rằng: “Chúng tôi đã mang theo tất cả những phương tiện để cung cấp sự giàu có, kiểm soát thiên nhiên, và tiêu diệt kẻ thù. Chúng tôi còn phải mang thêm cái gì đến nữa để chứng tỏ rằng chúng tôi là những con người của hòa bình?” Thánh Giuse bèn kề vào tai mỗi người rồi thì thầm một lúc. Sau đó họ lặng lẽ bỏ ra đi trong buồn bã. Bạn có biết thánh Giuse nói gì với họ không? Ngài nói rằng họ đã quên mất chính Hài Nhi Giêsu!
Đó cũng là lời khuyên của Công đồng Vatican II cho thế giới văn minh khoa học ngày nay: “Chính Chúa Con Nhập Thể là thái tử của hòa bình, đã dùng thập giá của Người để hòa giải mọi người với Thiên Chúa. Người đã tái lập sự hiệp nhất mọi người thành một dân tộc và một thân thể”.
Ngày nay với chủ trương duy khoa học kỹ thuật, với sự giàu có và quyền lực, con người nghĩ rằng họ là những nhà thông thái hiện đại. Họ có thể xây dựng hòa bình mà không cần hài Nhi Giêsu. Thế nhưng họ đã lầm! Hòa bình và hạnh phúc không thể có nếu thiếu Hài Nhi Giêsu. Ngài là “Thái Tử của Hòa Bình”. Tách rời ra khỏi Thiên Chúa, con người không thể tự tạo ra hòa bình được.
Trong tông huấn Tertio Millennio Adveniente, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng cho rằng càng phát triển về văn minh vật chất, con người càng trở nên nghèo nàn về tinh thần và tạo nên cơn khủng hoảng văn minh hiện nay. Ngài nói: “Đứng trước cơn khủng hoảng văn minh đó, cần phải đáp lại bằng văn minh của tình yêu – đặt nền tảng trên các giá trị phổ quát là hòa bình, liên đới, công lý và tự do, là những giá trị gặp thấy nơi Đức Kitô sự kiện toàn đầy đủ của chúng ta”. “Chúng tôi đến để thờ lạy Người”. Tìm kiếm và thờ lạy Thiên Chúa là ước vọng thâm sâu nhất của con người như thánh Augustinô đã nói: “Chính Ngài đã thúc đẩy con người làm như thế bằng cách làm cho con người thấy khoái trá khi ca tụng Ngài, vì Ngài đã tạo thành chúng con cho Ngài, và tâm hồn chúng con sẽ không an vui bao lâu chưa được an nghỉ nơi Ngài”.
Sách Giáo lý Công giáo cũng dạy rằng: “Sự ước ao Thiên Chúa đã được ghi sâu trong tâm hồn con người, bởi vì con người đã được sáng tạo bởi Thiên Chúa và cho Thiên Chúa”.
Tìm kiếm Thiên Chúa để trở nên giống như Ngài, vì con người đã được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, với phẩm giá của mình, với ơn gọi là con cái Thiên Chúa được chia sẻ hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài. Bởi thế, con người phải trở nên hoàn thiện như Ngài. Đó là ơn gọi làm thánh (sainthood). Mỗi người được mời gọi để trở nên thánh thiện như Thiên Chúa Cha là Đấng thánh.


tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương