Các bài suy niệm chúa nhậT 4 phục sinh năm C chúa nhậT chúa chiên làNH



tải về 303.22 Kb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích303.22 Kb.
#32044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

18. Ơn gọi – Lm. Phạm Thanh Liêm


Hôm nay Hội Thánh cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Xin cho nhiều người trẻ quảng đại đáp trả lời kêu mời của Thiên Chúa, để mang ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người thời đại.
Tôi ban cho chúng sự sống đời đời

“Con chiên tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời, và chúng sẽ không hư mất”.


Ơn gọi tu sĩ linh mục chính yếu là để “sống với Chúa, và để Ngài sai đi”(Mc.3, 14). Sống với Chúa, là lắng nghe tiếng Ngài trong từng giây phút sống, để nên một với Ngài trong gian nan và hạnh phúc. Để Ngài sai đi, là sẵn sàng đi theo con đường Ngài đã đi, thực thi sứ mạng Ngài trao bất chấp những gì xảy ra. Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài muốn tất cả được cứu độ (1Tm.2, 4). Ngài muốn ban sự sống đời đời cho tất cả mọi người. Sự sống đời đời khởi đầu ngay ở đời này. Nếu con người sống theo tiếng Chúa, theo lương tâm, thì người ấy được bình an. Bình an là điều kiện nền tảng để hạnh phúc.
Không ai có thể giựt chúng khỏi tay Cha tôi

“Không ai có thể giựt chúng khỏi tay tôi, vì Cha tôi đã ban chúng cho tôi, và Ngài lớn hơn tất cả, và không ai có thể giựt chúng khỏi tay Cha tôi. Cha tôi và tôi là một”.


Ơn gọi rất mong manh, và tưởng chừng ai cũng có thể phá huỷ được; nhưng thực sự không như vậy. Không ai có thể huỷ ơn gọi của một người, nếu không phải chính người đó cố tình phá huỷ. Thiên Chúa luôn trung thành, Ngài gọi ai thì Ngài mãi mãi trung thành. Ngài không thay đổi, Ngài không chỉ gọi ai một thời gian rồi thôi không gọi nữa. Nếu Ngài gọi ai, Ngài mãi mãi trung thành. Ơn gọi cũng như tình yêu, như được nối kết ràng buộc bởi “tơ trời” có vẻ rất mong manh nhưng vô cùng chắc chắn. Ơn gọi không khởi đầu do con người, nên cũng không thể tiếp tục nếu chỉ tự sức con người. Thiên Chúa luôn ở với người Ngài chọn và gọi, để nâng đỡ và bảo vệ người Ngài tuyển chọn. Cụ thể, Thiên Chúa vẫn hay dùng những phương tiện con người, để gọi và bảo vệ những người được Ngài kêu gọi.
Dụng cụ ban ơn cứu độ

Thánh Phao-lô và Barnabas được tuyển chọn để sai đi. Hai ngài đã trở thành phương tiện Thiên Chúa dùng để mang ơn cứu độ cho những người sẵn sàng mở lòng đón nhận Tin Mừng. Cuộc đời của Phaolô rất gian nan, nhưng Phaolô vẫn vui và hạnh phúc. Phaolô đã từng bị ném đá, bị đắm tàu tưởng chết, nhưng Phaolô vẫn kiên vững trong sứ mạng được trao. Ơn cứu độ của con người, là chính Thiên Chúa. Được Thiên Chúa, nghĩa là, được Thiên Chúa ở cùng, được chia sẻ sự sống với Thiên Chúa, là được ơn cứu độ.


Mỗi người có thể là dụng cụ Thiên Chúa dùng để mang ơn cứu độ cho những người sống xung quanh mình. Xin cho mỗi người nhận ra ơn gọi của mình, để hạnh phúc và trở thành dụng cụ Thiên Chúa dùng để đến với con người hôm nay.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:

  1. Ơn gọi là gì? Làm sao biết một người có ơn gọi tu sĩ hoặc linh mục?

  2. Ơn gọi linh mục, tu sĩ và ơn gọi hôn nhân, ơn gọi nào cao quý hơn? Tại sao?

  3. Làm sao để nuôi dưỡng và phát triển ơn gọi tu sĩ hoặc linh mục?

19. Chú giải của Noel Quesson


Tôi là…

Cần phải đặc biệt chú ý tới hai từ trên mà Đức Giêsu đã không ngần ngại sử dụng nhiều lần trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 4,26; 7,29; 8,58; 13,19; 14,20; 17,24; 18,5) Ta cũng biết rằng, hai từ đó gợi lên kiểu viết "bốn chữ cái không phát âm được là "Tên mầu nhiệm" mà chính Thiên Chúa đã tự mạc khải cho Môsê trong sa mạc Sinai.


YHVH được chuyển dịch thành YaHVeH và đọc là “Adonai", "Đức Chúa”. Hơn nữa, qua nhiều câu trích dẫn như dưới đây, Tin Mừng theo thánh Gioan đã sử dụng tới ba mươi lần hai từ trên "Tôi là...", kèm theo một phẩm tính:

- "Tôi là Bánh hằng sống" (Ga 6,35-42,48-51).

- “Tôi là ánh sáng thế gian" (Ga 8.12-9,5).

- "Tôi là Sự sống lại và là sự Sống" (Ga 11,25).

-"Tôi là Cây nho thật" (Ga 15,l-5).

-"Tôi là Cửa cho chiên ra vào" (Ga 10,7-9).

-“Tôi là Mục tử nhân lành" (Ga 10,11-14).

Theo các nhà chú giải Kinh Thánh đúng đắn, những kiểu nói trên muốn diễn tả hữu thể thần linh của Đức Giêsu. Thánh Gioan đã viết: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm" (Ga l,14).


Tôi là Mục tử nhân lành (người chăn chiên đích thực).

Ở đây, Đức Giêsu không chỉ sử dụng một hình ảnh đẹp dân gian và đồng quê, nhưng trước hết đó là một kiểu nói Kinh Thánh vô cùng phong phú. Trong khắp vùng Đông Phương cổ, các vua chúa thường tự coi mình như mục tử chăn dắt dân nước. Chính Giavê cũng đóng vai trò đó khi giải thoát dân riêng khỏi Ai Cập: "Người lùa dân Người đi ví thể đàn chiên, Người dẫn dắt chúng như đàn cừu ngang qua sa mạc" (Tv 78,52). Đavit, một trong những nhà lãnh đạo chính trị đầu tiên của Israel, là một cậu chăn chiên tại Bêlem (1 S 17,34-35). Ông Vua lý tưởng của tương lai, Đức Mêxia, Đavit mới, cũng được loan báo như một “Mục tử”: "Ta sẽ chỗi dậy một mục tử duy nhất, Ngài sẽ chăn dắt chúng. Đó là Đavit, tôi tớ của Ta" (Ed 34,23).


Mọi thính giả của Đức Giêsu, cũng như chính Người, đều hiểu rõ những trích dẫn Kinh Thánh trên, đặc biệt là chương 34 nổi tiếng của ngôn sứ Êdêkien, diễn tả khá dài những mục tử xấu ác (các vua thời đó) không quan tâm chăm sóc đoàn chiên của họ trước khi quả quyết rằng, Thiên Chúa Giavê phán thế này: Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom chúng. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng tán loạn. Ta sẽ chăn nuôi chúng nơi bãi cỏ tốt. Chính Ta sẽ chăn nuôi chiên của Ta, sấm của Đức Chúa Giavê. Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm" (Ed 34,1-31).
Như thế, rõ ràng của Đức Giêsu cũng không thể lầm về địa vị đó. Họ rất hiểu ý định của Chúa: "Nhiều người trong nhóm họ nói: ông ấy điên khùng rồi? 'Kẻ khác bảo: ông nói phạm thượng, ông là người phàm mà lại tự cho mình, là Thiên Chúa" (Ga 10,20-33). Chính vì thế, họ lấy đá để ném Đức Giêsu.
Có lẽ chúng ta nên cầu nguyện lâu hơn dựa vào hình ảnh "Mục tử" biểu trưng này, chẳng hạn dùng Thánh Vịnh 22: "Chúa là Mục tử chắn dắt tôi, Tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tưới, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi đến dòng nước trong lành, và bổ sức cho tôi”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang dẫn con đi. Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang chăm sóc. Lạy Chúa Giêsu, Chúa yêu mến con. Và cầu nguyện như thế, không phải là một kiểu cầu nguyện chủ quan, nặng tình cảm và trống rỗng: Chúng ta sẽ nhận ra, Đức Giêsu còn tiếp tục gọi lên cho ta nội dung cầu nguyện phong phú hơn.
Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi.

Ngày nay, hình ảnh con cừu, hình ảnh đoàn vật dễ mang một nghĩa xấu: Đừng có u lì như lũ cừu? Đừng có tinh thần. đoàn vật? Thực sự, hình ảnh của Kinh Thánh mang ý nghĩa ngược lại. Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nói lên, là những động từ tác động rất phù hợp với con người: nghe, biết, theo.


Nghe": đó là một trong những thái độ cốt yếu, trong tương quan giữa hai người. Biết lắng nghe, là dấu chỉ của tình yêu đích thực. Biết bao lần, ngay trong một nhóm người, ngay lúc tụ họp chung quanh một bàn tròn, ngay trong một cuộc trao đổi mệnh danh là đối thoại, thế mà thực sự ta, chưa biết lắng nghe. Trong Kinh Thánh, các ngôn sứ không ngừng mời gọi Israel biết lắng nghe. "Hỡi Israel, hãy nghe đây?" (Đnl 6,4; Am 3,1; Tv 29,3-9). Lắng nghe, đó là khởi sự của lòng tin. Thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu như Ngôi Lời, Lời Thiên Chúa mà Chúa Cha muốn ngỏ cùng thế gian. "Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người" (Mt 17,5).
Theo": đó là một hành động không có gì là thụ động cả, nhưng diễn tả một thái độ tự do: dính kết toàn thân một người nào đó vào thân phận một kẻ khác. Theo nghĩa là gắn bó với... Đức Giêsu mời gọi: "Hãy theo tôi" (Ga l,42).
Biết”: trong Kinh Thánh, từ này trước hết không mang một ý nghĩa tri thức. Chính tình yêu mới làm cho ta nhận biết người nào đó một cách đích thực, đến nỗi đoán được cả tâm tính họ. Sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau, yêu mến sâu xa, hiệp thông tâm hồn, trí não, thân xác... là dấu chỉ của tình yêu vợ chồng (St 4,l).
Tôi ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.

Đây đúng là một cộng đồng sinh mệnh giữa Mục tử và đoàn chiên, giữa Đức Giêsu và "những kẻ nghe tiếng Người và theo Người". Đúng là một sự liên kết vĩnh viễn.


Lạy Chúa, khi cầu nguyện, con cố tưởng tượng ra, thực sự con đang ở trong "bàn tay Chúa". Bàn tay mà Chúa đã giơ ra cho người bệnh để cứu chữa họ. Bàn tay Chúa đã chìa ra cho Phêrô lúc ông chìm sâu dưới lòng biển. Bàn tay đã cầm Bánh hằng sống, vào chiều Thứ Năm Thánh. Bàn tay mà Chúa đã dang rộng trên thập giá tại đồi Gôngôtha. Bàn tay bị thương tích do đinh đâm thấu qua, mà Chúa đã minh chứng với Tôma. Trong bàn tay đó, Chúa đã nắm chặt lấy con và không ai có thể cướp được con! Lạy Chúa Giêsu xin tạ ơn Chúa.
Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.

Như thế, chúng ta được cả "hai bàn tay" giữ gìn. Như một bé thơ được cả cha mẹ giữ gìn, và hướng dẫn trong an toàn tuyệt đối, hình ảnh đó đẹp biết bao!


Lạy Chúa, con muốn dùng hình ảnh trên để cầu nguyện cùng Chúa. 'Lạy Chúa Giêsu và Chúa Cha, xin giữ gìn những người con thương mến trong bàn tay của Chúa. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận ra rằng, đó không phải là cảnh sắc màu mè diễn tả những "mục tử hiền lành" và các chú cừu con lông xoăn". Người mục tử Đông phương là một người du mục đáng gườm, một thứ lính chiến, có khả năng bảo vệ đoàn vật mình khỏi thú dữ... gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (1 S 17,34-35).
Đức Giêsu, khi Người nói những lời đó, đã nghĩ đến cuộc giao chiến khốc liệt mà Người sẽ phải đường đầu trong cuộc Thụ khổ để đối phương "không cướp được" một chiên nào khỏi tay Người. Khác với kẻ chăn thuê, thường chạy trốn trước sói dữ, Đức Giêsu sẽ phó nộp và đành mất mạng sống mình vì chiên của Người (Ga 10,12-15).
Cùng với Đức Giêsu, tôi có khả năng, chiến đấu để cứu sống anh em tôi không?
Không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.

Thế nhưng, lạy Chúa, làm sao giải thích được những hiện tượng bỏ hàng ngũ, bất trung thường thấy chung quanh chúng con, hay ngay trong đời sống chúng con?


Đó là mầu nhiệm của tự do! Nhưng một điều chúng ta cần biết, đó là không khi nào Chúa buông bỏ! Chỉ có con người rời bỏ bàn tay Chúa. Và ngay khi con người rời bỏ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục tìm liên hệ lại. "Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất?" (Lc 15,4-7). Vậy chúng ta đã tự tạo hình ảnh sai lầm nào về Thiên Chúa, để nghĩ rằng Người có thể kết án những tội nhân? Chớ gì chúng ta cần cố gắng ít phạm tội đối với Thiên Chúa yêu thương!
Tôi và Chúa Cha là một.

Các chiên của Đức Giêsu, Người nói chúng đã được Chúa Cha, Thiên Chúa trao phó cho Người. Nhưng chúng vẫn luôn ở trong bàn tay của Thiên Chúa.

Những kiểu nói như trên đã dẫn chúng ta bước vào một vực thẳm choáng váng, khi đứng trước con người Giêsu Nadarét: trong con người thực sự đã được sinh ra từ một phụ nữ, đã lớn lên, sắp phải đổ máu và bị giết đi, lại chính là Thiên Chúa đã hiện diện, nói năng và hành động. Đức Giêsu, chính là Thiên Chúa tự mạc khải trong tình thân hữu với con người. "Tôi và Chúa Cha là một”. Các Công đồng sẽ phải nỗ lực xác định và đưa ra những quan niệm, nhưng sẽ không khi nào có được một kiểu nói giúp ta hiểu được mầu nhiệm của con người Giêsu. Tất cả những gì đã nói, trong công thức trên, chỉ có thể phải "lắng nghe" trong đức tin: "Chúa Cha và tôi, chúng tôi là một... Thiên Chúa và tôi, Giêsu, chúng tôi là một"


  • Đó là lý do Đức Giêsu dám quả quyết, Người “ban sự sống đời đời".

  • Đó là lý do, như chính Thiên Chúa, Người có thể tuyên bố: "Tôi là...".

  • Đó là lý do Người đã bị buộc tội là một kẻ phạm thượng, bị người đời đóng đinh, nhưng được Thiên Chúa “minh chính hóa", bằng cách cho Người từ cõi chết sống lại.



tải về 303.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương