Báo cáo thực tậP 2 NƠi thực tậP: TÒA Án nhân dân thị XÃ BẾn cáT, TỈnh bình dưƠNG



tải về 114.33 Kb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2024
Kích114.33 Kb.
#56844
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18
Bài báo cáo thực tập cơ sở 2
Bài báo cáo thực tập cơ sở 1
Lượng án một số năm gần đây: Năm 2010: đơn vị giải quyết 1.089 trên 1.616 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2011: đơn vị giải quyết 1.297 trên 1.491 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2012: đơn vị giải quyết 1.608 trên 1.848 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2013: đơn vị giải quyết 1.724 trên 1.888 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2014: đơn vị giải quyết 1.626 trên 1676 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2015: đơn vị đã giải quyết 1.613 trên 1.752 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2016: đơn vị đã giải quyết 1.475 trên 1.586 vụ án các loại đã thụ lý. Năm 2021: đơn vị đã giải quyết 1.895 trên 1.976 vụ án các loại đã thụ lý.
Vị trí, chức năng, nguyên tắc hoạt động của Tòa án Nhân Dân: Tòa án Nhân Dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền Tư pháp.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án Nhân Dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án Nhân Dân góp phần giáo dục Công Dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm Pháp luật khác.
Tòa án nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp Tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Các Tòa án Nhân Dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của Pháp luật. Tòa án Nhân Dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án Nhân Dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.
Tòa án Nhân Dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, là trung tâm trong hệ thống các cơ quan Tư pháp ở nước ta. Trong hoạt động xét xử, Tòa án độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật. Với tư cách là cơ quan tài phán, Tòa án Nhân Dân thực hiện một trong ba loại quyền lực nhà nước là: Quyền Tư pháp.
Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc, từ đó, Tòa án Nhân Dân nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ việc. Bản chất của xét xử là việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện Pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của Tòa án không chỉ bó hẹp trong chức năng xét xử mà còn được mở rộng. Về bản chất, Tòa án cũng như nhiều cơ quan Nhà nước khác được Pháp luật trao cho thẩm quyền xét xử và giải quyết các tranh chấp Pháp lý. Hoạt động xét xử và những hoạt động khác do Tòa án tiến hành có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Một là: Phạm vi các vụ việc mà Tòa án giải quyết đa dạng nhất. Điều 1 Luật Tổ chức TAND quy định “Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, Hôn nhân, Lao động, Kinh tế, Hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của Pháp luật”. Cụ thể hơn: Bên cạnh xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân, lao động, kinh tế, hành chính; Tòa án còn giải quyết yêu cầu phá sản của doanh nghiệp; xem xét và kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công. Tòa án giải quyết những việc khác theo quy định của Pháp luật, ví dụ như: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; ra quyết định thi hành án hình sự; xóa án tích.Trong đó, nhiều loại vụ việc là độc quyền giải quyết của Tòa án như việc tuyên bố một người vô tội và phải chịu hình phạt, việc ly hôn, việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Hai là: Tòa án xét xử theo trình tự, thủ tục tố tụng phức tạp, chặt chẽ và thận trọng; gồm ba loại hình: Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính.
Ba là: Tính độc lập cao trong hoạt động nghề nghiệp những người tham gia xét xử. Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định “...Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo Pháp luật...”.
Bốn là: Tính hiệu lực tuyệt đối trong các phán quyết của Tòa án. Trong việc giải quyết các tranh chấp Pháp luật có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết có hiệu lực chung thẩm.
Hoạt động xét xử của Tòa án có vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền. Tòa án là cơ quan thay mặt Nhà nước giải quyết nhiều tranh chấp Pháp luật, xử lý hành vi vi phạm Pháp luật nghiêm trọng, đảm bảo cho Pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất. Tòa án góp phần giáo dục lòng trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiệm chỉnh Pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm Pháp luật khác. Vì vậy, Tòa án là biểu tượng của công lý, của lẽ phải, của việc tuân thủ Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền. Chức năng xét xử của Tòa án Nhân Dân được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án Nhân Dân các cấp và được quy định trong luật tổ chức Tòa án Nhân Dân.
Ngoài ra, Tòa án Nhân Dân còn thực hiện rất nhiều các hoạt động khác như giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp; Hội thẩm Nhân Dân; xây dựng ngành…
Nguyên tắc hoạt động của Tòa án Nhân Dân do Hiến pháp quy định như: Xét xử của Tòa án do thẩm phán và hội thẩm thực hiện. Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ tuân thủ Pháp luật. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Mọi Công Dân đều bình đẳng trước Pháp luật. Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do Luật định.Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Tòa án bảo đảm cho Công Dân được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án.
Tòa án Nhân Dân thị xã Bến Cát là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử tại thị xã Bến cát. Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất Pháp lý của vụ việc, Tòa án Nhân Dân nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ việc. Bản chất của xét xử là việc giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện Pháp luật.
Tòa án Nhân dân thị xã Bến Cát có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính và theo quy định của Pháp luật Tố tụng và giải quyết các việc khác theo quy định của Pháp luật trên địa bàn thị xã Bến Cát.


tải về 114.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương