Báo cáo thực tậP 2 NƠi thực tậP: TÒA Án nhân dân thị XÃ BẾn cáT, TỈnh bình dưƠNG



tải về 114.33 Kb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2024
Kích114.33 Kb.
#56844
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18
Bài báo cáo thực tập cơ sở 2
Bài báo cáo thực tập cơ sở 1

2.1.2 Khái niệm giải quyết ly hôn


Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thể về giải quyết ly hôn, nhưng có thể hiểu giải quyết ly hôn là thẩm quyền của Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn.

2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về ly hôn

2.2.1 Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật


Pháp luật về HN&GĐ của Việt Nam thực hiện và bảo hộ nguyên tắc tự do hôn nhân, trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng; Với quan điểm, Pháp luật về HN&GĐ của Việt Nam đã ngày một hoàn thiện hơn khi thực hiện và bảo hộ quyền tự do hôn nhân theo tư tưởng tiến bộ của C.Mác và Ph.Ăngghen có quan điểm tán thành giải quyết ly hôn khi hạnh phúc gia đình thực sự không còn nữa; đó là điều cần thiết cho cả người đàn ông, người đàn bà và cho cả xã hội, là biểu hiện của đạo đức và là một quy tắc trong quan hệ vợ chồng mới... Trong xã hội tương lai, đảm bảo cho con người quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn trên cơ sở bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà, đây là bước tiến rõ rệt trong thời hiện đại”. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.”
Nhà nước bằng pháp luật không thể bắt buộc cá nhân phải kết hôn thì cũng không thể bằng pháp luật bắt buộc vợ chồng phải duy trì quan hệ hôn nhân khi giữa vợ chồng đã có những mâu thuẫn sâu sắc và không còn mong muốn chung sống với nhau. Ly hôn được coi là tất yếu, khách quan khi hôn nhân đã “chết”. Ly hôn không chỉ liên quan đến lợi ích của cá nhân vợ, chồng mà còn ẩn chứa, ảnh hưởng tới lợi ích của gia đình và xã hội. Bởi vậy, sự cần thiết bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát quyền tự do ly hôn của vợ chồng thông qua quy định về căn cứ ly hôn.
Căn cứ cho ly hôn hôn là những quy định của pháp luật trong đó xác định rõ các điều kiện, Tòa án phải căn cứ vào các điều kiện này trong quá trình giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng. Căn cứ ly hôn là cơ sở pháp lý, trong đó thể hiện rõ các quan điểm của nhà nước trong việc đưa ra các điều kiện về ly hôn. Chỉ có các điều kiện đó thì Tòa án mới có thể giải quyết ly hôn.
Đi ngược về lịch sử phát triển của loài người, có thể thấy rằng lịch sử giải quyết các ly hôn ở mỗi thời điểm hoàn toàn khác nhau. Các nhà nước khác nhau sẽ có các quản điểm về điều kiện và hoàn cảnh ly hôn khác nhau.
C thể ở Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm phong kiến. Trong các quan hệ xã hội, đặc biệt đối với các quan hệ HN&GĐ, tư tưởng nho giáo thống trị với những lễ giáo được thể chế trở thành pháp luật. Theo đó, bên cạnh những phong tục, tập quán, những quy định của pháp luật mang tính truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy (sự yêu thương, cưu mang đùm bọc lẫn nhau giữa những người thân thuộc trong gia đình; tình nghĩa thủy chung của vợ chồng; nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà...); thì những tập tục, những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình... cũng được duy trì như bản chất của xã hội phong kiến “trọng nam, khinh nữ”. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền yêu cầu ly hôn và căn cứ ly hôn thường chỉ thuộc về người chồng.
Ở thời kì nhà nước phong kiến nước ta, có hai đạo luật được khảo cứu và nguyên vẹn đến nay là Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long. Ở hai bộ luật này cho rằng căn cứ ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng. Theo quy định về “thất xuất” của Bộ Luật Hồng Đức,  người chồng buộc phải bỏ (ly hôn) vợ khi người vợ bị vô tử (không có con), đa ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẻ khác (ngoại tình, không chung thủy), có hành vi trộm cắp, bất kính với cha, mẹ chồng, bị ác tật. Quy định về nội dung căn cứ ly hôn của Bộ luật Hồng Đức phản ánh xã hội và quan điểm lập pháp của nhà nước phong kiến ở Việt Nam thời kỳ này: Phân biệt đối xử giữa vợ và chồng sâu sắc; thường chỉ có người chồng mới thực hiện được quyền ly hôn vợ, còn người vợ thường không thực hiện được quyền ly hôn của mình. Nội dung của căn cứ ly hôn thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng.
Đến giai đoạn Việt Nam là một nước nữa thuộc địa nữa phong kiến. Ở gia đoạn này, tư tưởng lập pháp của các nhà tư sản đã du nhập và thực hiện ở Việt Nam, song hành cùng phong tục, tập quán còn rất lạc hậu của xã hội phong kiến thì hôn nhân được coi như là một “hợp đồng”, một “khế ước” do hai bên nam nữ cùng thảo thuận xác lập để sống chung trong quan hệ vợ chồng. Các quy định về căn cứ ly hôn thời kỳ này đã bớt khắt khe hơn đối với người vợ; phần nào đã thể hiện sự bình đẳng của vợ chồng về ly hôn và căn cứ ly hôn. Nội dung của căn cứ ly hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của mỗi bên vợ, chồng hoặc “lỗi” chung của cả hai vợ chồng. Quy định này dựa vào quan niệm thuần túy đã coi hôn nhân như hợp đồng dân sự, vậy nên, chỉ được phá bỏ hôn nhân khi vợ, chồng có lỗi đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, từ năm 1954 đến nay thì pháp luật về HN&GĐ đã có rất nhiều sự tiến bộ. Minh chứng cho điều đó là nhà nước ta đã chú ý bảo hộ hôn nhân, bảo đãm quyền tự do ly hôn của các cặp vợ chồng. Sự tan vỡ của một gia đình phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nước thông qua pháp luật đã đặt ra những căn cứ ly hôn cụ thể mà tòa án cần phải dựa vào đó để tiến hành giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng.
Căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay được xây dựng từ quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mác là dựa vào bản chất thật sự của quan hệ giữa vợ và chồng. Tòa án giải quyết hôn nhân dựa trên sự nhìn nhận hoàn toàn khách quan của mối quan hệ hôn nhân cua vợ và chồng. Tòa án chỉ giải quyết cho các bên vợ và chồng ly hôn khi hôn nhân xét về bản chất vợ chồng không còn yêu thương, quý trọng, chia sẽ lẫn nhau, hôn nhân tồn tại chẳng qua là về mặt hình thức mà thui.
Khi yêu cầu ly hôn hoặc yêu cồng công nhận thuận tình ly hôn của các nhân thì Tòa án sẽ xem xét để đề ra bản án, quyết định theo yêu cầu hay không. Theo đó ly hôn gồm: thuận tình ly hôn hai bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận ly hôn, đơn phương ly hôn và ly hôn theo khoản 3 điều 56 Luật HN&GĐ. Luật HN&GĐ quy định căn cứ ly hôn phụ thuộc vào các trường hợp ly hôn cụ thể.

tải về 114.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương