Báo cáo thực tậP 2 NƠi thực tậP: TÒA Án nhân dân thị XÃ BẾn cáT, TỈnh bình dưƠNG



tải về 114.33 Kb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu15.03.2024
Kích114.33 Kb.
#56844
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
Bài báo cáo thực tập cơ sở 2
Bài báo cáo thực tập cơ sở 1

2.2.3 Hậu quả pháp lý


Vẫn biết rằng khi ly hôn thì vấn đề đầu tiên cần bàn tới là vấn đề quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, tuy nhiên về vợ và chồng (cha mẹ) còn có những đứa con những người con những người gánh chịu hậu quả rõ rệt nhất sau những phán quyết ly hôn của tòa án. Mỗi năm tại Thị xã có rất nhiều trẻ em thiếu Cha hoặc Mẹ do gia đình tan vỡ, có biết bao trẻ em lang thang cơ nhỡ có biết bao trẻ em vì lý do đó mà đã nghĩ quẫn làm điều không hay ảnh hưởng đến mọi người, sức khỏe,thậm chí làm hại đến chính bản thân mình, để lại nổi đau tiếc nuối lại cho gia đình. Dưới góc độ xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, bởi vậy khi gia đình tan vỡ kéo theo những hậu quả không lường. Trẻ em mong gia đình có vợ chồng ly hôn thường bị chấn động tâm lý (học sa sút, dễ phạm tội rồi đi vào con đường tệ nạn, dễ mắc bệnh trầm cảm …)
Và có thể nói ở một chừng mực nào đó khi tòa án giải quyết ly hôn đều mà tòa có thể làm đối với những người con những mầm non tương lai của đất nước, để thực hiện bảo vệ quyền lợi cho con tránh con thành trẻ em hư hỏng dẫn đến phạm tội do thiếu sự giáo dưỡng dục của cha mẹ. Đó là tòa án xem xét tư cách đạo đức của cha mẹ, kinh tế bên nào có điều kiện tốt hơn. Khi giao cho người đó nuôi dưỡng xong không nhất thiết có phải giao con gái cho bố mẹ chăm sóc. Tòa án có thể linh động ,giải quyết theo cách khác trong trường hợp đặc biệt, của hai bên cha mẹ đều không có tư cách hoặc không có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con cái… thì tòa án quyết định giao con cho người thân cách nuôi dưỡng cha mẹ không trực tiếp nuôi con và có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Dưới góc độ pháp lý, ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, nảy sinh vấn đề về chia tài sản và nghĩa vụ cấp dưỡng vợ chồng, quyền lợi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi li hôn, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng.
Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng : Theo quy định, khi bản án quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng chấm dứt đi kèm với ly hôn là việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng. Người vợ, chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Tuy nhiên nếu xét thấy hai vợ chồng có thể đoàn tụ lại được thì phải đi đăng ký kết hôn lại tại Ủy ban nhân dân xã Phường
Vấn đề chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn : Hầu hết những vụ án phúc thẩm về ly hôn còn liên quan đến vấn đề chia tài sản giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Để đảm bảo chia công bằng và hợp lý tài sản, Tòa án khuyến khích vợ chồng tự thỏa thuận với nhau. Nhà nước và pháp luật luôn khuyến khích và tôn trọng thỏa thuận của các bên vợ và chồng trong việc chia tài sản khi ly hôn như không phải mọi trường hợp vợ chồng đều có thể dẫn đến sự thành công trong thỏa thuận. Trên thực tế, tồn tại các trường hợp vợ chồng từ chói hợp tác với nhau trong việc phân chia tài sản sau ly hôn, họ không thể giải quyết được các mâu thuẫn với nhau. Trong những trường hợp đó pháp luật phải có biện pháp giúp đỡ các bên vợ chồng. Vì vậy, Luật HN&GĐ ghi nhận yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Cơ sở pháp ly căn cứ vào khoản 1 Diều 59 Luật HN&GĐ 2014:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết”

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng và tài sản của mỗi bên vợ chồng, cũng như thành viên khác trong gia đình. Về nguyên tắc của vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng là bằng nhau . Tuy vậy trong trường hợp cụ thể, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mỗi bên Tòa án có thể quyết định khác với nguyên tắc đó, chia theo công đóng góp, hoàn thành cụ thể của mỗi bên cho công bằng hợp lý. Việc tài sản của vợ chồng khi ly hôn khi có khó khăn phức tạp hơn cả là tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất . Khi giải quyết tòa án cần chú ý điều tra, xác định rõ đó có phvải là tài sản chung của vợ chồng hay không nguồn gốc xây dựng, mức độ bộ quản lý tư sửa…
Việc trông nôm, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau ly hôn cũng rất quan trọng. Vì việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này giúp này nhằm giúp con chưa thành niên có được điều kiện tối thiểu để hạn chế những tác động tiêu cực của ly hôn lên quá trình phát triển thể chất và nhân cách của các em ( trừ những trường hợp cặp vợ chồng chưa có con chung).
Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tần tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi bản thân. Đó là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Quan hệ cha mẹ vẫn tiếp tục tồn tại và không phục thuộc vào quan hệ vợ chồng. Khi cha mẹ ly hôn, liên quan đến quan hệ cha mẹ và con phát sinh ra một số vẫn đề cần giải quyết: thứ nhất là vấn đề bàn giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng; thứ hai là vấn đề cấp dưỡng nuôi con.



tải về 114.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương