Báo cáo sự kiện kính gửi: Cô Nguyễn Thanh Nga


 Tính trì hoãn khi làm việc



tải về 0.61 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu08.01.2024
Kích0.61 Mb.
#56257
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
4.5. Tính trì hoãn khi làm việc
Căn bệnh trì hoãn là một trong những yếu tố gây mất thời gian nhất. Những kiểu 
suy nghĩ “Tôi sẽ làm việc đó vào ngày mai” ăn sâu vào suy nghĩ rất nhiều người, nó làm 
cho bản thân chúng ta trở nên chủ quan, ỷ lại; điều đó lặp đi lặp lại nhiều lần, vô tình 
biến chúng ta trở thành những con người chậm chạp, ì ạch, luôn trễ trong mọi hoạt động, 
đặc biệt là trong công việc. Khi gặp một công việc không ưa thích, hay công việc đó quá 
khó hoặc quá dễ, hoặc tính khẩn cấp công việc không quá cao...chúng ta thường có lối 
nghĩ đợi đến lúc khác hay đợi đến ngày mai khi có cảm hứng thì sẽ bắt đầu công việc. 
Vấn đề ở đây là chúng ta trì hoãn hành động trong khi đó lại thụ động chờ đợi một trạng 
thái cảm xúc không thể dự đoán được vào ngày mai. Chắc gì tâm trạng ngày mai đã tốt 
hơn hôm nay? Biết đâu ngày mai có công việc đột xuất? Chính sự trì hoãn nhiều lần đã 
làm chúng ta trở thành người thiếu trách nhiệm với bản thân, chúng ta đã phung phí đi 
những khoảng thời gian mà đáng ra có thể làm những việc có ý nghĩa và thay vào đó là 
những suy nghĩ ỷ lại, phó mặc, ngày mai hẳn lo... để làm những công việc vô bổ, hoặc 
những công việc không đúng nơi, đúng lúc. Ví dụ đối với một sinh viên: Đã không biết 
bao nhiêu lần định xắn tay vào dọn dẹp cho phòng học hay phòng ngủ gọn gàng nhưng 
rồi vẫn chưa thực hiện được. Lên kế hoạch là sáng chủ nhật sẽ dọn phòng, nhưng sáng 
thì bận đi họp nhóm, sáng thì phải làm bài tập tiểu luận, sáng thì lại vướng vào học bài 
kiểm tra giữa kì...Vậy là căn phòng vẫn nguyên trạng từ tuần này sang tuần khác. Chờ 
khi bắt tay thực sự vào làm thì mọi thứ cũng đã rối tinh lên. Trong cuộc sống, chúng ta 
trì hoãn rất nhiều công việc, từ những việc nhỏ nhặt đến quan trọng nhất. Ngay cả những 
việc dường như rất thường nhật nhưng chúng ta lại không làm ngay, và trì hoãn, rồi cuối 
cùng là không làm!
Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết 
đoán và từ đó, trở thành một yếu tố cốt lõi giết chết thời gian mà chúng ta có được. Hiểu 
theo một cách khác, sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc, từ đó làm 
giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy trong mọi việc, khiến năng suất công việc giảm. 
Chúng ta cứ hẹn giờ qua giờ, ngày qua ngày, đến lúc công việc chồng chất công việc, 
chúng ta sẽ choáng ngợp trước sự quá tải, rồi phải loại bỏ bớt những việc lặt nhặt nhưng 
không kém phần quan trọng hoặc phải giải quyết quả nhiều việc trong một khuôn thời 
gian ít ỏi, dẫn đến hiệu quả không cao, kết quả không được như mong đợi. Trì hoãn gây 
ra các thói quen xấu khác: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ động. Bản thân người 
trong cuộc không nhận thức được mình đang lãng phí quá nhiều thời gian, họ luôn tìm 
ra nhiều nguyên nhân để ngụy biện cho sự trì hoãn của mình, cử như thế họ tự làm mất 
đi khả năng vốn có, mất đi những cơ hội “quý báu” chỉ đến trong nháy mắt.


Dù tính trì hoãn chủ yếu là do chủ quan cá nhân, nhưng yếu tố sức khỏe cũng ảnh 
hưởng khá nhiều, sức khỏe kém sẽ làm cho chúng ta lười làm việc, cảm giác mệt mỏi, 
đau nhức, cảm sốt làm chúng ta không tập trung vào công việc, dẫn đến chậm kế hoạch 
làm việc nhưng sức khỏe kém là điều không ai muốn. Đôi khi nó đến bất ngờ do nhịp 
sống hối hả, stress, thời tiết,... Do đó nếu rơi vào tình trạng sức khỏe không tốt thì nên 
linh hoạt thay đổi kế hoạch để đảm bảo sức khỏe và đồng thời vẫn đạt hiệu quả hoàn 
thành kế hoạch. 

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương