BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC


CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ THIẾT LẬP BÁN KÍNH ẢNH HƯỞNG CHO TỪNG CỤM MỎ



tải về 1.48 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.48 Mb.
#1858
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ THIẾT LẬP BÁN KÍNH ẢNH HƯỞNG CHO TỪNG CỤM MỎ

I. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH


1. Mức độ an toàn cho người sử dụng

Qua trao đổi với cán bộ công nhân làm công tác nổ mìn tại các mỏ đá, có thể đưa ra một số nhận xét tổng hợp sau:

+ Khi sử dụng phương pháp nổ mìn bằng dây nổ, kíp vi sai rải mặt, người tham gia công tác nổ mìn giảm mức độ căng thẳng, vì khi cho dây nổ xuống lỗ khoan dễ dàng hơn khi cho kíp xuống lỗ khoan. Khâu đấu nối kíp được thực hiện trên mặt đất, dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều khi đấu ghép mạng nổ trong lỗ khoan.

+ Khi nổ mìn bằng vi sai phi điện, việc làm quen với quy trình nạp thuốc còn bỡ ngỡ, chưa quen với quy trình, cần hướng dẫn một thời gian.

+ Khi gặp các biến cố bất thường về thời tiết, có thể dừng ngay công tác đấu ghép kíp vào mạng nổ khi nổ mìn bằng phương pháp dây nổ phối hợp kíp vi sai rải mặt.

+ Khi nổ mìn bằng dây nổ với kíp vi sai rải mặt, việc xử lý mìn câm dễ dàng hơn nhiều so với phương pháp nổ phi điện.

Toàn bộ cán bộ công nhân tham gia công tác nổ mìn đều muốn sử dụng phương pháp mới trong công tác bắn mìn.

2. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường

a. Chấn động rung

Như đã trình bày trong Chương IV, chấn động rung bằng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện là thấp nhất, vì số lỗ khoan nổ đồng thời chỉ là 1lỗ, giảm rất nhiều so với phương pháp vi sai truyền thống và vi sai kết hợp dây nổ. Như vậy, nổ bằng phương pháp vi sai phi điện có thể áp dụng tại các mỏ gần dân cư.



b. Bán kính đá văng

Khoảng cách đá văng khi bắn mìn thực nghiệm bằng phương pháp vi sai phi điện là ngắn nhất. Điều này làm tăng mức độ an toàn đối với người và thiết bị trong phạm vi ảnh hưởng của công tác nổ mìn.



c. Các tác động khác

- Sóng đập không khí: Kết quả thực hiện đề tài cho thấy sóng đập không khí khi nổ vi sai phi điện nhỏ hơn nổ vi sai kết hợp dây nổ.


II. THIẾT LẬP BÁN KÍNH ẢNH HƯỞNG CHO TỪNG CỤM MỎ


1. Cụm mỏ Soklu:

Cụm mỏ có môi trường chấn động khá phức tạp, điều kiện khai thác lộ thiên. Trong cụm mỏ đã tiến hành nổ thử nghiệm 4 bãi nổ với quy mô nổ từ 2755kg (Soklu 1) đến 3200kg (Soklu 6), phương pháp điều khiển nổ là vi sai điện kết hợp với dây nổ cho thấy:

- Bán kính ảnh hưởng do chấn động rung, sóng va đập không khí cũng như bán kính đá văng khi nổ mìn phụ thuộc vào lượng thuốc nổ cho mỗi bãi nổ. Tuy nhiên do cấu trúc địa chất của các đá bazan hệ tầng Cây Gáo thường có nhiều lỗ hổng (bazan lỗ hổng), cũng như hiện tượng đá nứt nẻ bị phong hóa tạo ra nhiều bề mặt phong hóa khác nhau trong mỏ nên có ảnh hưởng đến chấn động rung, làm giảm chấn động rung theo khoảng cách. Tuy nhiên do sự tồn tại của vỏ phong hóa . Điển hình là mỏ Soklu 5 có quy mô nổ là 3tấn nhưng có chấn động rung là nhỏ nhất (khoảng cách an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam là 255m).

- Do cụm mỏ nằm xa khu vực dân cư và các công trình công cộng nên theo TCVN 6962:2001 đối với cụm mỏ Soklu nên khống chế khối lượng thuốc nổ nhỏ hơn 3tấn cho mỗi lần nổ và sử dụng phương pháp điều khiển nổ bằng vi sai kết hợp với dây nổ hoặc vi sai phi điện.



2. Cụm mỏ Sông Trầu:

- Cụm mỏ Sông Trầu cũng có cấu trúc địa chất là các đá ba zan hệ tầng Cây Gáo, vì vậy ảnh hưởng do chấn động rung và đá văng khá phức tạp và không theo quy luật. Theo kết quả thử nghiệm 2 bãi nổ với quy mô là 1614kg (mỏ Sông Trầu của Xí nghiệp Khai thác đá Thống Nhất) và 2350kg (mỏ Sông Trầu của Xí nghiệp Khai thác đá Trảng Bom) nổ bằng phương pháp vi sai truyền thống ngày 25/8/2006 cho thấy khoảng cách an toàn về chấn động rung khi nổ với quy mô nhỏ hơn (mỏ Sông Trầu 1 có khoảng cách 250m) lại lớn hơn khi nổ với quy mô lớn hơn (mỏ Sông Trầu có khoảng cách là 205m). Điều này cho thấy tính không ổn định của đất đá trong mỏ quyết định đến chấn động rung trong khai thác, nhất là sự cộng hưởng của sóng phản xạ, khúc xạ và sóng thẳng.

- Chấn động rung, sóng va đập không khí và ảnh hưởng đá văng nằm trong bán kính cho phép của TCVN 6962:2001. Tuy nhiên do ranh mỏ nằm gần trục đường nhựa Trảng Bom đi hồ Trị An là nơi tập trung đông dân cư khoảng 150m. Nên đối với cụm mỏ Sông Trầu nên khống chế quy mô mỗi lần nổ khoảng 1500kg. Riêng về phía Đông, Đông Nam cụm mỏ là nơi xa dân cư có thể cho phép nổ lân 2000kg và nên nổ bằng phương pháp vi sai phi điện.

3. Mỏ Vĩnh Tân:

- Mỏ có ranh giới moong khai thác nằm xa khu dân cư (đến 500m). Với quy mô bãi nổ là 1508kg, bằng phương pháp điều khiển nổ vi sai kết hợp với dây nổ ngày 25/8/2006 cho thấy:

- Bán kính ảnh hưởng do chấn động rung (260m), sóng va đập không khí (295m) và bán kính đá văng là (100 m), đều nằm trong bán kính an toàn của TCVN 6962:2001.

- Do mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp nên chấn động rung khi nổ mìn sẽ không theo quy luật chung của từng quy mô bãi nổ. Nên để an toàn theo TCVN 6962:2001 thì ở mỏ Vĩnh Tân nên khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ không vượt quá 2000kg.



4. Cụm mỏ Thiện Tân:

- Cụm mỏ Thiện Tân có cấu trúc địa chất là các đá trầm tích hệ tầng Đray Linh nên nhìn chung có môi trường chấn động khá phức tạp. Tiến hành thử nghiệm 2 bãi nổ trong cụm mỏ với quy mô 3000kg (mỏ Thiện Tân 2) và 3360kg (mỏ Thiện Tân 1) bằng phương pháp vi sai phi điện cho thấy cường độ do chấn động rung khá cao đều vượt khoảng cách an toàn theo TCVN 6962:2001.

- Riêng mỏ Thiện Tân 1 chấn động rung theo TCVN 6962:2001 đến 400m là do bãi nổ thử nghiệm nằm sát đáy moong và tuyến đo nằm song song với đường phương các lớp đất đá. Tuy nhiên bán kính ảnh hưởng của bãi thử nghiệm không ảnh hưởng đến dân cư trong khu vực (xem sơ đồ bán kính ảnh hưởng của cụm mỏ).

- Đối với cụm mỏ Thiện Tân nói chung, nên khống chế lượng thuốc nổ cho phần phía Bắc dưới 3000kg và phần phía Nam có thể cho phép quy mô mỗi lần nổ là 3000kg để cho doanh nghiệp giảm chi phí giá thành cho mỗi đợt nổ.



5. Cụm mỏ Phước Tân

Cụm mỏ có cấu trúc địa chất khá phức tạp, do lớp đất phủ khá dày nên chấn động rung khi nổ mìn tăng so với cụm mỏ khác. Với quy mô cho mỗi lần nổ là 2532 2592kg , bằng phương pháp vi sai kết hợp với dây nổ ngày 21/8/2006 cho thấy:

- Chấn động rung theo TCVN 6962:2001 từ 320m đến 400m, trung bình 360m vượt quá khoảng cách an toàn theo TCVN 6962:2001.

- Khoảng cách an tòan do song đập không khí và bán kính đá văng rất nhỏ.

- Cụm mỏ nằm trong khu vực xa dân cư nên với quy mô nổ như trên không ảnh hưởng đến dân cư và các công trình công cộng. Tuy nhiên nên sử dụng phương pháp điều khiển nổ để giảm thiểu chấn động rung khi nổ mìn để có thể nâng quy mô mỗi lần nổ từ 2500 đến 3000kg cho mỗi đợt nổ.

6. Cụm mỏ Hang Nai

Cụm mỏ có môi trường chấn động khá phức tạp. Đã tiến hành 02 bãi nổ với quy mô cho mỗi lần nổ từ 2016 đến 2520kg, bằng phương pháp vi sai kết hợp với dây nổ ngày 21/8/2006 cho thấy:

- Chấn động rung và sóng đập trong không khí khi nổ mìn theo TCVN 6962:2001 từ 300m đến 350m, trung bình vượt quá khoảng cách an toàn theo TCVN 6962:2001.

- Đối với cụm mỏ cần khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ, hoặc thử nghiệm phương pháp điều khiển nổ vi sai phi điện để giảm thiểu chấn động rung và sóng dập trong không khí, nếu công ty có kế hoạch nâng quy mô bãi nổ để tăng sản lượng khai thác.



7. Mỏ Tân Bản

Là khu vực gần dân cư và các công trình công cộng, có môi trường địa chất khá đồng nhất. Kết quả thử nghiệm 01 bãi nổ quy mô 3000kg, bằng phương pháp vi sai phi điện ngày 16/08/2006 cho thấy:

- Chấn động rung, sóng đập trong không khí cũng như bán kính đá văng đều nằm trong phạm vi cho phép theo TCVN 6962:2001.

- Với quy mô nổ như trên không ảnh hưởng đến dân cư và công trình xí nghiệp. Nên đối với mỏ đá Tân Bản cần có kế hoạch đề xuất cho mỗi hộ chiếu là 3000kg để tăng năng suất khai thác, giảm thiểu các chi phí khác khi nổ mìn.



8. Cụm mỏ Hóa An.

Đã tiến hành thử nghiệm 5 bãi nổ với quy mô cho một bãi nổ từ 1500kg đến 3010kg bằng phuơng pháp vi sai phi điện cho thấy:

- Chấn động rung khi nổ mìn theo TCVN 6962:2001 từ 250 đến 410m, trung bình 335m vượt giới hạn cho phép theo TCVN 6962:2001.

- Sóng va đập không khí khá cao ở khoảng cách 150 đến 225m đạt 75dB.

- Là khu vực nhạy cảm gần khu dân cư và các công trình công công, xí nghiệp nên khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ ở cụm mỏ không vượt quá 2500kg.

9. Cụm mỏ Bình Hóa – Tân Hạnh

Cụm mỏ có môi trường chấn động khá đồng nhất. Tuy nhiên đây là khu vực khá nhạy cảm, các nhà dân xung quanh khu vực mỏ đều có hiện tượng nứt tường nhà (phía Đông mỏ Bình Hóa và phía Tây Bắc mỏ Đồng Tân). Kết quả thử nghiệm 6 bãi nổ trong cụm mỏ với quy mô 2400kg (01bãi) và 3000kg (5bãi) bằng phương pháp vi sai phi điện cho thấy:

- Chấn động rung khi nổ mìn theo TCVN ở khoảng cách 280 đến 300m đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN. Riêng bãi nổ 3000kg ở mỏ Bình Hóa 1A đạt 390m có thể do bãi nổ nằm sát đáy moong khai thác.

- Với kết quả trên cho phép các mỏ trong cụm mỏ thiết kế bãi nổ 3000kg và nố bằng phương pháp vi sai phi điện.

- Riêng khu vực phía Đông mỏ Bình Hóa, phía Tây Nam mỏ Bình Hóa 1A và phía Tây Bắc mỏ Tân Hạnh là khu vực gần dân cư (khoảng cách 150250m nên khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ từ 2000 đến 2500kg.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN


Với sự nỗ lực của lãnh đạo Sở Công nghiệp Đồng Nai, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, Xí nghiệp VLNCN Bà Rịa - Vũng Tàu và các đơn vị khai thác, chế biến đá xây dựng trong tỉnh Đồng Nai, đề tài đã được thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài đã được làm sáng tỏ qua kết quả đo đạc, đánh giá các thông số khi bắn mìn thực nghiệm tại các mỏ đang hoạt động bằng các phương pháp nổ mìn vi sai kết hợp dây nổ và nổ mìn vi sai phi điện. Qua kết quả bắn mìn thực nghiệm, tổng hợp đánh giá mức độ an toàn của các phương pháp khác nhau, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Trong khai thác đá xây dựng, mức độ an toàn cho người sử dụng và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh tăng dần theo thứ tự sau:

Nổ vi sai kết hợp dây nổ  Nổ vi sai phi điện.

2. Môi trường địa chất các mỏ khác nhau nên việc thiết lập vành đai an toàn cho chấn động rung chỉ là tương đối. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quy mô bãi mìn và cấu trúc địa chất mỏ, mật độ đất đá. Tuy nhiên, kết quả nổ mìn cũng đã xác lập được vành đai an toàn khi bắn mìn bằng các phương pháp khác nhau tại các cụm mỏ tham gia nổ thực nghiệm, từ đó có thể lựa chọn phương pháp nổ mìn và quy mô bãi nổ phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giảm các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

3. Đối với các mỏ trong khu vực thành phố Biên Hòa nên khống chế lượng thuốc nổ theo từng khu vực trong cụm mỏ theo sơ đồ kèm theo và nên sử dụng phương pháp điều khiển nổ bằng phương pháp vi sai phi điện.

II. KIẾN NGHỊ


Qua kết quả bắn mìn thực nghiệm và đo đạc các thông số chấn động rung, xác định mức độ an toàn đối với người sử dụng cũng như đánh giá mức độ kinh tế khi sử dụng các phương pháp bắn mìn vi sai kết hợp dây nổ, vi sai phi điện, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

1. Đối với các mỏ xa dân cư như cụm mỏ SokLu, Sông Trầu, Vĩnh Tân, Phước Tân cho phép sử dụng phương pháp điều khiển nổ bằng vi sai kết hợp dây nổ hoặc vi sai phi điện tùy theo điều kiện của các doanh nghiệp khai thác, để giảm giá thành chi phí và tăng sản lượng khai thác.

2. Các cụm mỏ nhạy cảm về môi trường, gần dân cư ( cụm mỏ Hóa An, Hang Nai, Tân Bản, Bình Hóa – Tân Hạnh, Thiện Tân) bắt buộc áp dụng nổ vi sai phi điện để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

3. Nên khống chế lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ của từng cụm mỏ để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh mỏ.

4. Trên cơ sở thiết lập sơ đồ bán kính ảnh hưởng của từng cụm mỏ với các quy mô nổ khác nhau. Sở Công nghiệp xem xét kiểm tra các hộ chiếu cũng như địa điểm nổ của các mỏ trên địa bàn tỉnh để đảm bảo bán kính an toàn do chấn động rung, sóng đập không khí khi nổ mìn ở các mỏ đang hoạt động, trên cơ sở đó xem xét và phê duyệt quy trình nổ mìn bắt buộc áp dụng trong khai thác đá tại từng mỏ.

Đề tài được thực hiện mang một ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý nhà nước của các ban ngành chức năng, đồng thời giúp cho doanh nghiệp có thể tăng lượng thuốc nổ cho mỗi lần nổ ở những khu vực nằm trong bán kính an toàn để có thể nâng công suất khai thác, giảm giá thành chi phí cho mỗi đợt nổ, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong khai thác mỏ, đồng thời giảm thiểu được các ảnh hưởng tiêu cực do bắn mìn đối với môi trường xung quanh. Để hoàn thành được đề tài, tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc Sở Công nghiệp Đồng Nai, Ban lãnh đạo của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, Xí nghiệp VLNCN Bà Rịa - Vũng Tàu và sự phối hợp rất nhiệt tình của các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Một lần nữa, tập thể tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và tinh thần hợp tác quý báu đó.


Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/10/2006

Thay mặt tập thể tác giả

Chủ nhiệm

Nguyễn Đăng Sơn



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Đăng Sơn, Lê Ngọc Tích và nnk. 2005. Báo cáo kết quả đánh giá mức độ an toàn và ảnh hưởng đến môi trường khi bắn mìn bằng các phương pháp vi sai truyền thống, vi sai kết hợp dây nổ và vi sai phi điện trong khai thác đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

  2. Nguyễn Đăng Sơn và nnk. 2005. Báo cáo kết quả đánh giá chấn động rung, sóng đập không khí khi sử dụng phương pháp vi sai dây nổ, vi sai phi điện trong khai thác đá xây dựng tại mỏ Núi Nhỏ, xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

  3. Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên. TCVN:5178-90. Uy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước. Năm 1991.

  4. TCVN 4586:1997 - Vật liệu nổ công nghiệp - yêu cầu an toàn về bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

  5. Tuyển tập 31 Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

  6. Thiết kế khai thác mỏ lộ thiên. Hồ Sĩ Giao. Nhà xuất bản Giáo dục. Năm 1999.

PHỤ LỤC KÈM THEO


PHỤ LỤC SỐ 1: SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH ĐO RUNG ĐỘNG CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

PHỤ LỤC SỐ 2: BIỂU ĐỒ GIA TỐC ĐO RUNG ĐỘNG KHI NỔ MÌN TẠI CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG

PHỤ LỤC SỐ 3: HỘ CHIẾU NỔ MÌN TẠI CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG KHI NỔ MÌN THỰC NGHIỆM

PHỤ LỤC SỐ 4: MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI BẮN MÌN THỰC NGHIỆM




Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương