Bài thi kết thúc học phần môn kinh tế VĨ MÔ


I.1.3 Cân bằng Cung – cầu và sự hình thành giá



tải về 0.83 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2022
Kích0.83 Mb.
#52662
1   2   3   4   5
KINH TẾ VĨ MÔ
KINH TẾ VI MÔ
I.1.3 Cân bằng Cung – cầu và sự hình thành giá
Người mua luôn muốn mua rẻ, còn người bán muốn bán đắt. Hai điều kiện này tác động lẫn nhau theo quy luật cung-cầu dẫn tới hình thành giá. Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá thị trường có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng-mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung. Giá được kí hiệu là P.

I.2 Vai trò quản lí kinh tế của Chính phủ


Nền kinh tế thị trường vận hành với nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại những khuyết tật nhất định. Điều đó làm ảnh hưởng xấu tới lợi ích kinh tế-xã hội, cũng như đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà nước, đặc biệt là chính phủ với vị trí đại diện cùng khả năng quyền lực của mình đóng vai trò to lớn trong việc phát huy thế mạnh nền kinh tế đông thời khắc phục những khuyết tật của thị trường. Những vai trò đó thể hiện thông qua các biện pháp, công cụ :
-Luật pháp: Để nền kinh tế có thể vận hành một cách bình thường, nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý nhất định trong đó các quy tắc ứng xử phù hợp với các nguyên tắc thị trường được thiết lập.
-Thuế khóa: với việc thu thuế, chính phủ có khả năng điều tiết sản xuất, từ đó gây ảnh hưởng tới giá cả.
-Chi tiêu của chính phủ: Những khoản chi ấy thường rất lớn, bởi vậy gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và giá cả.
-Các chính sách kinh tế vĩ mô khác: Đó là các chính sách như chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập hay chính sách kiểm soát lương, giá; chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách xuất nhập khẩu,…

II. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá xăng dầu, đánh giá sự phù hợp trong chính sách điều chỉnh của Chính phủ

II.1 Phân tích các yếu tố tác động đến giá xăng dầu


  • Yếu tố bên chung toàn cầu

-Quy luật cung cầu
Giá xăng-dầu tăng giảm được thể hiện rõ qua quy luật cung cầu. Nếu sản xuất vượt quá lượng cầu, giá dầu sẽ giảm xuống và ngược lại.
-Sự kiểm soát của OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chức đa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu mỏ, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu nhằm tăng, giảm hoặc giữ giá dầu, nói chung là khống chế giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên.
-Chiến sự giữa Nga và Ukraine
Nga là quốc gia có tỉ lệ xuất khẩu và sản xuất xăng dầu lớn của thế giới, đồng thời là thành viên OPEC+. Bởi vậy, Nga có sức ảnh hưởng lớn tới giá xăng dầu, nhất là khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra đã đẩy giá xăng dầu tăng tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, Nga tác động đến giá xăng dầu như để đáp trả các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Tiếp đó, các vòng đàm phán mới đây (đầu vừa giữa tháng 3/2022) của hai nước có nhiều tiến triển đã tạo nên tín hiệu tốt, làm cho giá xăng dầu giảm nhẹ.
-Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây, Mỹ đối với Nga
Phản ứng của các nước Phương Tây và Mỹ đối với chiến sự giữa Nga và Ukraine chính à những cáo buộc cùng với những biện pháp trừng phạt. Trong đó có các biện pháp cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu xăng dầu của Nga. Vì nhu cầu về xăng dầu là bất biến, buộc Phương Tây và Mỹ phải chuyển sang nguồn cung còn lại. Từ đó, làm tăng nhu cầu đối với các nguồn cung đó. Tạo nên sự khan hiếm hàng hóa xăng dầu trên thị trường, điều đó đẩy giá xăng dầu lên cao.
-Bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông
Nếu bất kỳ của các nước sản xuất dầu lớn trải qua các vấn đề bất ổn về chính trị, thị trường sẽ phản ứng bằng cách tăng giá dầu. Trong trường hợp này cũng cho thấy nguồn cung dầu sẽ bị gián đoạn trong quá trình sản xuất. Ngược lại, sự ổn định của khu vực này sẽ làm cho giá xăng dầu giảm hoặc ổn định.
-Xăng dầu là tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu ngày càng tăng ( mức tăng chung)
Tác động này gần giống với ảnh hưởng của quy luật cung cầu đối với giá xăng dầu, điểm khác biệt của nó là tạo nên độ khan hiếm trong lâu dài chứ không phải là biến động lượng dầu thô khai thác hoặc sản lượng tinh chế hay nhu cầu đột biến trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó, nhu cầu ngày càng cao cho các hoạt động kinh tế,…Hai yếu tố trên đã làm giá xăng dầu có xung hướng tăng không chỉ ở thời điểm 1/2021 mà là từ khi dầu mỏ được sử dụng đến hiện tại và sau này.
-Dữ liệu cung cầu dầu thô của Mỹ
Vào thứ Ba hàng tuần, Hiệp hội Dầu thô Hoa Kỳ (API) và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) sẽ công bố những thay đổi về cung và cầu năng lượng hàng tuần. Đặc biệt sự tăng hoặc giảm trong số dư tồn kho của Mỹ có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu thô. Hiện tại, Mỹ là nước tiêu thụ nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, xét về nhu cầu thì có thể hình dung được tầm quan trọng của hai dữ liệu này .
-Tỷ giá của USD
Giá dầu thô luôn có mối liên hệ chặt chẽ với đô la Mỹ, việc giao hàng và định giá đều được tính bằng đô la Mỹ, do đó chỉ số đô la Mỹ (USD Index) cũng sẽ có tác động đến giá dầu thô. Thay đổi giá dầu và thay đổi chỉ số đô la Mỹ có mối quan hệ tương quan nhất định. Ví dụ nếu tỉ giá của USD tiếp tục mất giá, thu nhập thực tế của các sản phẩm dầu mỏ được tính bằng USD sẽ giảm, khiến tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ phải tăng giá dầu thô như một biện pháp đối phó để duy trì sự ổn định tương đối của nó. Theo cách tương tự, nếu USD tăng giá, giá dầu sẽ giảm.
-Ảnh hưởng bởi dịch và khôi phục kinh tế
Với những làn sóng covid, các nước buộc phải kìm chế nền sản xuất để đối phó với đại dịch covid trong một thời gian sẽ làm cho nhu cầu về xăng dầu giảm, từ đó giá xăng dầu hạ nhiệt. Trong khi đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, các nước đồng loạt đẩy mạnh khôi phục. Điều này đã là cho nhu cầu về xăng dầu tăng cao dẫn tới giá xăng dầu tăng tiến.
-Các yếu tố thời tiết
Các cơn bão, trận động đất, sóng thần,.. đều có thành ảnh hưởng tới giá xăng dầu vì chúng có thể phá hủy nhà máy, làm gián đoạn hoạt động sản xuất gây nên sự suy giảm sản lượng dẫn đến giá tăng. Bên cạnh đó, giá rét vào mùa đông ở cuối năm cũng làm cho giá xăng dầu tăng hơn so với đầu năm.

  • Yếu tố riêng của Việt Nam

-Nguồn cung trong nước giảm
Hiện nay Việt Nam đã tự chủ được khoảng 70% sản lượng xăng dầu. Trong đó Lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp 35-40% sản lượng. Việc Nhà máy cắt giảm sản lượng dẫn đến thiếu hụt khoảng 20% lượng dầu đối với cả nước đã dẫn đến sự tăng giá xăng dầu đáng kể.
-Giá nguyên liệu thô
Giá dầu thô nhập khẩu tăng trên nền tăng chung của toàn thế giới (theo phân tích ở các Ảnh hưởng chung của toàn cầu. Nguyên liệu đầu vào tăng giá thì sản phẩm đầu ra chắc chắn cũng tăng giá
- Sự điều tiết của nhà nước
Với vai trò quản lí kinh tế của mình, Nhà nước đề ra các chính sách, biện pháp để tác động đến giá xăng dầu
+Tổ chức các kì điều chỉnh giá xăng dầu, quy định mức giá bán ra công khai minh bạch. Với vai trò điều chỉnh ấy, Nhà nước, chính phủ đã tác động đến giá xăng dầu.
+ Ban hành thuế: Tỉ trọng thuế đối với xăng dầu ở nước ta chiếm tới 38%. Vì vậy, khi chính phủ tăng hoặc giảm thuế với xăng dầu sẽ làm thay đổi giá xăng dầu
+ Dự trữ xăng dầu: Để giảm bớt một số tác động của biến động giá cả, lượng dầu dư thường được cất giữ trong nguồn dự trữ và để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
+Quỹ bình ổn giá xăng dầu dùng để chống sốc cho giá xăng dầu mỗi khi có biến động

tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương