Bài giảng chủ nghĩa xã HỘi khoa học gvc, Th s Nguyễn Minh Hiền ufm mục lục


Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN



tải về 120.83 Kb.
trang18/33
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích120.83 Kb.
#53847
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33
CNXHKH BAI GIANG
JED Code 2018 Final, SUA MNF DANANG, Lê-Trần-Tố-Uyên, NGUYEN NGOC THANG
2. Mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và nhà nước XHCN
a. Dân chủ XHCN là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN.
b. Nhà nước XHCN trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân.
III. DÂN CHỦ XHCN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM
1. Dân chủ XHCN ở Việt Nam
a. Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
Chế độ dân chủ nhân dân ở nước ta được xác lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đến năm 1976, tên nước được đổi thành Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đã nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước. Đại hội khẳng định “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”1; Bài học “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” bao giờ cũng quan trọng. Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng: ở đâu, nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thật sự, thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng”2.
Trước hết, Đảng ta khẳng định một trong những đặc trưng của CNXH Việt Nam là do nhân dân làm chủ. Dân chủ đã được đưa vào mục tiêu tổng quát của cách mạng Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời khẳng định: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm…”3.
b. Bản chất của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
Dân chủ là mục tiêu của chế độ XHCN (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh).
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN (do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân).
Dân chủ là động lực để xây dựng CNXH (phát huy sức mạnh của nhân dân, của toàn dân tộc).
Dân chủ gắn với pháp luật (phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương).
Dân chủ phải được thực hiện trong đời sống thực tiễn ở tất cả các cấp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Bản chất dân chủ XHCN ở Việt Nam được thực hiện thông qua các hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp.
Hình thức dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ đại diện, được thực hiện do nhân dân “ủy quyền”, giao quyền lực của mình cho tổ chức mà nhân dân trực tiếp bầu ra. Hình thức dân chủ trực tiếp là hình thức thông qua đó, nhân dân bằng hành động trực tiếp của mình thực hiện quyền làm chủ nhà nước và xã hội. Hình thức đó thể hiện ở các quyền được thông tin về hoạt động của nhà nước, được bàn bạc về công việc của nhà nước và cộng đồng dân cư; được bàn đến những quyết định về dân chủ cơ sở, nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước từ Trung ương cho đến cơ sở. Dân chủ ngày càng được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, trở thành quy chế, cách thức làm việc của mọi tổ chức trong xã hội.

tải về 120.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương