BàI 16. Chu kì TẾ BÀo và nguyên phân I. Chu kì tế bào ở sinh vật nhân thực



tải về 414.67 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/11
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2024
Kích414.67 Kb.
#56789
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
de-cuong-kien-thuc-trong-tam-lop-10-mon-sinh-hoc

kháng lại thuốc kháng sinh ở vi khuẩn đang là mối lo ngại lớn đối với toàn nhân loại.
Nguyên nhân chính là do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc do
bệnh nhân tự ý dùng thuốc.
- Việc sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh trong chăn nuôi làm tăng nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng
thuốc, thậm chí đa kháng thuốc trên vật nuôi. Những vi khuẩn này có thể được truyền sang người và
gene kháng kháng sinh có thể được truyền sang vi khuẩn gây bệnh ở người.
- Để kéo dài hiệu quả điều trị bệnh của thuốc kháng sinh cũng như làm chậm quá trình kháng lại thuốc
kháng sinh ở vi khuẩn gây bệnh, chúng ta cần tuân thủ triệt để quy trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng
sinh, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, đặc biệt là việc dùng chúng với vai trò
như là một chất kích thích tăng trưởng.
IV. Các hình thức sinh sản ở vi sinh vật
1. Phân đôi
- Phân đôi là hình thức sinh sản phổ biến ở vi sinh vật, trong đó một tế bào mẹ phân chia thành hai tế
bào con giống nhau.


TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH 10
TRANG 9
Sinh sản phân đôi ở trùng amip
2. Sinh sản bằng bào tử
- Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử dạng vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ
các ngoại bào tử.
Nấm mốc thuộc chi Aspergillus​
- Có nhiều loại bào tử khác nhau như bào tử đính ở nấm, bào tử tiếp hợp ở nấm tiếp hợp, ngoại bào tử
hay bào tử đốt ở xạ khuẩn. Tất cả các bào tử sinh sản ở vi khuẩn đều chỉ có các lớp màng, không có vỏ
và không tìm thấy hợp chất calcium dipicolinate.
3. Nảy chồi
-
Nảy chồi là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật như vi khuẩn quang
dưỡng màu tía, nấm men.
Nảy chồi ở nấm men Saccharomyces cerevisiae ​ ​
- Một các thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách
ra thành một cá thể độc lập.
1. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các đại phân tử hữu cơ cần thiết cho cơ thể như các đường đa,
protein, nucleic acid và lipid từ các chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.
2. Các vi sinh vật tiết enzyme phân giải các chất hữu cơ phức tạp trong môi trường thành các chất đơn
giản rồi hấp thụ vào tế bào, một phần các chất này tiếp tục được phân giải theo kiểu hô hấp hay lên
men.
3. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn chỉ sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể. Trong môi
trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sinh trưởng theo bốn pha cơ bản: pha tiềm phát, pha
luỹ thừa, pha cân bằng, pha suy vong. Trong môi trường nuôi cấy liên tục, mật độ vi khuẩn trong quần
thể được giữ ở mức tối ưu để cho năng suất sản phẩm cao nhất.
4. Sự sinh trưởng của vi sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vật lí và hoá học, kháng sinh.


TÀI LIỆU ÔN TẬP SINH 10
TRANG 10
5. Vi sinh vật có ba hình thức sinh sản chính là phân đôi, sinh sản bằng bào tử (vô tính hoặc hữu tính)
và hình thức nảy chồi.

tải về 414.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương