BÀI 1 TỔng quan về HỆ ĐIỀu hàNH


Hình 4.28 Cấu trúc một phần tử trong bảng trang a) Thuật toán với các bit reference phụ trợ



tải về 1.4 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích1.4 Mb.
#20344
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

Hình 4.28 Cấu trúc một phần tử trong bảng trang

a) Thuật toán với các bit reference phụ trợ

Tiếp cận: Có thể thu thập thêm nhiều thông tin về thứ tự truy xuất hơn bằng cách lưu trữ các bit references sau từng khoảng thời gian đều đặn:

với mỗi trang, sử dụng thêm 8 bit lịch sử (history)trong bảng trang

sau từng khoảng thời gian nhất định (thường là100 millisecondes), một ngắt đồng hồ được phát sinh, và quyền điều khiển được chuyển cho hệ điều hành. Hệ điều hành đặt bit reference của mỗi trang vào bit cao nhất trong 8 bit phụ trợ củatrang đó bằng cách đẩy các bit khác sang phải 1 vị trí, bỏ luôn bit thấp nhất.

như vậy 8 bit thêm vào này sẽ lư u trữ tình hình truy xuất đến trang trong 8 chu kỳ cuối cùng.

nếu gía trị của 8 bit là 00000000, thì trang tương ứng đã không được dùng đến suốt 8 chu kỳ cuối cùng, ngược lại nếu nó được dùng đến ít nhất 1 lần trong mỗi chu kỳ, thì 8 bit phụ trợ sẽ là 11111111. Một trang mà 8 bit phụ trợ có giá trị11000100 sẽ được truy xuất gần thời điểm hiện tại hơn trang có 8 bit phụ trợ là 01110111.

nếu xét 8 bit phụ trợ này như một số nguyên không dấu, thì trang LRU là trang có số phụ trợ nhỏ nhất.

Ví dụ :


































 

0

0

1

0

0

0

1

1

1

0

HR =11000100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HR =11100010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HR =01110001

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thảo luận: Số lượng các bit lịch sử có thể thay đổi tùy theo phần cứng, và phải được chọn sao cho việc cập nhật là nhanh nhất có thể.

b) Thuật toán «  cơ hội thứ hai »

Tiếp cận: Sử dụng một bit reference duy nhất. Thuật toán cơ sở vẫn là FIFO, tuy nhiên khi chọn được một trang theo tiêu chuẩn FIFO, kiểm tra bit reference của trang đó :

Nếu giá trị của bit reference là 0, thay thế trang đã chọn.

Ngược lại, cho trang này một cơ hội thứ hai, và chọn trang FIFO tiếp theo.

Khi một trang được cho cơ hội thứ hai, giá trị của bit reference được đặt lại là 0, và thời điểm vào Ready List được cập nhật lại là thời điểm hiện tại.

Một trang đã được cho cơ hội thứ hai sẽ không bị thay thế trước khi hệ thống đã thay thế hết những trang khác. Hơn nữa, nếu trang thường xuyên được sử dụng, bit reference của nó sẽ duy trì được giá trị 1, và trang hầu như không bao giờ bị thay thế.

Thảo luận:

Có thể cài đặt thuật toán « cơ hội thứ hai » với một xâu vòng.





Hình 2.29 Thuật toán thay thế trang <>

c) Thuật toán « cơ hội thứ hai » nâng cao (Not Recently Used - NRU)

Tiếp cận : xem các bit reference và dirty bit như một cặp có thứ tự .

Với hai bit này, có thể có 4 tổ hợp tạo thành 4 lớp sau :

(0,0) không truy xuất, không sửa đổi: đây là trang tốt nhất để thay thế.

(0,1) không truy xuất gần đây, nhưng đã bị sửa đổi: trường hợp này không thật tốt, vì trang cần được lưu trữ lại trước khi thay thế.

(1,0) được truy xuất gần đây, nhưng không bị sửa đổi: trang có thể nhanh chóng được tiếp tục được sử dụng.

(1,1) được truy xuất gần đây, và bị sửa đổi: trang có thể nhanh chóng được tiếp tục được sử dụng, và trước khi thay thế cần phải được lưu trữ lại.

lớp 1 có độ ưu tiên thấp nhất, và lớp 4 có độ ưu tiên cao nhất.

một trang sẽ thuộc về một trong bốn lớp trên, tuỳ vào bit reference và dirty bit của trang đó.

trang được chọn để thay thế là trang đầu tiên tìm thấy trong lớp có độ ưu tiên thấp nhất và khác rỗng.

d) Các thuật toán thống kê

Tiếp cận: sử dụng một biến đếm lưu trữ số lần truy xuất đến một trang, và phát triển hai thuật toán sau :

Thuật toán LFU: thay thế trang có giá trị biến đếm nhỏ nhất, nghĩa là trang ít được sử dụng nhất.

Thuật toán MFU: thay thế trang có giá trị biến đếm lớn nhất, nghĩa là trang được sử dụng nhiều nhất (most frequently used).

III. Cấp phát khung trang

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cấp phát một vùng nhớ tự do có kích thước cố định cho các tiến trình khác nhau?

Trong trường hợp đơn giản nhất của bộ nhớ ảo là hệ đơn nhiệm, có thể cấp phát cho tiến trình duy nhất của người dùng tất cả các khung trang trống.

Vấn đề nảy sinh khi kết hợp kỹ thuật phân trang theo yêu cầu với sự đa chương : cần phải duy trì nhiều tiến trình trong bộ nhớ cùng lúc, vậy mỗi tiến trình sẽ được cấp bao nhiêu khung trang.

    Số khung trang tối thiểu:

Với mỗi tiến trình, cần phải cấp phát một số khung trang tối thiểu nào đó để tiến trình có thể hoạt động. Số khung trang tối thiểu này được quy định bởi kiến trúc của của một chỉ thị.Khi một lỗi trang xảy ra trước khi chỉ thị hiện hành hoàn tất, chỉ thị đó cần được tái khởi động, lúc đó cần có đủ các khung trang để nạp tất cả các trang mà một chỉ thị duy nhất có thể truy xuất.

Số khung trang tối thiểu được qui định bởi kiến trúc máy tính, trong khi số khung trang tối đa được xác định bởi dung lượng bộ nhớ vật lý có thể sử dụng.

    Các thuật toán cấp phát khung trang

Có hai hướng tiếp cận:

Cấp phát cố định:

Cấp phát công bằng: nếu có m khung trang và n tiến trình, mỗi tiến trình được cấp m /n khung trang.

Cấp phát theo tỷ lệ: tùy vào kích thước của tiến trình để cấp phát số khung trang :

si = kích thước của bộ nhớ ảo cho tiến trình pi

S =  si

m = số lượng tổng cộng khung trang có thể sử dụng

Cấp phát ai khung trang cho tiến trình pi : ai = (si / S) m



Cấp phát theo độ ưu tiên : sử dụng ý tưởng cấp phát theo tỷ lệ, nhưng nhưng số lượng khung trang cấp cho tiến trình phụ thuộc vào độ ưu tiên của tiến trình, hơn là phụ thuộc kích thước tiến trình:

Nếu tiến trình pi phát sinh một lỗi trang, chọn một trong các khung trang của nó để thay thế, hoặc chọn một khung trang của tiến trình khác với độ ưu tiên thấp hơn để thay thế.



Thay thế trang toàn cục hay cục bộ

Có thể phân các thuật toán thay thế trang thành hai lớp chính:



Thay thế toàn cục: khi lỗi trang xảy ra với một tiến trình , chọn trang « nạn nhân » từ tập tất cả các khung trang trong hệ thống, bất kể khung trang đó đang được cấp phát cho một tiến trình khác.

Thay thế cục bộ: yêu cầu chỉ được chọn trang thay thế trong tập các khung trang được cấp cho tiến trình phát sinh lỗi trang.

Một khuyết điểm của thuật toán thay thế toàn cục là các tiến trình không thể kiểm soát được tỷ lệ phát sinh lỗi trang của mình. Vì thế, tuy thuật toán thay thế toàn cục nhìn chung cho phép hệ thống có nhiều khả năng xử lý hơn, nhưng nó có thể dẫn hệ thống đến tình trạng trì trệ toàn bộ (thrashing).

III.1. Trì trệ toàn bộ hệ thống (Thrashing)

Nếu một tiến trình không có đủ các khung trang để chứa những trang cần thiết cho xử lý, thì nó sẽ thường xuyên phát sinh các lỗi trang , và vì thế phải dùng đến rất nhiều thời gian sử dụng CPU để thực hiện thay thế trang. Một hoạt động phân trang như thế được gọi là sự trì trệ ( thrashing). Một tiến trình lâm vào trạng thái trì trệ nếu nó sử dụng nhiều thời gian để thay thế trang hơn là để xử lý !

Hiện tượng trì trệ này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hệ thống, xét tình huống sau :

Hệ điều hành giám sát việc sử dụng CPU.

Nếu hiệu suất sử dụng CPU quá thấp, hệ điều hành sẽ nâng mức độ đa chương bằng cách đưa thêm một tiến trình mới vào hệ thống.

Hệ thống có thể sử dụng thuật toán thay thế toàn cục để chọn các trang nạn nhân thuộc một tiến trình bất kỳ để có chỗ nạp tiến trình mới, có thể sẽ thay thế cả các trang của tiến trình đang xử lý hiện hành.

Khi có nhiều tiến trình trong hệ thống hơn, thì một tiến trình sẽ được cấp ít khung trang hơn, và do đó phát sinh nhiều lỗi trang hơn.

Khi các tiến trình phát sinh nhiều lỗi trang , chúng phải trải qua nhiều thời gian chờ các thao tác thay thế trang hoàn tất, lúc đó hiệu suất sử dụng CPU lại giảm

Hệ điều hành lại quay trở lại bước 1...

Theo kịch bản trên đây, hệ thống sẽ lâm vào tình trạng luẩn quẩn của việc giải phóng các trang để cấp phát thêm khung trang cho một tiến trình, và các tiến trình khác lại thiếu khung trang...và các tiến trình không thể tiếp tục xử lý. Đây chính là tình trạng trì trệ toàn bộ hệ thống. Khi tình trạng trì trệ này xảy ra, hệ thống gần như mất khả năng xử lý, tốc độ phát sinh lỗi trang tăng cao khủng khiếp, không công việc nào có thể kết thúc vì tất cả các tiến trình đều bận rộn với việc phân trang !

Để ngăn cản tình trạng trì trệ này xảy ra, cần phải cấp cho tiến trình đủ các khung trang cần thiết để hoạt động. Vấn đề cần giải quyết là làm sao biết được tiến trình cần bao nhiêu trang?

Mô hình cục bộ ( Locality) : theo lý thuyết cục bộ, thì khi một tiến trình xử lý, nó có khuynh hướng di chuyển từ nhóm trang cục bộ này đến nhóm trang cục bộ khác . Một nhóm trang cục bộ là một tập các trang đang được tiến trình dùng đến trong một khoảng thời gian. Một chương trình thường bao gồm nhiều nhóm trang cục bộ khác nhau và chúng có thể giao nhau.

III.1.1. Mô hình « tập làm việc » (working set)

Tiếp cận :  

Mô hình working set đặt cơ sở trên lý thuyết cục bộ. Mô hình này sử dụng một tham số  , để định nghĩa một cửa sổ cho working set. Giả sử khảo sát  đơn vị thời gian (lần truy xuất trang) cuối cùng, tập các trang được tiến trình truy xuất đến trong  lần truy cập cuối cùng này được gọi là working set của tiến trình tại thời điểm hiện tại. Nếu một trang đang được tiến trình truy xuất đến, nó sẽ nằm trong working set, nếu nó không được sử dụng nữa , nó sẽ bị loại ra khỏi working set của tiến trình sau  đơn vị thời gian kể từ lần truy xuất cuối cùng đến nó. Như vậy working set chính là một sự xấp xỉ của khái niệm nhóm trang cục bộ.





Hình 2.30 Mô hình working set

Một thuộc tính rất quan trọng của working set là kích thước của nó. Nếu tính toán kích thước working set, WSSi, cho mỗi tiến trình trong hệ thống, thì có thể xem như :

D =  WSSi

với D là tổng số khung trang yêu cầu cho toàn hệ thống. Mỗi tiến trình sử dụng các trang trong working set của nó, nghĩa là tiến trình i yêu cầu WSSi khung trang. Nếu tổng số trang yêu cầu vượt quá tổng số trang có thể sử dụng trong hệ thống (D > m), thì sẽ xảy ra tình trạng trì trệ toàn bộ.



Sử dụng:

  Hệ điều hành giám sát working set của mỗi tiến trình và cấp phát cho tiến trình tối thiểu các khung trang để chứa đủ working set của nó. Như vậy một tiến trình mới chỉ có thể được nạp vào hệ thống khi có đủ khung trang tự do cho working set của nó. Nếu tổng số khung trang yêu cầu của các tiến trình trong hệ thống vượt quá các khung trang có thể sử dụng, hệ điều hành chọn một tiến trình để tạm dừng, giải phóng bớt các khung trang cho các tiến trình khác hoàn tất.



Thảo luận:

Chiến lược working set đã loại trừ được tình trạng trì trệ trong khi vẫn đảm bảo mức độ đa chương của hệ thống là cao nhất có thể, cho phép sử dụng tối ưu CPU.

Điểm khó khăn của mô hình này là theo vết của các working set của tiến trình trong từng thời điểm. Có thể xấp xỉ mô hình working set với một ngắt đồng hồ sau từng chu kỳ nhất định và một bit reference:

phát sinh một ngắt đồng hồ sau từng T lần truy xuất bộ nhớ.

khi xảy ra một ngắt đồng hồ, kiểm tra các trang có bit reference là 1, các trang này được xem như thuộc về working set.

Một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang theo yêu cầu thuần túy (một trang không bao giờ được nạp trước khi có yêu cầu truy xuất) để lộ một đặc điểm khá bất lợi : một số lượng lớn lỗi trang xảy ra khi khởi động tiến trình. Tình trạng này là hậu quả của khuynh hướng đạt tới việc đưa nhóm trang cục bộ vào bộ nhớ. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi một tiến trình bị chuyển tạm thời ra bộ nhớ phụ, khi được tái kích hoạt, tất cả các trang của tiến trình đã được chuyển lên đĩa phải được mang trở lại vào bộ nhớ, và một loạt lỗi trang lại xảy ra. Để ngăn cản tình hình lỗi trang xảy ra quá nhiều tại thời điểm khởi động tiến trình, có thể sử dụng kỹ thuật tiền phân trang (prepaging) : nạp vào bộ nhớ một lần tất cả các trang trong working set của tiến trình.

 

III.2. Tần suất xảy ra lỗi trang



Tiếp cận: Tần suất lỗi trang rất cao khiến tình trạng trì trệ hệ thống có thể xảy ra.

Khi tần suất lỗi trang quá cao, tiến trình cần thêm một số khung trang.

Khi tần suất lỗi trang quá thấp, tiến trình có thể sỡ hữu nhiều khung trang hơn mức cần thiết.

Có thể thiết lập một giá trị chặn trên và chặn dưới cho tần suất xảy ra lỗi trang, và trực tiếp ước lượng và kiểm soát tần suất lỗi trang để ngăn chặn tình trang trì trệ xảy ra :



Nếu tần suất lỗi trang vượt quá chặn trên, cấp cho tiến trình thêm một khung trang

Nếu tần suất lỗi trang thấp hơn chặn dưới, thu hồi bớt một khung trang từ tiến trình

 

IV. Tóm tắt



Các kỹ thuật hỗ trợ các mô hình tổ chức bộ nhớ hiện đại :

Swapping : sử dụng thêm bộ nhớ phụ để lưu trữ tạm các tiến trình đang bị khóa, nhờ vậy có thể tăng mức độ đa chương của hệ thống với cấu hình máy có dung lượng bộ nhớ chính thấp.

Bộ nhớ ảo : sử dụng kỹ thuật phân trang theo yêu cầu, kết hợp thêm kỹ thuật swapping để mở rộng bộ nhớ chính. Tách biệt không gian địa chỉ và không gian vật lý, nhờ đó có thể xử lý các chương trình có kích thước lớn hơn bộ nhớ vật lý thật sự

Khi cài đặt bộ nhớ ảo, phải sử dụng một thuật toán thay thế trang thích hợp để chọn các trang bị chuyển tạm thời ra bộ nhớ phụ, dành chỗ trong bộ nhớ chính cho trang mới. Các thuật toán thay thế thường sử dụng là FIFO, LRU và các thuật toán xấp xỉ LRU, các thuật toán thống kê NFU, MFU...

Khi mức độ đa chương tăng cao đến một chừng mực nào đó, hệ thống có thể lâm vào tình trạng trì trệ do tất cả các tiến trình đều thiếu khung trang. Có thể áp dụng mô hình working set để dành cho mỗi tiến trình đủ các khung trang cần thiết tại một thời điểm, từ đó có thể ngăn chặn tình trạng trì trệ xảy ra.

 

Củng cố bài học

 Các câu hỏi cần trả lời được sau bài học này :

1. Bộ nhớ ảo là gì ?

2. Sự thật đằng sau ảo giác: giới hạn của bộ nhớ ảo ? Chi phí thực hiện?

3. Các vấn đề của bộ nhớ ảo : thay thế trang, cấp phát khung trang ?



4. Mô hình working set : khái niệm, cách tính trong thực tế, sử dụng ?

Bài Tập 

Bài 1. Khi nào thì xảy ra lỗi trang ? Mô tả xử lý của hệ điều hành khi có lỗi trang.

Bài 2. Giả sử có một chuỗi truy xuất bộ nhớ có chiều dài p với n số hiệu trang khác nhau xuất hiện trong chuỗi. Giả sử hệ thống sử dụng m khung trang ( khởi động trống). Với một thuật toán thay thế trang bất kỳ :

Cho biết số lượng tối thiểu các lỗi trang xảy ra ?

Cho biết số lượng tối đa các lỗi trang xảy ra ?

Bài 3. Một máy tính 32-bit địa chỉ, sử dụng một bảng trang nhị cấp. Địa chỉ ảo được phân bổ như sau: 9 bit dành cho bảng trang cấp 1, 11 bit cho bảng trang cấp 2, và cho offset. Cho biết kích thước một trang trong hệ thống, và địa chỉ ảo có bao nhiêu trang ?

Bài 4. Giả sử địa chỉ ảo 32-bit được phân tách thành 4 trường a,b,c,d. 3 trường đầu tiên được dùng cho bảng trang tam cấp, trường thứ 4 dành cho offset. Số lượng trang có phụ thuộc vào cả kích thước 4 trường này không ? Nếu không, những trường nào ảnh hưởng đến số lượng trang, và những trường nào không ?

Bài 5. Một máy tính có 48-bit địa chỉ ảo, và 32-bit địa chỉ vật lý. Kích thước một trang là 8K. Có bao nhiêu phần tử trong một bảng trang ( thông thường)? Trong bảng trang nghịch đảo ?

Bài 6. Một máy tính cung cấp cho người dùng một không gian địa chỉ ảo 232 bytes. Máy tính này có bộ nhớ vật lý 218 bytes. Bộ nhớ ảo được thực hiện với kỹ thuật phân trang, kích thước trang là 4096 bytes. Một tiến trình của người dùng phát sinh địa chỉ ảo 11123456. Giải thích cách hệ thống chuyển đổi địa chỉ ảo này thành địa chỉ vật lý tương ứng. Phân biệt các thao tác phần mềm và phần cứng.

Bài 7. Giả sử có một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang theo yêu cầu. Bảng trang được lưu trữ trong các thanh ghi. Để xử lý một lỗi trang tốn 8 miliseconds nếu có sẵn một khung trang trống, hoặc trang bị thay thế không bị sửa đổi nội dung, và tốn 20 miliseconds nếu trang bị thay thế bị sửa đổi nội dung. Mỗi truy xuất bộ nhớ tốn 100nanoseconds. Giả sử trang bị thay thế có xác suất bị sử đổi là 70%. Tỷ lệ phát sinh lỗi trang phải là bao nhiêu để có thể duy trì thời gian truy xuất bộ nhớ ( effective acess time) không vượt quá 200nanoseconds ?

Bài 8. Xét các thuật toán thay thế trang sau đây. Xếp thứ tự chúng dựa theo tỷ lệ phát sinh lỗi trang của chúng. Phân biệt các thuật toán chịu đựng nghịch lý Belady và các thuật toán không bị nghịch lý này ảnh hưởng.

a)LRU


b)FIFO

c)Chiến lược thay thế tối ưu

d)Cơ hội thứ hai

Bài 9. Một máy tính có 4 khung trang. Thời điểm nạp, thời điểm truy cập cuối cùng, và các bit reference (R), modify (M) của mỗi trang trong bộ nhớ được cho trong bảng sau :


Trang

Nạp

Truy cập cuối

R

M

0

126

279

0

0

1

230

260

1

0

2

120

272

1

1

3

160

280

1

1

    Trang nào sẽ được chọn thay thế theo :

a) thuật toán NRU

b) thuật toán FIFO

c) thuật toán LRU

d) thuật toán "cơ hội thứ 2"

Bài 10. Xét mảng hai chiều A:

var A: array [1 ..100, 1..100] of integer;

 Với A[1][1] được lưu trữ tại vị trí 200, trong bộ nhớ tổ chức theo kỹ thuật phân trang với kích thước trang là 200. Một tiến trình trong trang 0 (chiếm vị trí từ 0 đến 199) sẽ thao tác ma trận này ; như vậy mỗi chỉ thị sẽ được nạp từ trang 0. Với 3 khung trang, có bao nhiêu lỗi trang sẽ phát sinh khi thực hiện vòng lặp sau đây để khởi động mảng, sử dụng thuật toán thay thế LRU , và giả sử khung trang 1 chưá tiến trình, hai khung trang còn lại được khởi động ở trạng thái trống : 

a. for j:= 1 to 100 do 

for i :=1 to 100 do A[i][j]:= 0; 
b. for i :=1 to 100 do 

for j:=1 to 100 do A[i][j]:= 0;



Bài 11. Xét chuỗi truy xuất bộ nhớ sau:

1, 2 , 3 , 4 , 2 , 1 , 5 , 6 , 2 , 1 , 2 , 3 , 7 , 6 , 3 , 2 , 1 , 2 , 3 , 6

Có bao nhiêu lỗi trang xảy ra khi sử dụng các thuật toán thay thế sau đây, giả sử có 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 khung trang ?

a) LRU


b) FIFO

c) Chiến lược tối ưu



Bài 12. Trong một hệ thống sử dụng kỹ thuật phân trang theo yêu cầu, xét hai đoạn chương trình sau đây:

const N = 1024*1024

var A,B : array [1..N] of integer;

[Program 1]

for i:=1 to N do

A[i]:=i;


for i:=1 to N do

B[A[i]]:=random(N);

[Program 2]

for i:=1 to N do

A[i]:= random(N);

for i:=1 to N do

B[A[i]]:=i;

Bài 13. Giả sử có một máy tính đồ chơi sử dụng 7-bit địa chỉ. Kích thước một trang là 8 bytes, và hệ thống sử dụng một bảng trang nhị cấp, dùng 2-bit làm chỉ mục đến bảng trang cấp 1 , 2-bit làm chỉ mục đến bảng trang cấp 2. Xét một tiến trình sử dụng các địa chỉ trong những phạm vi sau : 0..15, 21..29, 94..106, và 115..127.

a) Vẽ chi tiết toàn bộ bảng trang cho tiến trình này

b) Phải cấp phát cho tiến trình bao nhiêu khung trang, giả sử tất cả đều nằm trong bộ nhớ chính ?

c) Bao nhiêu bytes ứng với các vùng phân mảnh nội vi trong tiến trình này?

d) Cần bao nhiêu bộ nhớ cho bảng trang của tiến trình này ?

Bài 14. Giả sử có một máy tính sử dụng 16-bit địa chỉ. Bộ nhớ ảo được thực hiện với kỹ thuật phân đoạn kết hợp phân trang, kích thước tối đa của một phân đoạn là 4096 bytes. Bộ nhớ vật lý được phân thành các khung trang có kích thước 512 bytes.

a) Thể hiện cách địa chỉ ảo được phân tích để phản ánh segment, page, offset

b) Xét một tiến trình sử dụng các miền địa chỉ sau, xác định số hiệu segment và số hiệu page tương ứng trong segment mà chương trình truy cập đến :

350..1039, 3046..3904, 7100..9450, 33056..39200, 61230..63500

c) Bao nhiêu bytes ứng với các vùng phân mảnh nội vi trong tiến trình này?

d) Cần bao nhiêu bộ nhớ cho bảng phân đoạn và bảng trang của tiến trình này ?



BÀI 8 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẬP TIN

Trong hầu hết các ứng dụng, tập tin là thành phần chủ yếu. Cho dù mục tiêu của ứng dụng là gì nó cũng phải bao gồm phát sinh và sử dụng thông tin. Thông thường đầu vào của các ứng dụng là tập tin và đầu ra cũng là tập tin cho việc truy xuất của người sử dụng và các chương trình khác sau này. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu những khái niệm và cơ chế của hệ thống quản lý tập tin thông qua các nội dung như sau:

Các khái niệm cơ bản

Mô hình tổ chức và quản lý các tập tin

Bài học này giúp chúng ta hiểu được tập tin là gì, cách thức tổ chức và quản lý tập tin như thế nào. Từ đó giúp chúng ta hiểu được các cơ chế cài đặt hệ thống tập tin trên các hệ điều hành.

Bài học này đòi hỏi những kiến thức về : các thao tác với tập tin, một số tính chất của tập tin ở góc độ người sử dụng và những kiến thức về cấu trúc dữ liệu cũng như về kiến trúc máy tính phần cấu trúc và tổ chức lưu trữ của đĩa.

 

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

I.1 Bộ nhớ ngoài

Máy tính phải sử dụng thiết bị có khả năng lưu trữ trong thời gian dài (long-term) vì :



  • Phải chứa những lượng thông tin rất lớn (giữ vé máy bay, ngân hàng...)

  • Thông tin phải được lưu giữ một thời gian dài trước khi xử lý

  • Nhiều tiến trình có thể truy cập thông tin cùng lúc.

Giải pháp là sử dụng các thiết bị lưu trữ bên ngoài gọi là bộ nhớ ngoài.

I.2 Tập tin và thư mục

    Tập tin

Tập tin là đơn vị lưu trữ thông tin của bộ nhớ ngoài. Các tiến trình có thể đọc hay tạo mới tập tin nếu cần thiết. Thông tin trên tập tin là vững bền không bị ảnh hưởng bởi các xử lý tạo hay kết thúc các tiến trình, chỉ mất đi khi user thật sự muốn xóa. Tập tin được quản lý bởi hệ điều hành.

    Thư mục

 Để lưu trữ dãy các tập tin, hệ thống quản lý tập tin cung cấp thư mục, mà trong nhiều hệ thống có thể coi như là tập tin.

I.3 Hệ thống quản lý tập tin

Các tập tin được quản lý bởi hệ điều hành với cơ chế gọi là hệ thống quản lý tập tin. Bao gồm : cách hiển thị, các yếu tố cấu thành tập tin, cách đặt tên, cách truy xuất, cách sử dụng và bảo vệ tập tin, các thao tác trên tập tin. Cách tổ chức thư mục, các đặc tính và các thao tác trên thư mục.

 

II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC TẬP TIN



II.1 Mô hình

    Tập tin :



Tên tập tin :

Tập tin là một cơ chế trừu tượng và để quản lý mỗi đối tượng phải có một tên. Khi tiến trình tạo một tập tin, nó sẽ đặt một tên, khi tiến trình kết thúc tập tin vẫn tồn tại và có thể được truy xuất bởi các tiến trình khác với tên tập tin đó.

Cách đặt tên tập tin của mỗi hệ điều hành là khác nhau, đa số các hệ điều hành cho phép sử dụng 8 chữ cái để đặt tên tập tin như ctdl, caycb, tamhghau v.v…, thường thường thì các ký tự số và ký tự đặc biệt cũng được sử dụng như baitap2…,

Hệ thống tập tin có thể có hay không phân biệt chữ thường và chữ hoa. Ví dụ : UNIX phân biệt chữ thường và hoa còn MS-DOS thì không phân biệt.

Nhiều hệ thống tập tin hỗ trợ tên tập tin gồm 2 phần được phân cách bởi dấu ‘.’ mà phần sau được gọi là phần mở rộng. Ví dụ : vidu.txt. Trong MS-DOS tên tập tin có từ 1 đến 8 ký tư, phần mở rộng có từ 1 đến 3 ký tự. Trong UNIX có thể có nhiều phân cách như prog.c.Z. Một số kiểu mở rộng thông thường là :

.bak, .bas, .bin, .c, .dat, .doc, .ftn, .hlp, .lib, .obj, .pas, .tex, .txt.

Trên thực tế phần mở rộng có hữu ích trong một số trường hợp, ví dụ như có những trình dịch C chỉ nhận biết các tập tin có phần mở rộng là .C

Cấu trúc của tập tin :

Gồm 3 loại :



Dãy tuần tự các byte không cấu trúc : hệ điều hành không biết nội dung của tập tin:MS-DOS và UNIX sử dụng loại này.

Dãy các record có chiều dài cố định.

Cấu trúc cây : gồm cây của những record, không cần thiết có cùng độ dài, mỗi record có một trường khóa giúp cho việc tìm kiếm nhanh hơn.

Kiểu tập tin :

Nếu hệ điều hành nhận biết được loại tập tin, nó có thể thao tác một cách hợp lý trên tập tin đó. Các hệ điều hành hỗ trợ cho nhiều loại tập tin khác nhau bao gồm các kiểu như : tập tin thường, thư mục, tập tin có ký tự đặc biệt, tập tin khối.



Tập tin thường : là tập tin text hay tập tin nhị phân chứa thông tin của người sử dụng.

Thư mục : là những tập tin hệ thống dùng để lưu giữ cấu trúc của hệ thống tập tin.

Tập tin có ký tự đặc biệt : liên quan đến nhập xuất thông qua các thiết bị nhập xuất tuần tự như màn hình, máy in, mạng.

Tập tin khối : dùng để truy xuất trên thiết bị đĩa.

Tập tin thường được chia làm hai loại là tập tin văn bản và tập tin nhị phân.

Tập tin văn bản chứa các dòng văn bản cuối dòng có ký hiệu enter. Mỗi dòng có độ dài có thể khác nhau. Ưu điểm của kiểu tập tin này là nó có thể hiển thị, in hay soạn thảo với một editor thông thường.Đa số các chương trình dùng tập tin văn bản để nhập xuất, nó cũng dễ dàng làm đầu vào và đầu ra cho cơ chế pipeline.

Tập tin nhị phân : có cấu trúc khác tập tin văn bản. Mặc dù về mặt kỹ thuật , tập tin nhị phân gồm dãy các byte , nhưng hệ điều hành chỉ thực thi tập tin đó nếu nó có cấu trúc đúng. Ví dụ một một tập tin nhị phân thi hành được của UNIX. Thường thường nó bao gồm năm thành phần : header, text, data, relocation bits, symbol table. Header bắt đầu bởi byte nhận diện cho biết đó là tập tin thi hành. Sau đó là 16 bit cho biết kích thước các thành phần của tập tin, địa chỉ bắt đầu thực hiện và một số bit cờ. Sau header là dữ liệu và text của tập tin. Nó được nạp vào bộ nhớ và định vị lại bởi những bit relocation. Bảng symbol được dùng để debug.

Một ví dụ khác là tập tin nhị phân kiểu archive. Nó chứa các thư viện đã được dịch nhưng chưa được liên kết. Bao gồm một header cho biết tên, ngày tạo, người sở hữu, mã bảo vệ, và kích thước…





Truy xuất tập tin :

Tập tin lưu trữ các thông tin. Khi tập tin được sử dụng, các thông tin này được đưa vào bộ nhớ của máy tính. Có nhiều cách để truy xuất chúng. Một số hệ thống cung cấp chỉ một phương pháp truy xuất, một số hệ thống khác, như IBM chẳng hạn cho phép nhiều cách truy xuất.

Kiểu truy xuất tập tin đơn giản nhất là truy xuất tuần tự . Tiến trình đọc tất cả các byte trong tập tin theo thứ tự từ đầu. Các trình soạn thảo hay trình biên dịch cũng truy xuất tập tin theo cách này. Hai thao tác chủ yếu trên tập tin là đọc và ghi. Thao tác đọc sẽ đọc một mẫu tin tiếp theo trên tập tin và tự động tăng con trỏ tập tin. Thao tác ghi cũng tương tự như vậy. Tập tin có thể tự khởi động lại từ vị trí đầu tiên và trong một số hệ thống tập tin cho phép di chuyển con trỏ tập tin đi tới hoặc đi lui n mẫu tin.

Truy xuất kiểu này thuận lợi cho các loại băng từ và cũng là cách truy xuất khá thông dụng. Truy xuất tuần tự cần thiết cho nhiều ứng dụng. Có hai cách truy xuất. Cách truy xuất thứ nhất thao tác đọc bắt đầu ở vị trí đầu tập tin, cách thứ hai có một thao tác đặc biệt gọi là SEEK cung cấp vị trí hiện thời làm vị trí bắt đầu. Sau đó tập tin được đọc tuần tự từ vị trí bắt đầu.



Một kiểu truy xuất khác là truy xuất trực tiếp. Một tập tin có cấu trúc là các mẫu tin logic có kích thước bằng nhau, nó cho phép chương trình đọc hoặc ghi nhanh chóng mà không cần theo thứ tự. Kiểu truy xuất này dựa trên mô hình của đĩa. Đĩa cho phép truy xuất ngẫu nhiên bất kỳ khối dữ liệu nào của tập tin. Truy xuất trực tiếp được sử dụng trong trường hợp phải truy xuất một khối lượng thông tin lớn như trong cơ sở dữ liệu chẳng hạn. Ngoài ra còn có một số cách truy xuất khác dự trên kiểu truy xuất này như truy xuất theo chỉ mục ...



Thuộc tính tập tin :

Ngoài tên và dữ liệu, hệ điều hành cung cấp thêm một số thông tin cho tập tin gọi là thuộc tính.

Các thuộc tính thông dụng trong một số hệ thống tập tin :


Tên thuộc tính

Ý nghĩa

Bảo vệ

Ai có thể truy xuất được và bằng cách nào

Mật khẩu

Mật khẩu cần thiết để truy xuất tập tin

Người tạo

Id của người tạo tập tin

Người sở hữu

Người sở hữu hiện tại

Chỉ đọc

0 là đọc ghi, 1 là chỉ đọc

Aån

0 là bình thường, 1 là không hiển thị khi liệt kê

Hệ thống

0 là bình thường, 1 là tập tin hệ thống

Lưu trữ

0 đã đuợc backup, 1 cần backup

ASCII/binary

0 là tập tin văn bản, 1 là tập tin nhị phân

Truy xuất ngẫu nhiên

0 truy xuất tuần tự, 1 là truy xuất ngẫu nhiên

Temp

0 là bình thường, 1 là bị xóa khi tiến trình kết thúc

Khóa

0 là không khóa, khác 0 là khóa

Độ dài của record

Số byte trong một record

Vị trí khóa

Offset của khóa trong mỗi record

Giờ tạo

Ngày và giờ tạo tập tin

Thời gian truy cập cuối cùng

Ngày và giờ truy xuất tập tin gần nhất

Thời gian thay đổi cuối cùng

Ngày và giờ thay đổi tập tin gần nhất

Kích thước hiện thời

Số byte của tập tin

Kích thước tối đa.

Số byte tối đa của tập tin

Hình 8.3 Một số thuộc tính thông dụng của tập tin

    Thư mục : 



HỆ THỐNG THƯ MỤC THEO CẤP BẬC :

Một thư mục thường thường chứa một số entry, mỗi entry cho một tập tin. Mỗi entry chứa tên tập tin, thuộc tính và địa chỉ trên đĩa lưu dữ liệu hoặc một entry chỉ chứa tên tập tin và một con trỏ, trỏ tới một cấu trúc, trên đó có thuộc tính và vị trí lưu trữ của tập tin.

Khi một tập tin được mở, hệ điều hành tìm trên thư mục của nó cho tới khi tìm thấy tên của tập tin được mở. Sau đó nó sẽ xác định thuộc tính cũng như địa chỉ lưu trữ trên đĩa và đưa vào một bảng trong bộ nhớ. Những truy xuất sau đó thực hiện trong bộ nhớ chính.

Số lượng thư mục trên mỗi hệ thống là khác nhau. Thiết kế đơn giản nhất là hệ thống chỉ có thư mục đơn(còn gọi là thư mục một cấp), chứa tất cả các tập tin của tất cả người dùng, cách này dễ tổ chức và khai thác nhưng cũng dễ gây ra khó khăn khi có nhiều người sử dụng vì sẽ có nhiều tập tin trùng tên. Ngay cả trong trường hợp chỉ có một người sử dụng, nếu có nhiều tập tin thì việc đặt tên cho một tập tin mới không trùng lắp là một vấn đề khó.

Cách thứ hai là có một thư mục gốc và trong đó có nhiều thư mục con, trong mỗi thư mục con chứa tập tin của người sử dụng (còn gọi là thư mục hai cấp), cách này tránh được trường hợp xung đột tên nhưng cũng còn khó khăn với người dùng có nhiều tập tin. Người sử dụng luôn muốn nhóm các ứng dụng lại một cách logic.

Từ đó, hệ thống thư mục theo cấp bậc (còn gọi là cây thư mục) được hình thành với mô hình một thư mục có thể chứa tập tin hoặc một thư mục con và cứ tiếp tục như vậy hình thành cây thư mục như trong các hệ điều hành DOS, Windows, v. v...

Ngoài ra, trong một số hệ điều hành nhiều người dùng, hệ thống còn xây dựng các hình thức khác của cấu trúc thư mục như cấu trúc thư mục theo đồ thị có chu trình và cấu trúc thư mục theo đồ thị tổng quát. Các cấu trúc này cho phép các người dùng trong hệ thống có thể liên kết với nhau thông qua các thư mục chia sẻ.





ĐƯỜNG DẪN :

Khi một hệ thống tập tin được tổ chức thành một cây thư mục, có hai cách để xác định một tên tập tin. Cách thứ nhất là đường dẫn tuyệt đối, mỗi tập tin được gán một đường dẫn từ thư mục gốc đến tập tin. Ví dụ : /usr/ast/mailbox.

Dạng thứ hai là đường dẫn tương đối, dạng này có liên quan đến một khái niệm là thư mục hiện hành hay thư mục làm việc. Người sử dụng có thể quy định một thư mục là thư mục hiện hành. Khi đó đường dẫn không bắt đầu từ thư mục gốc mà liên quan đến thư mục hiện hành. Ví dụ, nếu thư mục hiện hành là /usr/ast thì tập tin với đường dẫn tuyệt đối /usr/ast/mailbox có thể được dùng đơn giản là mailbox.

Trong phần lớn hệ thống, mỗi tiến trình có một thư mục hiện hành riêng, khi một tiến trình thay đổi thư mục làm việc và kết thúc, không có sự thay đổi để lại trên hệ thống tập tin. Nhưng nếu một hàm thư viện thay đổi đường dẫn và sau đó không đổi lại thì sẽ có ảnh hưởng đến tiến trình.

Hầu hết các hệ điều hành đều hỗ trợ hệ thống thư mục theo cấp bậc với hai entry đặc biệt cho mỗi thư mục là "." và "..". "." chỉ thư mục hiện hành, ".." chỉ thư mục cha.

II.2 Các chức năng

    Tập tin :

Tạo : một tập tin được tạo chưa có dữ liệu. Mục tiêu của chức năng này là thông báo cho biết rằng tập tin đã tồn tại và thiết lập một số thuộc tính.

Xóa :khi một tập tin không còn cần thiết nữa, nó được xóa để tăng dung lượng đĩa. Một số hệ điều hành tự động xoá tập tin sau một khoảng thời gian n ngày.

Mở : trước khi sử dụng một tập tin, tiến trình phải mở nó. Mục tiêu của mở là cho phép hệ thống thiết lập một số thuộc tính và địa chỉ đĩa trong bộ nhớ để tăng tốc độ truy xuất. 

Đóng : khi chấm dứt truy xuất, thuộc tính và địa chỉ trên đĩa không cần dùng nữa, tập tin được đóng lại để giải phóng vùng nhớ. Một số hệ thống hạn chế tối đa số tập tin mở trong một tiến trình.

Đọc : đọc dữ liệu từ tập tin tại vị trí hiện thời của đầu đọc, nơi gọi sẽ cho biết cần bao nhiêu dữ liệu và vị trí của buffer lưu trữ nó.

Ghi : ghi dữ liệu lên tập tin từ vị trí hiện thời của đầu đọc. Nếu là cuối tập tin,kích thước tập tin sẽ tăng lên, nếu đang ở giữa tập tin, dữ liệu sẽ bị ghi chồng lên.

Thêm : gần giống như WRITE nhưng dữ liệu luôn được ghi vào cuối tập tin.

Tìm :dùng để truy xuất tập tin ngẫu nhiên. Khi xuất hiện lời gọi hệ thống, vị trí con trỏ đang ở vị trí hiện hành được di chuyển tới vị trí cần thiết. Sau đó dữ liệu sẽ được đọc ghi tại vị trí này.

Lấy thuộc tính :lấy thuộc tính của tập tin cho tiến trình

Thiết lập thuộc tính :thay đổi thuộc tính của tập tin sau một thời gian sử dụng.

Đổi tên :thay đổi tên của tập tin đã tồn tại.

    Thư mục :



Tạo : một thư mục được tạo, nó rỗng, ngoại trừ "." và ".." được đặt tự động bởi hệ thống. 

Xóa :xoá một thư mục, chỉ có thư mục rỗng mới bị xóa, tư mục chứa "." và ".." coi như là thư mục rỗng.

Mở thư mục :thư mục có thể được đọc. Ví dụ để liệt kê tất cả tập tin trong một thư mục, chương trình liệt kê mở thư mục và đọc ra tên của tất cả tập tin chứa trong đó. Trước khi thư mục được đọc, nó phải được mở ra trước.

Đóng thư mục :khi một thư mục đã được đọc xong, phải đóng thư mục để giải phóng vùng nhớ.

Đọc thư mục :Lệnh này trả về entry tiếp theo trong thư mục đã mở. Thông thường có thể đọc thư mục bằng lời gọi hệ thống READ, lệnh đọc thư mục luôn luôn trả về một entry dưới dạng chuẩn .

Đổi tên :cũng như tập tin, thư mục cũng có thể được đổi tên.

Liên kết :kỹ thuật này cho phép một tập tin có thể xuất hiện trong nhiều thư mục khác nhau. Khi có yêu cầu, một liên kết sẽ được tạo giữa tập tin và một đường dẫn được cung cấp.

 Bỏ liên kết :Nếu tập tin chỉ còn liên kết với một thư mục, nó sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống, nếu nhiều thì nó bị giảm chỉ số liên kết.

 

Câu hỏi kiểm tra kiến thức

1. Tập tin là gì ? Thư mục là gì ? Tại sao phải quản lý tập tin và thư mục ?

2. Tập tin có những đặc tính gì ? Những đặc tính nào là quan trọng ? Tại sao ?

3. Nêu các chức năng của tập tin và thư mục.



BÀI 9 CÁC PHƯƠNG PHÁP CÀI ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẬP TIN

Người sử dụng thì quan tâm đến cách đặt tên tập tin, các thao tác trên tập tin, cây thư mục...Nhưng đối người cài đặt thì quan tâm đến tập tin và thư mục được lưu trữ như thế nào, vùng nhớ trên đĩa được quản lý như thế nào và làm sao cho toàn bộ hệ thống làm việc hữu hiệu và tin cậy. Hệ thống tập tin được cài đặt trên đĩa. Để gia tăng hiệu quả trong việc truy xuất, mỗi đơn vị dữ liệu được truy xuất gọi là một khối. Một khối dữ liệu bao gồm một hoặc nhiều sector. Bộ phận tổ chức tập tin quản lý việc lưu trữ tập tin trên những khối vật lý bằng cách sử dụng các bảng có cấu trúc. Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp tổ chức quản lý tập tin trên bộ nhớ phụ thông qua các nội dung như sau:

Bảng quản lý thư mục, tập tin

Bảng phân phối vùng nhớ

Tập tin chia sẻ

Quản lý đĩa

Độ an toàn của hệ thống tập tin

Bài học này giúp chúng ta nắm đặc điểm cũng như ưu và khuyết điểm của các phương pháp tổ chức quản lý tập tin trên đĩa và một số vấn đề liên quan khác nhờ đó có thể hiểu được cách các hệ điều hành cụ thể quản lý tập tin như thế nào.

Bài học này đòi hỏi những kiến thức về :mô hình tổ chức các tập tin và thư mục cũng và một số cấu trúc dữ liệu.

 

I.BẢNG QUẢN LÝ THƯ MỤC, TẬP TIN



I.1 Khái niệm

Trước khi tập tin được đọc, tập tin phải được mở, để mở tập tin hệ thống phải biết đường dẫn do người sử dụng cung cấp và được định vị trong cấu trúc đầu vào thư mục (directory entry). Directory entry cung cấp các thông tin cần thiết để tìm kiếm các khối. Tuỳ thuộc vào mỗi hệ thống, thông tin là địa chỉ trên đĩa của toàn bộ tập tin, số hiệu của khối đầu tiên, hoặc là số I-node.



II.2 Cài đặt

Bảng này thường được cài đặt ở phần đầu của đĩa. Bảng là dãy các phần tử có kích thước xác định, mỗi phần tử được gọi là một entry. Mỗi entry sẽ lưu thông tin về tên , thuộc tính, vị trí lưu trữ .... của một tập tin hay thư mục.

Ví dụ quản lý thư mục trong CP/M :

 

II. BẢNG PHÂN PHỐI VÙNG NHỚ



II.1 Khái niệm

Bảng này thường được sử dụn phối hợp với bảng quản lý thư mục tập tin, mục tiêu là cho biết vị trí khối vật lý của một tập tin hay thư mục nào đó nói khác đi là lưu giữ dãy các khối trên đĩa cấp phát cho tập tin lưu dữ liệu hay thư mục. Có một số phương pháp được cài đặt.

II.2 Các phương pháp

    Định vị liên tiếp :

Lưu trữ tập tin trên dãy các khối liên tiếp.

Phương pháp này có 2 ưu điểm : thứ nhất, dể dàng cài đặt. Thứ hai, dể dàng thao tác vì toàn bộ tập tin được đọc từ đĩa bằng thao tác đơn giản không cần định vị lại. 

Phương pháp này cũng có 2 khuyết điểm : không linh động trừ khi biết trước kích thước tối đa của tập tin. Sự phân mảnh trên đĩa, gây lãng phí lớn.

    Định vị bằng danh sách liên kết :



Mọi khối đều được cấp phát, không bị lãng phí trong trường hợp phân mảnh và directory entry chỉ cần chứa địa chỉ của khối đầu tiên.

Tuy nhiên khối dữ liệu bị thu hẹp lại và truy xuất ngẫu nhiên sẽ chậm.

    Danh sách liên kết sử dụng index :



Tương tự như hai nhưng thay vì dùng con trỏ thì dùng một bảng index. Khi đó toàn bộ khối chỉ chứa dữ liệu. Truy xuất ngẫu nhiên sẽ dễ dàng hơn. Kích thước tập tin được mở rộng hơn. Hạn chế là bản này bị giới hạn bởi kích thước bộ nhớ . 

    I-nodes :

Một I-node bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là thuộc tính của tập tin. Phần này lưu trữ các thông tin liên quan đến tập tin như kiểu, người sở hữu, kích thước, v.v...Phần thứ hai chứa địa chỉ của khối dữ liệu. Phần này chia làm hai phần nhỏ. Phần nhỏ thứ nhất bao gồm 10 phần tử, mỗi phần tử chứa địa chỉ khối dữ liệu của tập tin. Phần tử thứ 11 chứa địa chỉ gián tiếp cấp 1 (single indirect), chứa địa chỉ của một khối, trong khối đó chứa một bảng có thể từ 210 đến 232 phần tử mà mỗi phần tử mới chứa địa chỉ của khối dữ liệu. Phần tử thứ 12 chứa địa chỉ gián tiếp cấp 2 (double indirect), chứa địa chỉ của bảng các khối single indirect. Phần tử thứ 13 chứa địa chỉ gián tiếp cấp 3 (double indirect), chứa địa chỉ của bảng các khối double indirect.

Cách tổ chức này tương đối linh động. Phương pháp này hiệu quả trong trường hợp sử dụng để quán lý những hệ thống tập tin lớn. Hệ điều hành sử dụng phương pháp này là Unix (Ví dụ : BSD Unix)

III. TẬP TIN CHIA SẺ

Khi có nhiều người sử dụng cùng làm việc trong một đề án, họ cần chia sẻ các tập tin. Cách chia sẻ thông thường là tập tin xuất hiện trong các thư mục là như nhau nghĩa là một tập tin có thể liên kết với nhiều thư mục khác nhau.

Để cài đặt được, khối đĩa không được liệt kê trong thư mục mà được thay thế bằng một cấu trúc dữ liệu, thư mục sẽ trỏ tới cấu trúc này. Một cách khác là hệ thống tạo một tập tin mới có kiểu LINK, tập tin mới này chỉ chứa đường dẫn của tập tin được liên kết, khi cần truy xuất sẽ dựa trên tập tin LINK để xác định tập tin cần truy xuất, phương pháp này gọi là liên kết hình thức. Mổi phương pháp đều có những ưu và khuyết điểm riêng.

Ở phương pháp thứ nhất hệ thống biết được có bao nhiêu thư mục liên kết với tập tin nhờ vào chỉ số liên kết. Ở phương pháp thứ hai khi loại bỏ liên kết hình thức, tập tin không bị ảnh hưởng.

 





Hình 9.5

IV. QUẢN LÝ ĐĨA

Tập tin được lưu trữ trên đĩa, do đó việc quản trị đĩa là hết sức quan trọng trong việc cài đặt hệ thống tập tin. Có hai phương pháp lưu trữ : một là chứa tuần tự trên n byte liên tiếp, hai là tập tin được chia làm thành từng khối. Cách thứ nhất không hiệu quả khi truy xuất những tập tin có kích thước lớn, do đó hầu hết các hệ thống tập tin đều dùng khối có kích thước cố định.

IV.1 Kích thước khối

Một vấn đề đặt ra là kích thước khối phải bằng bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào tổ chức của đĩa như số sector, số track, số cylinder. Nếu dùng một cylinder cho một khối cho một tập tin thì theo tính toán sẽ lãng phí đến 97% dung lượng đĩa. Nên thông thường mỗi tập tin thường được lưu trên một số khối. Ví dụ một đĩa có 32768 byte trên một track, thời gian quay là 16.67 msec, thời gian tìm kiếm trung bình là 30 msec thì thời gian tính bằng msec để đọc một khối kích thước k byte là :

30 + 8.3 + (k/32768) x 16.67

Từ đó thống kê được kích thước khối thích hợp phải < 2K .

Thông thường kích thưóc khối là 512, 1K hay 2K.

IV.2 Lưu giữa các khối trống

Có hai phương pháp. Một là sử dụng danh sách liên kết của khối đĩa. Mỗi khối chứa một số các địa chỉ các khối trống. Ví dụ một khối có kích thước 1 K có thể lưu trữ được 511 địa chỉ 16 bit. Một đĩa 20M cần khoảng 40 khối. Hai là, sử dụng bitmap. Một đĩa n khối sẽ được ánh xạ thành n bit với giá trị 1 là còn trống, giá trị 0 là đã lưu dữ liệu. Như vậy một đĩa 20M cần 20K bit để lưu trữ nghĩa là chỉ có khoảng 3 khối. Phương pháp thứ hai này thường được sử dụng hơn.

 

V. ĐỘ AN TOÀN CỦA HỆ THỐNG TẬP TIN

Một hệ thống tập tin bị hỏng còn nguy hiểm hơn máy tính bị hỏng vì những hư hỏng trên thiết bị sẽ ít chi phí hơn là hệ thống tập tin vì nó ảnh hưởng đến các phần mềm trên đó. Hơn nữa hệ thống tập tin không thể chống lại được như hư hòng do phần cứng gây ra, vì vậy chúng phải cài đặt một số chức năng để bảo vệ.

V.1 Quản lý khối bị hỏng

Đĩa thường có những khối bị hỏng trong quá trình sử dụng đặc biệt đối với đĩa cứng vì khó kiểm tra được hết tất cả. 

Có hai giải pháp : phần mềm và phần cứng.

Phần cứng là dùng một sector trên đĩa để lưu giữ danh sách các khối bị hỏng. Khi bộ kiểm soát tực hiện lần đầu tiên, nó đọc những khối bị hỏng và dùng một khối thừa để lưu giữ. Từ đó không cho truy cập những khối hỏng nữa.

Phần mềm là hệ thống tập tin xây dựng một tập tin chứa các khối hỏng. Kỹ thuật này loại trừ chúng ra khỏi danh sách các khối trống, do đó nó sẽ không được cấp phát cho tập tin.

V.2 Backup

Mặc dù có các chiến lưọc quản lý các khối hỏng, nhưng một công việc hết sức quan trọng là phải backup tập tin thường xuyên.

Tập tin trên đĩa mềm được backup bằng cách chép lại toàn bộ qua một đĩa khác. Dữ liệu trên đĩa cứng nhỏ thì được backup trên các băng từ. 

Đối với các đĩa cứng lớn, việc backup thường được tiến hành ngay trên nó. Một chiến lược dể cài đặt nhưng lãng phí một nữa đĩa là chia đĩa cứng làm hai phần một phần dữ liệu và một phần là backup. Mỗi tối, dữ liệu từ phần dữ liệu sẽ được chép sang phần backup.



V.3 Tính không đổi của hệ thống tập tin

Một vấn đề nữa về độ an toàn là tính không đổi. Khi truy xuất một tập tin, trong quá trình thực hiện, nếu có xảy ra những sự cố làm hệ thống ngừng hoạt động đột ngột, lúc đó hàng loạt thông tin chưa được cập nhật lên đĩa. Vì vậy mỗi lân khởi động ,hệ thống sẽ thực hiện việc kiểm tra trên hai phần khối và tập tin. Việc kiểm tra thực hiện , khi phát hiện ra lỗi sẽ tiến hành sữa chữa cho các trường hợp cụ thể:



Hình 9.8 Trạng thái của hệ thống tập tin

Câu hỏi kiểm tra kiến thức

1. Vai trò của bảng thư mục tập tin

2. So sánh các phương pháp cài đặt bảng phân phối vùng nhớ.

3. Tập tin chia sẻ là gì ?

4. Vì sao phải lưu ý đến độ an toàn của hệ thống tập tin ?

Bài tập

 Giả sử một đĩa mềm có 2 side, mỗi side có 128 track, mỗi track có 18 sector. Thư mục gốc của đĩa có tối đa là 251 tập tin (hoặc thư mục), mỗi entry có kích thước 32 bytes. Một cluster = 2 sector. Đĩa sử dụng phương pháp định bằng bảng chỉ mục mỗi phần tử trong bảng có kích thước 12 bits. Hỏi muốn truy xuất cluster 10 thì phải đọc những sector nào ?

 

BÀI 10 GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG TẬP TIN

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp tổ chức quản lý tập tin của một số hệ điều hành sau:

MS-DOS

Windows 95

Windows NT

Unix

Bài học này giúp chúng ta hiểu được cách một số hệ điều hành thông dụng quản lý tập tin như thế nào.

Bài học này đòi hỏi những kiến thức từ hai bài học trước.

 

I.MS-DOS



I.1 Đặc điểm

Hệ thống tập tin của MS-DOS bắt nguồn từ hệ thống tập tin của hệ điều hành CP/M. Nó có những đặc điểm như sau :



Hệ thống cây thư mục.

Khái niệm thư mục hiện hành.

Đường dẫn tương đối và đường dẫn tuyệt đối.

Thư mục "." và "..".

Có tập tin thiết bị và tập tin khối.

Tên tập tin 8+3.

Đường dẫn \.

Không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Không có khái niệm người sở hữu.

Không có khái niệm nhóm và bảo vệ.

Không có liên kết.

Không có mount hệ thống tập tin.

Có thuộc tính của tập tin.

 I.2Cài đặt 

Cài đặt trên đĩa mềm cũng tương tự như trên đĩa cứng, những trên đĩa cứng phức tạp hơn. Phần này khảo sát trên đĩa cứng. Lúc đó, hệ điều hành MS-DOS được cài đặt trên một partition. Sector đầu tiên của


Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương