BỘ TÀi nguyên và CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam môi trưỜNG



tải về 237.53 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích237.53 Kb.
#12530
1   2   3   4

Chương 1: Khái quát về quy mô, đặc điểm, các hoạt động chính của cơ sở/ khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến môi trường.

1. Các thông tin chung:

Nêu chi tiết: Tên cơ sở; Địa chỉ; Tọa độ địa lý; Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh...)



2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mô tả chi tiết các nội dung liên quan đến: Loại hình sản xuất; Công nghệ sản xuất; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu,...); Hoá chất sử dụng (chủng loại, khối lượng...); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng (nước giếng khoan, nước bề mặt, nước máy,...m3/ ngày); Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất; Các thông tin khác (nếu có).



Chương 2: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu vực)

1. Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện về địa lý, địa chất: Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

- Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn: Chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

+ Đối với điều kiện về khí tượng: thể hiện rõ các số liệu về giá trị trung bình các tháng trong năm trong khu vực như nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão...

+ Đối với điều kiện về thuỷ văn: làm rõ các đặc điểm về chế độ thuỷ văn ở khu vực hoạt động, đặc biệt là nguồn tiếp nhận nước thải như: lưu lượng, tốc độ dòng chảy, mực nước, chế độ thủy triều,... để xác định các hệ số áp dụng TCVN, QCVN (Kq) theo quy định hiện hành.



2. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Điều kiện về kinh tế: Chỉ đề cập tóm tắt những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) có liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

- Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập tóm tắt các công trình văn hoá, xã hội, tôn giáo; tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, sự bất thường về sức khỏe của người dân, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong khu vực hoạt động của cơ sở/khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

Chương 3: Hiện trạng môi trường khu vực bị tác động tiêu cực trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Hiện trạng các thành phần môi trường: Chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường bị tác động trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như: môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải, môi trường đất và môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải, tiếng ồn, độ rung và các yếu tố môi trường khác có liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với môi trường không khí, nước và đất đòi hỏi như sau:

- Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ vị trí các điểm trên bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu phải là các điểm bị tác động trực tiếp từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Kết quả đo đạc, phân tích phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Đối với các địa phương có phòng thí nghiệm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo ISO/IEC 17025, VILAS hoặc QUARCT thì sử dụng các phòng thí nghiệm này để đảm bảo tính chính xác của số liệu quan trắc.

- Nhận xét về tính nhạy cảm và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường trong khu vực hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.



Chương 4: Thống kê, đánh giá các nguồn tác động tiêu cực đối với môi trường từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Đối với nước thải:

Nêu chi tiết về hiện trạng xả, thải: lượng nước thải (m3/ngày), nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận nước thải, hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất thiết kế,...), kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu cơ sở thải nước thải vào ao, hồ không chống thấm trong khuôn viên hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì lấy mẫu nước thải trước khi xả vào ao hồ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải. Đồng thời lấy mẫu tại các ao, hồ tiếp nhận nước thải đó để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường của nguồn thải.



2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Thống kê đầy đủ các loại chất thải gồm:

- Các loại chất thải rắn: chủng loại, khối lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các biện pháp xử lý chất thải rắn (nếu có).

- Các loại chất thải nguy hại: chủng loại, số lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các biện pháp xử lý khác (nếu có).



3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung:

- Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:

- Các nguồn phát sinh khí thải và các biện pháp xử lý khí thải:

Kết quả phân tích nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của cơ sở.



4. Các nguồn thải khác (nếu có)

Việc đánh giá kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương 4 đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng.



Chương 5: Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý đó (nếu có hoặc phát sinh chất thải gây ô nhiễm):

3.1. Hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải);

3.2. Hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải);

3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại (theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ dung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động...);

3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu nếu có (theo quy định tại Quyết định 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó dầu tràn).

3.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác nếu có



4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, bao gồm: tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường; quản lý chất thải, kể cả chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố môi trường (trừ nội dung về phòng cháy, chữa cháy sẽ làm riêng theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy); và các nội dung quản lý môi trường khác có liên quan.

4.2. Chương trình giám sát môi trường



a) Giám sát chất thải: Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

Đối với các khu (cụm) công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần xây dựng kế hoạch và lộ trình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải (đối với nước thải có lưu lượng thải từ 50 m3/ngày trở lên và khí thải từ 20.000 m3/h trở lên).



b) Giám sát môi trường xung quanh: Chỉ phải giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

c) Giám sát khác: Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển, bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm, xâm nhập mặn; xâm nhập phèn và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực hoạt động không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

4.3. Chế độ báo cáo:

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường (nội dung bắt buộc)

Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đề án đưa trình. Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

(địa danh), ngày .... tháng ..... năm 2008

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)



Phụ lục 2
CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÌNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT
ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ
môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)


Chương 1: Sơ lược về tình hình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

1. Các thông tin chung:

Nêu chi tiết: Tên cơ sở; Địa chỉ; toạ độ địa lý; Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh...).



2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mô tả chi tiết các nội dung liên quan đến: Loại hình sản xuất; Công nghệ sản xuất; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu,...); Hoá chất sử dụng (chủng loại, khối lượng...); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng (nước giếng khoan, nước bề mặt, nước máy,... m3/ ngày); Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất; Các thông tin khác (nếu có).



Chương 2: Thống kê, đánh giá các nguồn thải chính phát sinh tà hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Việc đo đạc, phân tích mẫu chất thải để lập đề án bảo vệ môi trường phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Đối với các địa phương có phòng thí nghiệm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo ISO/IEC 17025, VILAS hoặc QUARCT thì sử dụng các phòng thí nghiệm này để đảm bảo tính chính xác của số liệu quan trắc.



1. Đối với nước thải:

Nêu chi tiết về hiện trạng xả, thải: lượng nước thải (m3/ngày), nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận nước thải, hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất thiết kế,...), kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu cơ sở thải nước thải vào ao, hồ không chống thấm trong khuôn viên hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì lấy mẫu nước thải trước khi xả vào ao hồ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải. Đồng thời lấy mẫu tại các ao, hồ tiếp nhận nước thải đó để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường của nguồn thải.



2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Thống kê đầy đủ các loại chất thải gồm:

- Các loại chất thải rắn: chủng loại, khối lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các biện pháp xử lý chất thải rắn (nếu có).

- Các loại chất thải nguy hại: chủng loại, số lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các biện pháp xử lý khác (nếu có).



3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung:

- Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:

- Các nguồn phát sinh khí thải và các biện pháp xử lý khí thải:  

Kết quả phân tích nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của cơ sở.



4. Các nguồn thải khác (nếu có)

Việc đánh giá kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương 4 đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng.



Chương 3: Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện.

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý đó (nếu có hoặc phát sinh chất thải gây ô nhiễm):

3.1. Hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải);

3.2. Hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải);

3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại (theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ dung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động...);

3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu nếu có (theo quy định tại Quyết định 103/2005/QĐ-TTg ngày 12/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó dầu tràn).

3.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).



4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất của cơ sở/khu sản xuất: kinh doanh, dịch vụ tập trung, chương trình quản lý môi trường sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể:

4.1. Chương trình quản lý môi trường

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, bao gồm: tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường; quản lý chất thải kể cả chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố môi trường (trừ nội dung về phòng cháy, chữa cháy sẽ làm riêng theo pháp luật về phòng cháy chữa cháy); và các nội dung quản lý môi trường khác có liên quan.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

a) Giám sát chất thải: Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng. Tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

Đối với các khu (cụm) công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần xây dựng kế hoạch và lộ trình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải (đối với nước thải có lưu lượng thải từ 50 m3/ngày trở lên và khí thải từ 20.000 m3/h trở lên).



b) Giám sát môi trường xung quanh: Chỉ phải giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

c) Giám sát khác: Chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển, bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực hoạt động không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

4.3. Chế độ báo cáo:

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường (nội dung bắt buộc) Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đề án đưa trình. Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

(địa danh), ngày .... tháng .... năm 2008

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 3
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT, XÁC NHẬN
ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT
ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

                      ... (1)....                                   CộNG HOà Xã HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM

                                                                                   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                     Số: .........

(địa danh), ngày ....tháng .... năm .......

V/v đề nghị phê duyệt đề án


bảo vệ môi trường của "....(2)..."

Kính gửi: ......... (3) .....................

Chúng tôi là: ........ (1)....., Chủ cơ sở/ khu .... (2) ......

- Địa điểm hoạt động: .............;

- Địa chỉ liên hệ: ......;

- Điện thoại: .........; Fax: .........; E-mail: .......

Xin gửi đến quý ........ (3) ........ những hồ sơ sau:

- Đề án bảo vệ môi trường (số lượng bản Đề án bằng tiếng Việt được quy định tại mục 2, phần II, Thông tư này);

- 01 (một) bản sao: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hoặc giấy phép đầu tư/hoặc giấy chứng nhận đầu tư/hoặc giấy phép hoạt động khác;

- Các hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư có liên quan (nếu có).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: cơ sở/khu .......... của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.

Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị ...... (3) ........... phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi.  

 


Nơi nhận:

- Như trên;

-

- Lưu .....



...... (4) ......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 


 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.


Каталог: bqlkcn -> FileDinhKem -> VBAN
VBAN -> THÔng tư CỦa bộ XÂy dựng số 02/2007/tt-bxd ngàY 14 tháng 02 NĂM 2007
VBAN -> HỦ TƯỚng chính phủ
VBAN -> BỘ TÀi chính số: 48/2006/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBAN -> Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10
VBAN -> HỦ TƯỚng chính phủ
VBAN -> BỘ lao đỘng – thưƠng binh và XÃ HỘI
VBAN -> Số: 10/2002/tt-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBAN -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 88/2007/NĐ-cp ngàY 28 tháng 5 NĂM 2007 VỀ thoát nưỚC ĐÔ thị VÀ khu công nghiệP
VBAN -> PHÒng cháy và chữa cháY (số 27/2001/QH10 ngày 29-6-2001)
VBAN -> 2. Thủ tục: Thủ tục đăng ký nội quy lao động. Trình tự thực hiện

tải về 237.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương