Bộ TÀi chính bộ giáo dục và ĐÀo tạO


Điều 4. Quy định về quản lý tài chính đối với NCS và cơ sở đào tạo



tải về 318.44 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích318.44 Kb.
#50932
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
2013 130 TTLT BTC BGDDT
phu luc tb de an 911, 39033
Điều 4. Quy định về quản lý tài chính đối với NCS và cơ sở đào tạo 

NCS của  Đề án 911 theo phương thức  đào tạo toàn thời gian ở trong 

nước 

1. Về mức thu học phí:  

Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu phát triển của ngành đào tạo và phương 

thức đào tạo (đào tạo toàn bộ thời gian ở trong nước hoặc đào tạo phối hợp), 

căn cứ vào Nghị định 49 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; cơ 

sở đào tạo được giao nhiệm vụ đào tạo NCS của Đề án 911 được chủ động 

xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo. Trong đó: 

- Các cơ  sở  đào tạo trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương xây dựng 

mức thu học phí báo cáo Bộ ngành chủ quản  để  tổng hợp lấy ý kiến thống 

nhất bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước khi thực hiện. 

- Các cơ sở đào tạo thuộc địa phương quản lý xây dựng mức học phí 

trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho 

phép trước khi thực hiện. 

NCS của Đề án 911 có trách nhiệm đóng đầy đủ học phí cho cơ sở đào 

tạo theo định kỳ hàng tháng (tối  đa không quá 10 tháng/năm); trường hợp 

NCS tự nguyện, cơ sở đào tạo có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm 

học. Trong trường hợp tổ chức theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo thực hiện 

quy đổi để thu học phí theo tín chỉ nhưng tổng số học phí thu theo tín chỉ của 

cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu 

thu theo năm học.  

Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện Quy chế công khai mức thu 

học phí của cả khóa học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gửi vào 

Kho bạc Nhà nước số thu học phí theo quy định.  

2. Về mức kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước: 

NSNN hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ thực 

hiện Đề án 911 tính trên số NCS thực tế nhập học trong khuôn khổ chỉ tiêu 

đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và mức chi đối với từng chuyên 

ngành đào tạo. Mức cụ thể như sau: 

 

3

 




- Đối với nhóm ngành y dược: 16 triệu đồng/NCS/năm; 

- Đối với nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, nông, 

lâm, thủy sản, thể dục thể thao, nghệ thuật: 14 triệu đồng/NCS/năm; 

- Đối với nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, khách sạn, du lịch 

và nhóm ngành khác (nằm ngoài các nhóm ngành trên): 10 triệu 

đồng/NCS/năm. 

Thời gian hỗ trợ: Tối đa không quá 3 năm/NCS. 

3



Ngoài mức kinh phí NSNN hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo nêu trên, để 

khuyến khích nâng cao chất lượng  đào tạo, NSNN sẽ  hỗ trợ thêm 1 khoản 

kinh phí theo mức quy định tại Khoản 2 Điều này (tương  ứng theo từng 

chuyên ngành đào tạo) để các cơ sở đào tạo hỗ trợ trực tiếp cho các NCS đang 

học có kết quả học tập tốt (đáp ứng tối thiểu các điều kiện về kết quả học tập, 

nghiên cứu theo quy định hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư này) thực 

hiện các nội dung sau: 

- Đăng bài báo khoa học trong nước hoặc quốc tế; 

- Khảo sát trong nước, thực hành, thí nghiệm phục vụ  đề tài nghiên 

cứu; 


- Tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế và đi thực tập ngắn hạn ở nước 

ngoài: Tổng số NCS được cử đi tối đa

 

không quá 25% số NCS của Đề án 911 



đang học tại cơ sở đào tạo (Nội dung và mức chi vận dụng theo quy định hiện 

hành của Nhà nước về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi 

công tác ngắn hạn ở nước ngoài do NSNN bảo đảm kinh phí).  

Thời gian hỗ trợ: Trong thời gian NCS học tại cơ sở đào tạo (không quá 

3 năm). 

Ngoài nguồn hỗ trợ từ NSNN, các cơ sở đào tạo có thể huy động thêm 

từ các nguồn đóng góp, huy động hợp pháp khác từ người học, cơ quan cử 

NCS đi học theo nguyên tắc đồng thuận. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm căn cứ 

vào các quy định về yêu cầu đào tạo NCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các 

quy định tại Thông tư này để xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và quy chế hỗ trợ 

đối với các NCS đáp ứng các điều kiện để được nhận hỗ trợ theo các nội dung 

nêu trên và thông báo công khai. 

4. Phương thức hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho cơ sở đào tạo được giao 

nhiệm vụ đào tạo theo Đề án 911: 

a) Đối với năm đầu được giao nhiệm vụ đào tạo:  

Căn cứ theo danh sách, số lượng NCS đã trúng tuyển và theo học thực 

tế tại các cơ sở đào tạo đối với từng chuyên ngành đào tạo, không vượt quá 

chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ hàng năm (có 

xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo), NSNN thực hiện hỗ trợ kinh phí trực 

tiếp cho cơ  sở  đào tạo theo số  lượng NCS thực tế và mức chi quy định tại 

Khoản 2, Khoản 3 của Điều này. 

 

4



 


 

b) Đối với các năm tiếp theo:  

Căn cứ theo danh sách, số lượng NCS đang theo học tại cơ sở đào tạo 

và số NCS mới trúng tuyển, theo học thực tế, NSNN tiếp tục hỗ trợ cho số 

NCS đang học và số nhập học mới theo mức chi quy định tại Khoản 2, Khoản 

3 của Điều này. 

Để số lượng NCS tuyển mới hàng năm phù hợp với khả năng cân đối 

của NSNN, tổng số lượng tuyển mới hàng năm tối đa không vượt quá 30% số 

NCS thực tế đã trúng tuyển năm trước liền kề (tính từ mốc chỉ tiêu thực hiện 

của năm 2013).  Căn cứ vào thực tế triển khai, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều 

chỉnh và giao chỉ tiêu tuyển mới tại các cơ sở đào tạo đảm bảo không vượt 

quá tổng chỉ tiêu được tuyển mới hàng năm của Đề án 911.    

5. Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí: 

a) Căn cứ vào nguồn kinh phí được sử dụng của Đề án 911, các chế độ 

chi tiêu tài chính hiện hành và các quy định tại Thông tư này, người đứng đầu 

các cơ sở đào tạo có trách nhiệm ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế chi 

tiêu nội bộ về đào tạo NCS của Đề án 911 và công khai trong đơn vị.  

b) Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ về đào tạo NCS của Đề án 911 cần 

bao gồm các nội dung như: Chi thù lao giảng dạy và hướng dẫn NCS của Đề 

án (hoặc thuê giảng viên trong nước hoặc nước ngoài, nếu có); chi biên 

soạn/hoàn chỉnh chương trình, giáo trình; chi hội đồng chấm chuyên đề, phản 

biện đề tài, hội đồng bảo vệ luận án và các nội dung khác có liên quan); chi 

hỗ trợ NCS đăng bài báo trong nước, quốc tế; chi hỗ trợ NCS thực hiện khảo 

sát trong nước, thực hành, thí nghiệm phục vụ đề tài nghiên cứu; chi hỗ trợ 

đối với NCS tham dự hội nghị, hội thảo và thực tập ngắn hạn ở nước ngoài; 

chi cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện và các khoản 

chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác đào tạo NCS đảm bảo chất lượng 

đào tạo theo yêu cầu của Đề án 911.  

 c) Dự toán kinh phí NSNN hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo chưa sử dụng 

hết đến cuối năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.   




tải về 318.44 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương