Bộ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông  nguyễn thanh nga


Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế



tải về 2.25 Mb.
Chế độ xem pdf
trang104/110
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2024
Kích2.25 Mb.
#57678
1   ...   100   101   102   103   104   105   106   107   ...   110
BG Kinh doanh quốc tế

8.4.2. Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực quốc tế 
8.4.2.1. Tuyển dụng
Chính sách tuyển dụng nhân sự liên quan tới việc lựa chọn nhân viên vào những vị 
trí cụ thể. Ở mức độ thấp, nó bao gồm việc chọn lựa những cá nhân có những kỹ năng cần 
thiết để làm những công việc cụ thể. Ở mức độ cao hơn, chính sách tuyển dụng nhân sự có 
thể là công cụ để phát triển và truyền thụ văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp 
là hệ thống các chuẩn mực và giá trị của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mạnh có thể 
giúp một doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình.
Cách thức tuyển chọn nhân viên hoạt động ở nước ngoài của mỗi công ty đa quốc gia 
là khác nhau. Một số công ty đa quốc gia chỉ lựa chọn những người chính quốc đảm nhiệm 
vị trí quan trọng ở các chi nhánh nước ngoài, nhưng các công ty khác lại tuyển chọn những 


175 
người có quốc tịch ở nước sở tại hoặc những người có quốc tịch nước thứ ba mà không 
phải là người ở nước sở tại và cũng không phải là người chính quốc. Các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự lựa chọn chính sách nhân sự như: nền văn hóa đất nước chủ nhà của công ty, mức 
độ tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, chiến lược kinh doanh của công ty và loại ngành 
kinh doanh.
Có bốn loại hình chính sách nhân sự trong các doanh nghiệp quốc tế: chính sách vị 
chủng, chính cách đa tâm, chính sách khu vực và chính sách địa tâm
Trong các chương trước, chúng ta đã xem xét các chiến lược mà công ty đã áp dụng 
trong kinh doanh quốc tế. Chiến lược kinh doanh khác nhau thì yêu cầu mức độ kiểm soát 
đối với các chi nhánh khác nhau, do đó công ty sẽ áp dụng chính sách nhân sự phù hợp. Ví 
dụ, công ty thực hiện chiến lược quốc tế yêu cầu phải xây dựng một hệ thống quản lý không 
chính thức để chuyển tải thông tin trong nội bộ công ty bảo đảm sự hợp tác rất cao và duy 
trì giá trị văn hóa công ty ở tất cả các chi nhánh. Xuất phát từ yêu cầu trên, công ty này 
thường áp dụng chính sách nhân sự vị chủng. 
Ví dụ, General Electric không chỉ quan tâm tới việc tuyển những người có những kỹ 
năng cần thiết để thực hiện những công việc nhất định mà muốn thuê những người có 
phong cách ứng xử, niềm tin và hệ thống giá trị phù hợp với GE. Điều đó là đúng, cho dù 
họ có tuyển người Mỹ, người Đức, người Ý hay người Úc và dù tuyển cho một vị trí tại 
Mỹ hay tại một chi nhánh nước ngoài đi chăng nữa. Người ta tin rằng nếu nhân viên cảm 
nhận được các chuẩn mực và hệ thống giá trị của doanh nghiệp vào tính cách của mình, 
doanh nghiệp sẽ đạt được năng suất cao hơn.
a) Chính sách nhân sự vị chủng 
Chính sách nhân sự vị chủng là chính sách nhân sự mà trong đó hoạt động ở các chi 
nhánh nước ngoài của công ty được đặt dưới sự quản lý của các cá nhân đến từ chính quốc. 
Các công ty thực hiện chính sách nhân sự vị chủng chỉ tuyển chọn người có quốc tịch 
từ nước chính quốc vào các vị trí công việc của các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty 
này muốn giữ khả năng kiểm soát chặt chẽ đối với các quyết định ở văn phòng chi nhánh 
nước ngoài và đưa ra chính sách thiết kế cho công việc ở từng chi nhánh, vì vậy họ cho 
rằng chỉ người có cùng quốc tịch sẽ trung thành và giúp công ty thực hiện sự kiểm soát 
thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty chỉ áp dụng chính sách này đối với các vị 
trí quản lý cao nhất tại các chi nhánh ở nước ngoài. Nếu công ty áp dụng chính sách nhân 
sự vị chủng ở cấp quản lý thấp hơn thông thường không đạt hiệu quả. 
Một công ty với định hướng chiến lược quốc tế (với mục tiêu thấp trong việc giảm 
giá thành sản phẩm cũng như trách nhiệm địa phương) sẽ áp dụng những chính sách coi 
trọng nhân viên quốc gia sở tại. Theo cách này phần lớn các quyết định được đưa ra ở tổng 
công ty dựa trên khung tiêu chuẩn của quốc gia sở tại. Các MNCs sẽ lựa chọn công dân 
của chính đất nước họ cho những vị trí chủ chốt để quản lý ở ngoại quốc và công nghệ. 
Trước tiên, những người ở quốc gia chủ nhà thường không thể có được các hiểu biết 
về ngôn ngữ cũng như văn hóa của nước nhận đầu tư. Nhiều chuyên gia ngoại quốc đã cố 
gắng thích nghi, học ngôn ngữ và hoàn toàn được chấp nhận ở những quốc gia này. Những 
nhà đàm phán và chuyên viên về lao động được gửi tới từ quốc gia sở tại để trợ giúp xây 


176 
dựng một kế hoạch mới và ở lại cho đến khi sở những người thay thế được huấn luyện đủ 
tốt để vận hành và duy trì sản xuất một cách dễ dàng. 
Việc sử dụng những công dân của nước chủ nhà ở nước ngoài cũng giúp cải thiện 
kinh nghiệm để chuẩn bị cho việc trở những nhà quản trị cấp cao ở tổng công ty. Nếu khó 
khăn có liên quan tới các vấn đề công nghệ, thì các được công ty mẹ sẽ cử một chuyên gia 
có chất lượng về công nghệ tới quốc gia đặt chi nhánh và ở đó cho tới khi những người 
bản xứ học được về công nghệ đó.
Các doanh nghiệp theo đuổi chính sách vị chủng vi ba lý do. Thứ nhất, những doanh 
nghiệp này tin là nước chủ nhà thiếu nhân sự đủ năng lực để nắm giữ các vị trí lãnh đạo 
cấp cao. Lý lẽ này xuất hiện khá thường xuyên khi doanh nghiệp đặt chi nhánh ở các nước 
chậm phát triển. Thứ hai, các doanh nghiệp xem chính sách nhân sự vị chủng là cách tốt 
nhất để duy trì sự thống nhất trong văn hóa doanh nghiệp. Lập luận trên có xu hướng chiếm 
ưu thế khi một doanh nghiệp nhấn mạnh giá trị của văn hóa doanh nghiệp. Thứ ba, nếu 
một doanh nghiệp muốn tạo ra giá trị bằng cách chuyển giao năng lực cốt lõi cho các chi 
nhánh tại nước ngoài, như các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược quốc tế đang thực hiện, 
người ta tin cách tỗt nhất để làm việc này là điều động người có kiến thức về năng lực đó 
đang làm việc tại doanh nghiệp ở chính quốc tới các chi nhánh ở nước ngoài. 
• 

tải về 2.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   100   101   102   103   104   105   106   107   ...   110




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương