Bộ TƯ pháp vụ phổ biếN, giáo dụC pháp luậT


Nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung để phù hợp các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu



tải về 183 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu15.12.2022
Kích183 Kb.
#53985
1   2   3   4   5   6   7   8
Tài liệu giới thiệu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
VGwXGBuZ4ilYkQu
3. Nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung để phù hợp các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
3.1. Bổ sung quy định tại khoản 2, Điều 5 Luật số 107/2016/QH13 về áp dụng thuế xuất khẩu đối với trường hợp có hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế với các cam kết liên quan thuế xuất khẩu, tạo điều kiện cho việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu trong khuôn khổ một số Hiệp định FTA quan trọng như Hiệp định TPP, Hiệp định Việt Nam - EU.
3.2. Bổ sung quy định tại điểm a, b, khoản 3, Điều 5 Luật số 107/2016/QH13 về áp dụng thuế suất đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường nội địa đáp ứng các điều kiện về xuất xứ thì được áp dụng theo mức thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt tương ứng để bao quát hết được các trường hợp phát sinh trên thực tiễn, đảm bảo tính minh bạch của Luật.
3.3. Bổ sung quy định tại khoản 4, Điều 16 Luật số 107/2016/QH13 về miễn thuế đối với hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế để minh bạch, phù hợp với Luật ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế và thống nhất với quy định của các Luật khác.
3.4. Bổ sung quy định tại khoản 5, khoản 10 Điều 16 Luật số 107/2016/QH13 về miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu; miễn thuế đối với hàng mẫu, phim, ảnh, mô hình để làm mẫu, ấn phẩm quảng cáo không nhằm mục đích thương mại để tạo thuận lợi cho người khai hải quan và người nộp thuế, phù hợp với Chuẩn mực 4.13 và Chuẩn mực 4.24 Chương 4 của công ước Kyoto sửa đổi cũng như dự kiến phải cam kết tại Hiệp định TPP và Hiệp định Việt Nam - EU.
3.5. Bổ sung quy định tại khoản 9, Điều 16 Luật số 107/2016/QH13 về miễn thuế cho một số hàng hóa thuộc chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có thời hạn, không mang mục đích thương mại nhằm phù hợp với điểm 22 thực hành khuyến nghị Phụ lục G Công ước Kyoto (như miễn thuế đối với một số hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập có thời hạn như máy móc, thiết bị, phim, ảnh để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm, hàng hóa là phương tiện quay vòng như container, palet, máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; hàng bảo hành, sửa chữa …).
4. Nhóm vấn đề sửa đổi, bổ sung để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
4.1. Chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập để sản xuất xuất khẩu từ đối tượng phải nộp thuế khi nhập khẩu, được hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế.
Theo quy định tại khoản 1d, Điều 19 Luật thuế XNK hiện hành, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuộc đối tượng tạm nộp thuế, sau khi xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu này sẽ được hoàn lại thuế; máy móc thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Luật cũng quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu sản phẩm gia công thuộc đối tượng miễn thuế (bao gồm cả nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị). Về bản chất kinh tế thì hai trường hợp này giống nhau, đều là hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, không tiêu dùng tại Việt Nam, nhưng chế độ thuế, chế độ quản lý hải quan áp dụng khác nhau.
Theo đó, để khuyến khích sản xuất xuất khẩu, đơn giản thủ tục hành chính trong việc thu nộp và hoàn thuế (tương tự như phương thức quản lý đối với hàng gia công xuất khẩu) tại khoản 7, Điều 16 Luật số 107/2016/QH13 đã chuyển hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế.
4.2. Chuyển hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (TNTX) từ đối tượng chịu thuế ở khâu nhập khẩu và thực hiện hoàn thuế khi xuất khẩu sang đối tượng miễn thuế có điều kiện về bảo lãnh, đặt cọc.
Theo quy định hiện hành của Luật thuế XNK, hàng hóa kinh doanh TNTX tạm nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh khi tạm nhập và được hoàn thuế khi tái xuất. Trên thực tế các doanh nghiệp thực hiện bảo lãnh khi tạm nhập khẩu hàng hóa trong khi cơ quan hải quan phải theo dõi trên sổ kế toán số tiền thuế này làm tăng chi phí quản lý thuế. Để khắc phục vướng mắc và phù hợp với thông lệ quốc tế, tại điểm e, khoản 9, Điều 16 Luật số 107/2016/QH13 quy định chuyển hàng kinh doanh TNTX từ đối tượng hoàn thuế sang đối tượng miễn thuế trong thời hạn TNTX với điều kiện phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng tạm nhập tái xuất.

tải về 183 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương