Bí-pháP ĐẠo cao-đÀI


Vì thế nên mở Thể-pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí Pháp còn là Đạo còn



tải về 1.2 Mb.
trang3/200
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.2 Mb.
#33246
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   200
Vì thế nên mở Thể-pháp trước, dầu cho đời quá dữ có tranh-giành phá hoại cơ thể hữu-vi hữu-hủy đi nữa thì cũng vô hại, xin miễn mặt Bí Pháp còn là Đạo còn.

- Bí-pháp là Hiệp-Thiên-Đài giữ.

- Thể pháp là Cửu Trùng Đài mở mang bành trướng về mặt phổ thông chơn giáo”.

Đức Ngài còn cho biết:

Bí-pháp Chơn truyền của Đức Chí-Tôn ấy là một thuyết pháp trọng yếu khó-khăn hơn hết.



Các nền Tôn-giáo đương nhiên bây giờ nếu gọi là thất chơn truyền, thì thất chơn truyền do đâu?

- Do tại Bí-pháp không đúng lương tri lương năng của loài người, lương tri lương năng của mỗi người đương thời buổi này đã đạt đến mức cao thượng, trọng hệ là những triết-lý đơn sơ buổi nọ của các nền Tôn giáo để tại mặt thế này, hồi buổi Thượng cổ không cầm được quyền năng cùng tâm lý của nhân loại trong khuôn-khổ đạo-đức tinh-thần nữa.

Ngày nay Đức Chí-Tôn đã đến, đem nền Tôn giáo của Ngài để tại mặt thế này đặng chỉnh đốn đạo đức tinh thần từ Thượng cổ đến giờ bằng Huyền Diệu Cơ bút. Ngài đến không có quyền nào ngăn cản, Ngài dạy con cái của Ngài, Ngài có quyền đem Cơ bí-mật huyền vi Tạo

đoan giáo-hóa con cái của Ngài”.

Thế nên cùng một sự việc, mà mỗi người mỗi có sự thấy khác nhau. Người Bác-sĩ rất sợ vi-trùng vì người đã từng nhìn thấy vi trùng đủ các loại qua kính hiển vi. Có thể phóng to lên hằng triệu lần, nên đã thấy rõ hình dạng và biết được sự hoành hành của nó đến mức độ nào. Đối với người thường thì thản nhiên, không hề sợ sệt vì chưa bao giờ được một lần trông thấy vi trùng !

Mọi vật trong vũ-trụ này cũng đầy sự bí mật huyền vi mầu nhiệm, không thể thấy bằng mắt thường được, nhưng vẫn có người thấu biết được. Vì sao? Vì người ta nhìn bằng con mắt thấu thị. Muốn có được con mắt thấu thị ấy phải làm sao? - Phải luyện. Phải học cho đến nơi đến chốn. Sự luyện ấy gọi là TU, là luyện đơn. Chính là sự cúng kiếng hằng ngày qua pháp Tứ thời Nhựt tụng là tu luyện cho chính mình có con mắt thấu thị đó.

Người thấy biết được mọi vật trong cõi bí mật, vô hình gọi là Phật, tức là bậc đã giác ngộ hay nói khác đi là người đã quét sạch được lòng phàm. Trong chữ Phật 佛 gồm có bộ nhân là chỉ về người và chữ Phất 弗 là quét, tức nhiên người đã quét sạch bụi trần. Nếu xem đầu óc như một ngăn tủ trống trải thì chứa được những thứ mà ta muốn, còn tủ đã đầy ấp đồ đạc rồi thì không thể để một vật gì khác được nữa. Thế nên khi muốn làm một việc gì phải suy nghĩ kỹ lưỡng rồi mới làm, vì Phật thì sợ nhân, cho nên không dám gây nhân. Chúng sanh chỉ sợ quả, nên làm việc gì cứ làm liều, khi thất bại thì đau khổ.

Ví như rượu, thuốc lá là có hại, thậm chí đến như người uống rượu bị phạt, hút thuốc lá đến nơi công cộng bị cấm, nói rằng hậu quả là ung thư, là chết người, nhưng vẫn chứng nào tật nấy, thuốc vẫn cứ hút, rượu vẫn cứ uống.

Mai ngày ra sao cũng được.!

Vì tầm nhãn giới của các Đấng vô hình thấy được cả hành tàng thiện ác của chúng sanh, nên kêu gọi chúng sanh lo làm thiện, làm lành, trì trai giữ giới, đừng giết hại sanh vật, vì nó cũng là đàn em chưa tiến hoá của chúng sanh mà thôi. Nhưng cũng vì thói quen ăn uống đã nhiều đời rồi bây giờ không nhịn được. Khó lắm, ngày còn bé Mẹ đã cho ăn món ngon vật lạ, thịt này, thức kia cốt yếu cho con mau lớn, mập-mạp. Chính người Mẹ cũng không nhận ra Luật quả báo, Luân hồi là gì. Cứ cái đà ấy mà người cứ giết chóc từ con vật nhỏ đến con vật lớn, rồi tranh chấp nhau mà giết hại đến con người cũng xem là một điều tự nhiên. Tại sao có kẻ kiêng dè không giết một con ong cái kiến, mà có kẻ khác sát hại hàng loạt mà không gớm tay?

Thể Đời, nhưng với những việc cụ thể như vậy đó là Thể pháp. Hậu quả của việc làm ấy sẽ có lợi hại, nên hư đặng thất như thế nào đó là Bí-pháp của Đời.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà đạo học phân tích, nhận định rõ-ràng: Rượu, thuốc lá là Thể pháp của đời. Hậu quả chết người, bịnh ung thư là Bí-pháp của đời. Tức là Thế đạo. Như vậy Đời có Thể pháp và Bí pháp.

Cũng như một học trò mới cắp sách đến trường bắt đầu học là tu theo Thể pháp Thế đạo, một vài tháng sau, nó đọc được chữ tức là đạt được Bí-pháp Thế đạo đó. Nó cầm tờ giấy bạc đọc được, biết được giá trị đồng tiền này lớn, nhỏ…Nhìn vào tấm bảng “Cấm đi lối này!” “Không leo trèo cột điện, nguy hiểm, chết người!” Nó đọc được, nó biết tránh. Nó đạt Bí pháp Thế đạo rồi đó!

Đạo cũng vậy, khi đã ý thức cảnh đời là nơi “Sống gởi thác về”, không vĩnh cữu, thì người mới lo tiến thêm một bước học hỏi nữa là Tu theo Thiên đạo: cúng kiếng, làm công quả, bố thí, trường chay khổ hạnh, phụng sự, tất cả những thứ ấy là hành theo Thể pháp Thiên Đạo, mục đích là gì? - Tức nhiên giải thoát kiếp luân hồi sanh tử. Có thật vậy không? Chưa tin, hãy thí nghiệm.

Nay, Đạo Cao-Đài, Đức Chí-Tôn cho thờ “Thánh Tượng Thiên nhãn Thầy” tức nhiên Thầy đã trấn Thần vào đó. Sự cúng kiếng hằng ngày quì trước Thiên bàn tức là nhận “Thần” của Đức Thượng Đế đó vậy.

Tại sao những người tu thiền sai pháp thường bị một chứng gọi là “tẩu hoả nhập ma”? Thử xét lại có nhiều nguyên cớ, nhưng có một điều là nơi ngồi “Tịnh” mà điểm để họ “Luyện Thần” không có ai trấn Thần cho họ, nên khi ấy Thần lực trong người mới đầu chưa đủ sức chống lại Tà lực bên ngoài. Nhưng khi hấp thu từ-trường được mạnh rồi bất cứ ngồi nơi nào cũng được. Cần yếu nhứt là không vọng tưởng.

Bởi chữ NHÃN 眼 tức là con mắt thấu thị, gồm chữ Cấn 艮 là núi họp với chữ là mục目là mắt, do hai chữ này kết hợp lại, thế nên còn gọi là Huệ nhãn, Thần nhãn, Thánh nhãn. Do vậy thời điểm này Đạo Cao-Đài có được Bí-Pháp để chỉ rõ một thời kỳ chuyển tiếp để đến một giống dân Thần Thông Nhơn, tức là người người đều có được một sự sáng suốt, chí linh, chí diệu.





tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   200




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương