BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chính bộ y tế BỘ giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 421.88 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích421.88 Kb.
#3808
1   2   3   4

Mẫu số 03

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

ngày 28 tháng 12 năm 2012)



ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------




Phần A

PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN
Họ và tên người được đánh giá:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính: Nam Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn: Xã Huyện

Tỉnh

Họ tên cha:



Họ tên mẹ:

Họ tên Vợ/Chồng:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện: Ngày cấp: Nơi cấp:



Dưới đây là các câu hỏi về khả năng thực hiện các hoạt động của người khuyết tật. Hãy đánh dấu x vào các câu trả lời tương ứng.

STT

Các dạng khuyết tật



Không




1. Khuyết tật vận động







1

Khó khăn trong các hoạt động như ngồi, đứng và đi







2

Yếu, liệt hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ







3

Bị dị tật, biến dạng ở đầu, cổ, lưng, chân hoặc tay










2. Khuyết tật nghe, nói







4

Khó khăn khi nói hoặc không nói được







5

Khó khăn khi nghe hoặc không nghe được







6

Bị dị tật, bị biến dạng ở vùng tai, mũi và miệng










3. Khuyết tật nhìn







7

Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật trong nhà







8

Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc







9

Bị dị tật, bị biến dạng ở vùng mắt










4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần







10

Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai







11

Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ hoặc có các hành vi hủy hoại bản thân như đập đầu, cắn chân tay của chính mình







12

Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết










5. Khuyết tật trí tuệ







13

Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng lứa tuổi







14

Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn







15

Khó khăn trong việc học tập (đọc, viết và làm toán) so với người cùng tuổi do chậm phát triển trí tuệ










6. Khuyết tật khác







16

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do tê bì hoặc mất cảm giác ở tay, chân mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng







17

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng







18

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân khác







Kết luận:

Dạng khuyết tật:







…………ngày ...tháng ...năm 20…..
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá




Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT

CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN
1. Giới thiệu

Phiếu xác định dạng khuyết tật dành cho việc xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên. Phiếu này được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi phát hiện Người khuyết tật (NKT) của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) có chỉnh sửa căn cứ vào:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Các khái niệm về khuyết tật của TCYTTG

- Tham khảo Bộ câu hỏi phát hiện NKT của các điều tra khuyết tật khác nhau đã được thực hiện tại Việt Nam

Phiếu xác định dạng khuyết tật bao gồm 18 dấu hiệu để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc một (hoặc nhiều hơn) trong 6 dạng khuyết tật khác nhau: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác.

2. Phương pháp xác định dạng khuyết tật

Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu xác định dạng khuyết tật, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi người khuyết tật đang sinh sống.

Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về các dấu hiệu và khả năng thực hiện các hoạt động.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định dạng khuyết tật

Người đánh giá cần xác định từng dấu hiệu trong phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ đủ 6 tuổi trở lên.

- Nếu người khuyết tật được đánh giá là “có” ở 1 trong 3 dấu hiệu của dạng khuyết tật nào thì ở phần kết luận người đó sẽ được ghi nhận thuộc dạng khuyết tật tương ứng.

- Một người khuyết tật có thể có một hoặc nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Do vậy trong phần kết luận dạng khuyết tật của Phiếu Xác định dạng tật, người đánh giá phải ghi tất cả các dạng khuyết tật mà người khuyết tật được xác định. Ví dụ như dạng khuyết tật: Vận động, Nghe nói, Nhìn, Trí tuệ...

Sau khi đã xác định được dạng khuyết tật, người khuyết tật tiếp tục được đánh giá mức độ khuyết tật để xác định mức độ khuyết tật.
Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

ngày 28 tháng 12 năm 2012)


ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------




PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI
Họ và tên trẻ được đánh giá:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính: Nam Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn: Xã Huyện Tỉnh

Họ tên cha:

Họ tên mẹ:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện: Ngày cấp: Nơi cấp:



Dưới đây là bảng đánh giá về mức độ khuyết tật. Quan sát trực tiếp các dấu hiệu trên
trẻ khuyết tật và đánh dấu vào các ô tương ứng.

Tình trạng

Các dấu hiệu



Không

1. Khuyết tật đặc biệt nặng







Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân







Thiếu hai tay







Thiếu hai chân







Thiếu một tay và thiếu một chân







Mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt







Thường xuyên lên cơn co giật (từ 15 cơn co giật/tháng trở lên)







2. Khuyết tật nặng







Không cử động được tay hoặc không cử động được chân







Thiếu một tay







Thiếu một chân







Mù một mắt







Thiếu một mắt







Thường xuyên lên cơn co giật (từ 4 đến 14 cơn co giật/tháng).







Kết luận mức độ khuyết tật:

Ghi chú: trường hợp trẻ khuyết tật có các dấu hiệu ngoài những dấu hiệu trên và Hội đồng không xác định được mức độ khuyết tật của trẻ thì Hội đồng ghi “Không xác định được” vào dòng kết luận và chuyển lên Hội đồng giám định y khoa.







……….. ngày ...tháng ...năm 20....
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá



Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

1. Giới thiệu chung

Phiếu này được thiết kế nhằm xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi cho 3 dạng khuyết tật vận động, nhìn và thần kinh, tâm thần. Phiếu được thiết kế trên cơ sở:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Đặc điểm phát triển của trẻ

2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của trẻ được đánh giá. Đây là phương pháp chính được sử dụng để xác định mức độ khuyết tật.

- Phỏng vấn người chăm sóc trẻ về một số dấu hiệu được liệt kê trong phiếu.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn để xác định mức độ khuyết tật của trẻ được đánh giá.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Phiếu đánh giá bao gồm 2 mức độ khuyết tật sau:

- Khuyết tật đặc biệt nặng: khi có một trong 6 dấu hiệu như: Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân; thiếu hai tay; thiếu hai chân; thiếu một tay và thiếu một chân; mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 15 cơn co giật/tháng trở lên)

- Khuyết tật nặng: khi có một trong 6 dấu hiệu như: Không cử động được tay hoặc không cử động được chân; thiếu một tay; thiếu một chân; mù một mắt; thiếu một mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 4 đến 14 cơn co giật/tháng).

4. Nguyên tắc đánh giá

- Đối với các trường hợp trong quá trình đánh giá còn nhiều thông tin nghi ngờ, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cần đánh giá lại để có kết luận chính xác.

- Đối với trường hợp trẻ khuyết tật đã được xác định thuộc 3 dạng khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh/tâm thần nhưng có các dấu hiệu khác ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê trong bảng trong Mẫu 02 phần A thì Hội đồng chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có đánh giá và kết luận chính xác.
Mẫu số 05

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

ngày 28 tháng 12 năm 2012)


ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------



Phần A

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DÀNH CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính: Nam Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn: Xã Huyện

Tỉnh

Họ tên cha:



Họ tên mẹ:

Họ tên Vợ/Chồng:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện: Ngày cấp: Nơi cấp:

Dưới đây là các câu hỏi về khả năng thực hiện các hoạt động của người khuyết tật. Hãy cho điểm vào các câu trả lời tương ứng.

Mức độ thực hiện

Các hoạt động



Thực hiện được (2đ)

Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp (1đ)

Không thực hiện được (0đ)

Không xác định được (đánh dấu X)

1. Tự đi lại













2. Tự ăn/uống













3. Tự đi tiểu tiện, đại tiện













4. Tự vệ sinh cá nhân: như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...













5. Tự mặc/Cởi quần áo, giầy dép













6. Nghe và hiểu người khác nói gì













7. Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói













8. Tham gia các việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm













Kết luận mức độ khuyết tật:

Mức độ đặc biệt nặng: 0 - 4 đ

Mức độ nặng: 5 - 11 đ

Mức độ nhẹ: Từ 12 điểm trở lên

Ghi chú: trường hợp người đánh giá không xác định được mức độ khuyết tật của người được đánh giá thì khoanh tròn vào dấu X ở ô “Không xác định được” tương ứng.





………. ngày ...tháng ...năm 20….
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá




Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN
1. Giới thiệu chung

Phiếu xác định mức độ khuyết tật được thiết kế nhằm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên.

Phiếu xác định mức độ khuyết tật được thiết kế trên cơ sở:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Định nghĩa và đặc điểm của từng dạng khuyết tật

- Những hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày của một cá nhân bình thường trong điều kiện xã hội của Việt Nam.

- Những công cụ sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá khuyết tật của các nước tiên tiến (Mỹ, Nhật, Anh...)

2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp khả năng thực hiện các hoạt động của đối tượng được đánh giá. Đây là phương pháp chính được sử dụng để xác định mức độ khuyết tật. Người đánh giá cần chú ý quan sát người khuyết tật thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi người khuyết tật đang sinh sống.

- Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về khả năng thực hiện các hoạt động được liệt kê trong phiếu.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn mới xác định mức độ thực hiện trong từng hoạt động của đối tượng được đánh giá.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tật

Phiếu đánh giá bao gồm 8 hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Trong mỗi hoạt động, người đánh giá cần xác định khả năng thực hiện hoạt động đó của người khuyết tật theo 3 mức độ sau:

- Mức độ “Thực hiện được”: Người khuyết tật có khả năng tự thực hiện hoạt động một cách độc lập trong cả quá trình của hoạt động mà không cần sự trợ giúp nào.

- Mức độ “Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp”: Người khuyết tật có thể thực hiện được một số bước nhỏ trong từng hoạt động; hoặc người khuyết tật có thể thực hiện được hoạt động nếu được trợ giúp một phần trong hoạt động đó. Sự trợ giúp này bao gồm hai loại:

+ Dụng cụ trợ giúp: Người khuyết tật có thể thực hiện hoạt động khi có các dụng cụ trợ giúp như: gậy, nẹp, nạng, chân giả, máy trợ thính, kính trợ thị …

+ Người trợ giúp: Người khuyết tật chỉ có thể thực hiện hoạt động khi có người khác trợ giúp.

- Mức độ “Không thực hiện được”: Người khuyết tật hoàn toàn không thể thực hiện tất cả các bước của hoạt động, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

Người đánh giá căn cứ vào khả năng thực hiện các hoạt động trong phiếu để xác định mức độ thực hiện của người khuyết tật.

- Với mỗi hoạt động, người đánh giá cần quan sát trực tiếp NKT trong cuộc sống hàng ngày kết hợp với phỏng vấn người chăm sóc NKT và cộng đồng xung quanh để có kết luận chính xác về mức độ thực hiện trong từng hoạt động của NKT. Sau đó cho điểm vào các ô tương ứng:

 Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Thực hiện được”: ghi 2đ vào ô tương ứng.

 Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp”: ghi 1đ vào ô tương ứng.

 Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Không thể thực hiện được”: ghi 0đ vào ô tương ứng.

 Nếu hoạt động nào không xác định được mức độ thực hiện thì đánh dấu X vào ô tương ứng

* Các hoạt động được đánh giá như sau:

Hoạt động 1- “Tự đi lại”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện được việc đi lại một cách dễ dàng và không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật đi lại khó khăn hoặc cần có gậy, nạng, nẹp, chân giả hoặc người để hỗ trợ trong việc đi lại.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật phải ngồi, nằm một chỗ, hoặc dùng xe lăn hoặc người khác bế/cõng để di chuyển.

Hoạt động 2 - “Tự ăn uống”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này bao gồm từ việc đi lấy bát, thức ăn, tự xúc/gắp thức ăn và nhai nuốt một cách dễ dàng mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong nhai nuốt hoặc cần có người khác giúp đỡ một phần trong quá trình ăn uống như xúc cơm vào miệng, hướng dẫn vị trí đặt thức ăn hoặc cầm bát giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự lấy thức ăn, không tự xúc/gắp thức ăn cho vào miệng được.

Hoạt động 3 - “Tự đi tiểu tiện, đại tiện”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này bao gồm cả việc tự đi lại đến nhà vệ sinh hoặc nơi đi tiểu tiện, đại tiện một cách dễ dàng và không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi đến nhà vệ sinh hoặc nơi đi tiểu tiện, đại tiện hoặc khó khăn trong việc đại, tiểu tiện mà cần có sự trợ giúp của người hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự kiểm soát được việc đi tiểu tiện, đại tiện mà luôn luôn phải có người trợ giúp để thực hiện hoạt động.

Hoạt động 4 - “Tự vệ sinh cá nhân (Đánh răng, Rửa mặt, Tắm rửa...):

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng bao gồm cả việc đi lại đến nơi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân, sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi đến nơi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân; có khó khăn trong sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân; hoặc khó khăn trong thực hiện hoạt động đó và cần có sự hỗ trợ của người hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự thực hiện được việc vệ sinh cá nhân mà luôn luôn phải có người trợ giúp để thực hiện hoạt động.

Hoạt động 5 - “Tự mặc/cởi quần áo, giầy dép”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng bao gồm cả việc đi lấy quần áo, giầy dép, ngồi xuống, đứng lên trong quá trình mặc/cởi quần áo, giầy dép mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi lấy quần áo, giầy dép; trong quá trình cởi/mặc quần áo, giầy dép mà cần có sự trợ giúp của người khác hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự thực hiện được hoạt động này mà luôn luôn phải có người trợ giúp để thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 6 - “Nghe và hiểu người khác nói gì”:

- Người đánh giá có thể đưa ra hai trong số các yêu cầu sau để người khuyết tật thực hiện (hoặc người đánh giá có thể nhờ người nhà người khuyết tật hỏi giúp để tránh việc hiểu sai do không quen giọng nói): chỉ cho tôi cái ghế; đưa cho tôi quyển sách; lấy cho tôi cốc nước; đứng lên; ngồi xuống; đi xuống bếp lấy cho tôi cái bát; anh/chị có quen người này không (chỉ vào người nhà người khuyết tật)...

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật nghe được và tự thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn về nghe và hiểu yêu cầu mà cần có sự hỗ trợ của người khác hoặc dụng cụ trợ giúp như máy trợ thính.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không nghe và không hiểu được các yêu cầu.

Hoạt động 7 - “Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói”:

Người đánh giá có thể đưa ra hai trong số các câu hỏi sau để người khuyết tật trả lời (hoặc người đánh giá có thể nhờ người nhà người khuyết tật hỏi giúp để tránh việc hiểu sai do không quen giọng nói): Anh/chị đã ăn cơm chưa? Anh/chị có muốn uống nước không? Anh/chị có mong muốn gì? Anh/chị bị tình trạng này trong bao lâu rồi? ...

- Tự thực hiện được: Nếu người khuyết tật trả lời được rõ ràng, lưu loát mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật trả lời khó khăn như phải sử dụng ký hiệu, nói lắp, nói ngọng, nói không rõ hoặc phải nhờ người khác diễn đạt thêm cho rõ.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không trả lời được, không nói được.

Hoạt động 8 - “Tham gia các việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm”:

Hỏi người khuyết tật hoặc người chăm sóc người khuyết tật xem người khuyết tật có làm được hai trong những việc đã liệt kê gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm...

- Tự thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện được các công việc trên mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật chỉ thực hiện được một phần nào các hoạt động đó hoặc cần sự trợ giúp trong quá trình thực hiện hoạt động.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không thực hiện được các hoạt động.

Sau khi đã đánh giá xong, tiến hành cộng tổng điểm của tất cả 8 hoạt động. Và kết luận mức độ khuyết tật như sau:

 Mức độ đặc biệt nặng: 0 - 4 đ

 Mức độ nặng: 5 - 11 đ

 Mức độ nhẹ: từ 12 điểm trở lên

4. Nguyên tắc đánh giá

- Đối với các trường hợp trong quá trình đánh giá còn nhiều thông tin nghi ngờ, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cần hẹn đánh giá lại để có kết luận chính xác.

- Đối với những trường hợp mà người khuyết tật có một trong các hoạt động được đánh giá là “Không xác định được” thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có kết luận chính xác.


Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 421.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương