Bộ giáo dục và ĐÀo tạo viện hàn lâm khoa học và CÔng nghệ việt nam



tải về 2.35 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/26
Chuyển đổi dữ liệu03.09.2022
Kích2.35 Mb.
#53063
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26
tailieuxanh uftai ve tai day26992 3195
tailieuxanh nghien cuu che tao tinh chat dien hoa va dinh huong ung dung cua lop ma dien hoa niken tren nen cac chat dan dien khac nhau 1994
Hình 1.8: Sơ ồ và h nh ảnh s giãn nở i n gr phit s dụng 
quá tr nh h i gi i o n [24]. 
+ Đi n phân s dụng dung môi hứ nướ : 
Trong phương pháp này, các điện cực than chì thường hoạt động như 
một cực dương, nước cung cấp không chỉ như là một dung môi mà còn có thể 
tạo thành liên kết C-O ở phía rìa ngoài graphit ở giai đoạn ban đầu. Sau đó, 
các anion âm được xen vào và bắt đầu việc giãn nở và bóc lớp. Một điện áp 
dương tương đối cao (10V) đã được sử dụng cho các điện cực graphit trong 
axit sunfuric loãng, sự bóc lớp của graphit được thực hiện bằng sự giải phóng 
mạnh mẽ các khí thông qua việc khử điện hóa của các ion sunfat [22]. Trong 
quá trình thí nghiệm, một dây bạch kim được sử dụng như một điện cực đối, 
graphit được sử dụng như một điện cực làm việc, và dung dịch H
2
SO
4
được 
sử dụng như một dung dịch điện phân. Các cơ chế cho quá trình bóc lớp điện 
hóa graphit được thể hiện như sau: (a) quá trình điện phân nước tại điện cực 
tạo ra hydroxyl và gốc oxi tự do, (b) các gốc tự do ôxy hóa cạnh hoặc trong 
các ranh giới của than chì, (c) quá trình oxy hóa ở mép và ranh giới dẫn đến 
sự khử phân cực và sự mở rộng của các lớp graphit, tạo điều kiện cho các 
anion sunfat theo cùng với nước đan xen vào bên trong các lớp graphit, (d) sự 
khử các anion sunfat xen vào giữa các lớp trong graphit và sự tự oxy hóa 
nước tạo ra các loại khí như SO
2
và O
2
, chúng tác dụng một lực lớn trên lớp 
graphit do đó làm yếu liên kết giữa các lớp graphit với nhau được thể hiện 
trên hình 1.9. 


19 
Hình 1.9: ( ) Giản ồ minh họ ó ớp i n hó gr phit, ( ) h nh ảnh 
mảnh gr phit trướ và s u hi ó ớp, ( ) gr ph n ó ớp nổi tr n dung 
dị h i n phân, (d) ượ phân tán những t m gr ph n (nồng ộ 1 mg/m ) 
trong DMF và ( ) sơ ồ minh họ ơ h vi ó ớp i n hó gr phit 
thành rGO [22]. 
 1.1 3 3 Bó ớp ơ họ
Bóc lớp cơ học, là kỹ thuật đầu tiên được sử dụng để tổng hợp graphen. 
Phương pháp này sử dụng các lực cơ học tác động từ bên ngoài để tách vật 
liệu graphit dạng khối ban đầu thành các lớp graphen. Với sự tương tác của 
các liên kết Vander Waals giữa các lớp tương đối yếu, lực cần thiết để tách 
lớp graphit là khoảng 300 nN/µm
2
[25] đây là lực khá yếu và dễ dàng đạt 
được bằng cách cọ xát một mẫu graphit trên bề mặt của đế SiO
2
hoặc Si, hoặc 
dùng băng keo dính. 


20 
Năm 2004, Geim và Novoselov tìm ra cách chế tạo graphen thông qua 
dán những mảnh vụn graphit trên một miếng băng keo, gập dính nó lại, rồi 
kéo giật ra, tách miếng graphit làm đôi. Họ cứ làm như vậy nhiều lần cho đến 
khi miếng graphit trở nên thật mỏng, sau đó dán miếng băng keo lên silicon 
xốp và ma sát nó, khi đó có vài mảnh graphit dính trên miếng silicon xốp, và 
những mảnh đó có thể có bề dày là 1 nguyên tử, chính là GP (hình 1.10). 
 
 
 
 
 
 
 
Hình 1.10. Phương pháp tá h ơ họ và màng gr ph n thu ượ [1]. 
1 1 3 4 Phương pháp epitaxy
Phương pháp epitaxy thường được tiến hành với đế silic cacbua (SiC) 
thực hiện ở nhiệt độ 1300
0
C trong môi trường chân không cao hoặc ở 1650
0

trong môi trường khí Argon, do sự thăng hoa của Si xảy ra ở 1150
0
C trong 
môi trường chân không và ở 1500
0
C trong môi trường khí Argon. Khi được 
nâng nhiệt đến nhiệt độ đủ cao các nguyên tử Si sẽ thăng hoa, các nguyên tử 
cacbon còn lại trên bề mặt sẽ được sắp xếp và liên kết lại trong quá trình 
graphit hóa ở nhiệt độ cao, nếu việc kiểm soát quá trình thăng hoa của Si phù 
hợp thì sẽ hình thành nên màng graphen rất mỏng phủ toàn bộ bề mặt của đế 
SiC (hình 1.11). 
.


21 
Hình 1.11: ơ h t o màng gr ph n ằng phương pháp nung nhi t Si
[26]. 
1 1 3 5 Phương pháp D 
Hình 1.12. Mô hình mô tả quá tr nh ắng ọng ph hơi hó họ [10]


22 
Phương pháp CVD dùng lò nhiệt độ cao giống như phương pháp tổng 
hợp ống than nano. Niken (Ni), platin (Pt), coban (Co), đồng (Cu) là các chất 
nền (substrate) phổ biến, các chất nền được đun nóng ở nhiệt độ khoảng 
1000
0
C và nguồn cacbon (thông dụng nhất là khí metan (CH
4
)) được thổi qua 
chất nền, graphen sẽ được hình thành trên bề mặt chất nền [25].
Hình 1.13 H nh ảnh mô tả s h nh thành ớp màng gr ph n tr n ề mặt
Ni với nguồn h on à h H
4
 [25]. 
Sau đó đế được khử đi để lộ ra mảng graphen tự do. Trong phương 
pháp CVD thì chất nền được sử dụng nhiều nhất là Cu có chất lượng tốt hơn 
rất nhiều so với các lớp màng graphene tổng hợp trên đế Ni. Các màng 
graphene đơn lớp chất lượng cao với diện tích lớp màng lên tới 30 inch có 
thể tổng hợp được trên đế Cu. Việc tổng hợp lớp màng graphen đơn lớp 
không phụ thuộc vào thời gian mọc, tốc độ nâng và hạ nhiệt. Mặt khác nếu 
xét về khía cạnh kinh tế thì kim loại Cu dễ kiếm và rẻ hơn so với Ni. Trong 
nước có nhóm tác giả Nguyễn Văn Chúc - Viện Khoa học Vật liệu - Viện 
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổng hợp graphen bằng phương 
pháp CVD, các màng graphen với chiều dày 4 nm đã được tổng hợp trên lá 
Cu [27]. Độ dày của màng graphen và chiều rộng của dải graphen được kiểm 
soát chính xác bằng cách điều chỉnh nhiệt độ ủ, thời gian tiếp xúc của các 
chất khí và lựa chọn các chất nền lắng đọng. 
1 1 3 6 Phương pháp tá h mở ống n no on 
Phương pháp này được thực hiện bằng cách mở ống nano cacbon đơn 
vách (SWCNT) theo hướng dọc tạo thành băng nano graphen. Cho ống nano 


23 
cacbon tiếp xúc với môi trường “plasma etchant” mở trên dọc thân ống nano 
cacbon tạo thành nanoribbons graphen hay các băng graphen. Phương pháp 
này có một số ưu điểm như độ tinh khiết của graphen rất cao do không lẫn 
bất kỳ dư lượng dung môi hay chất nào khác. Nguồn ống nano cacbon nhiều 
và tương đối rẻ, quy trình thực hiện nhanh và tạo ra một lượng sản phẩm các 
băng nano graphen lớn trên một lần thực hiện [28]. Ngoài ra việc mở ống 
nano cacbon còn có thể thực hiện theo phương pháp khác do Novoselov đề 
xuất là oxi hóa ống nano cacbon bởi KMnO
4
trong môi trường H
2
SO
4
. Cơ 
chế này là quá trình oxi hóa anken bởi manganate trong axit. 
 
 
 
Hình 1.14: Mô h nh mô tả quá tr nh mở ống n no cacbon [29] 
1.2. VẬT LIỆU GRAPHEN OXIT 

tải về 2.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương