BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang50/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   67

Trả lời (tại công văn số 4339/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 186-TB/TƯ ngày 01/6/2005 của Ban chấp hành Trung ương); Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành chức năng nghiên cứu, hoàn chỉnh và đang trình Chính phủ và Bộ Chính trị về đề án chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (trong đó xác định cụ thể chế độ cho từng đối tượng) và sẽ được ban hành trong thời gian tới.



10/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

+ Đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc bảo đảm ngân sách quốc phòng an ninh cho các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn (tính đặc thù), nhưng có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh như các tỉnh Tây nguyên. Vì theo các tiêu chí phân bổ ngân sách quốc phòng cho các địa phương như hiện nay thì ngân sách Quốc phòng của tỉnh Kon Tum rất khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Một số chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam:

+ Đề nghị Nhà nước có chính sách cụ thể bảo đảm dạy nghề và giải quyết việc làm cho quân nhân khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.

+ Hiện nay, tại các đơn vị thuộc Binh đoàn Tây nguyên hơn 80% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp là người thuộc các tỉnh phía Bắc việc bảo đảm nhà ở cho gia đình gặp nhiều khó khăn, đồng lương thấp. Vì vậy, đề nghị Nhà nước có chính sách bảo đảm nhà ở cho sĩ quan đang tại ngũ và có chế độ phụ cấp thu hút cho các đơn vị bộ đội đóng quân tại các tỉnh Tây nguyên.

+ Đề nghị Bộ quốc phòng sớm triển khai thông tuyến và đầu tư hoàn thành dự án đường Đông Trường Sơn, đoạn qua tỉnh Kon Tum (dài 40km).

+ Đề nghị Chính phủ và các địa phương có kế hoạch bảo đảm làm thao trường, bãi tập cho các đơn vị Quân đội để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, luyện tập, diễn tập sẵn sàng chiến đấu.

Trả lời (tại công văn số 4332/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

1. Đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc bảo đảm ngân sách quốc phòng an ninh cho các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn (tính đặc thù), nhưng có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh như các tỉnh Tây nguyên. Vì theo các tiêu chí phân bổ ngân sách quốc phòng cho các địa phương như hiện nay thì ngân sách Quốc phòng của tỉnh Kon Tum rất khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, kinh phí cho công tác quân sự địa phương do ngân sách địa phương đảm nhiệm, Bộ Quốc phòng chỉ theo dõi, chỉ đạo tổng hợp chung. Theo định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN quy định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ và khả năng thu ngân sách, Hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định số cân đối ngân sách cho nhiệm vụ quân sự địa phương. Đối với các tỉnh thuộc địa bàn trọng điểm, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh thì định mức phân bổ đó ngoài tiêu thức tính theo dân số, còn được phân bổ theo tiêu chí đặc thù địa lý trong đó có tỉnh Kon Tum.

Liên Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính cũng đã có công văn số 7071/BQP- BTC ngày 25/12/2007 đề nghị các địa phương có khả năng tăng cường hỗ trợ cho nhiệm vụ quốc phòng từ ngân sách địa phương.

2/ Chính sách bảo đảm nhà ở cho sĩ quan chuyên nghiệp:

Tại Điều 31, Điều 37 Luật sĩ quan năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 quy định sĩ quan được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ: được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ; vừa qua, do chưa thống nhất trong triển khai thực hiện quy định của Luật sĩ quan với Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở năm 2005 nên đến nay Chính phủ chưa ban hành được Nghị định về chế độ nhà ở cho sĩ quan. Thực tế một số địa phương chưa tạo điều kiện về quỹ đất cho sĩ quan tự tạo lập nhà ở hoặc chưa có cơ sở pháp lý để bảo đảm quỹ đất cho quân đội xây dựng các dự án nhà ở cho sĩ quan. Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo cơ quan chức năng sớm hoàn thành soạn thảo Nghị định về chế độ bảo đảm nhà ở cho sĩ quan để thống nhất với các Bộ, ngành trình Chính phủ trong tháng 9/2008.

- Về nhập hộ khẩu cho thân nhân sĩ quan: đối với thân nhân sĩ quan có quyền tự do thực hiện lựa chọn, quyết định nơi cư trú theo quy định của Luật cư trú đã được kỳ họp thứ 10 (khóa XI) thông qua ngày 29/11/2006 xác định: nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo quyền của công dân về nơi cư trú.

- Về chế độ phụ cấp thu hút: Điều 6, Nghị định 204/2004/N Đ-CP ngày 14/12/2008 của Chính phủ; Thông tư số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐ-TB&XH-BTC ngày 5/1/2005 của liên bộ: Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, thương binh và xã hội- Bộ Tài chính quy định: “Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn”. Theo Nghị định và Thông tư này, chỉ có công nhân viên quốc phòng là lao động đến làm việc ở khu vực trên thì được hưởng phụ cấp thu hút; còn hạ sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ đến hoạt động ở khu vực đó không được hưởng phụ cấp thu hút. Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các cơ quan phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

3/ Đề nghị Bộ quốc phòng sớm triển khai thông tuyến và đầu tư hoàn thành dự án đường Đông Trường Sơn, đoạn qua tỉnh Kon Tum (dài 40km).

- Theo quy hoạch, đường Đông Trường Sơn đoạn qua tỉnh Kon Tum có chiều dài khoảng 40 km và cầu Ngọc Tem; theo thông báo của Nhà nước về tiến độ cấp vốn cho Bộ Quốc phòng để triển khai xây dựng đường Đông Trường Sơn, đến nay mới đạt khoảng 30% chưa kể phần ngân sách phải cắt giảm phục vụ chương trình chống lạm phát của Chính phủ. Đến nay, Bộ Quốc phòng đã và đang triển khai xây dựng đường qua tỉnh Kon Tum được 20 km (đạt 50%) và cầu Ngọc Tem (đạt 100%); đây là một tỷ lệ cao so với các tỉnh khác có tuyến đường Đông Trường Sơn đi qua (cụ thể năm 2007: 10 km từ điểm giao quốc lộ 24 về phía Sơn Lang, năm 2008: 10 km và cầu Ngọc Tem).

- Phần đường phải xây dựng qua tỉnh còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cấp vốn của nhà nước, nếu được nhà nước cấp bổ sung vốn thì phần đường còn lại sẽ được triển khai từ sau năm 2008. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng cũng đề nghị UBND tỉnh cần quan tâm và chỉ đạo các cơ quan hữu quan có liên quan của tỉnh phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Quốc phòng trong giải phóng mặt bằng thì mới có khả năng đẩy nhanh tiến độ được (đây là một khâu yếu trong triển khai xây dựng nói chung và xây dựng đường Đông Trường Sơn nói riêng).

4/ Đề nghị Nhà nước có chính sách cụ thể bảo đảm dạy nghề và giải quyết việc làm cho quân nhân khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.

- Việc dạy nghề cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, gọi tắt là quân nhân xuất ngũ (QNXN) là trách nhiệm chung của toàn xã hội nói chung, của quân đội nói riêng. Hiện nay, các địa phương trong cả nước (cấp tỉnh) và một số bộ, ngành có trường cao đẳng, trung cấp nghề đã thu hút được một số lượng lớn thanh niên và QNXN vào học, tạo cho họ có nghề nghiệp theo nguyện vọng để có thể vào làm việc trong các doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong quân đội cũng có trường cao đẳng, trung cấp nghề ở các vùng, miền trong cả nước, hàng năm thu hút hàng vạn QNXN vào học nghề trước khi trở về địa phương;

- Chính phủ cũng đã có chính sách trợ cấp học nghề, tạo việc làm cho QNXN; trong những năm qua, mức trợ cấp học nghề, tạo việc làm đã được nâng lên, cụ thể, ngoài chế độ trợ cấp xuất ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được hưởng chế độ trợ cấp học nghề, tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu (trước đây là 03 tháng) tại thời điểm xuất ngũ theo Quyết định 113/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ: 6 tháng x 540.000 đồng = 3.240.000 đồng. Đối với QNXN học nghề tại các trường cao đằng, trung cấp nghề của quân đội được hỗ trợ thêm kinh phí học nghề khoảng 1 triệu đồng/người/năm (năm 2008 Chính phủ đã hỗ trợ ngân sách dạy nghề cho các trường cao đẳng, trung cấp nghề trong quân đội là 22,9 tỷ đồng cho khoảng 23.000 QNXN học nghề);

- Về việc giải quyết việc làm cho QNXN, đây là vấn đề hết sức khó khăn, cần có sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Mỗi năm có hàng vạn QNXN ở trên khắp tất cả các địa phương, vùng, miền khác nhau và mỗi quân nhân đều có nguyện vọng riêng; trong khi đó, điều kiện để thu hút lực lượng lao động ở các cơ sở nhà nước còn ít mà chủ yếu là ở các doanh nghiệp tư nhân…; điều kiện, yêu cầu tuyển dụng lao động cũng khác nhau, do vậy để thống nhất chung được về mặt chính sách là rất khó khăn.

Đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp nơi quản lý QNXN liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tạo điều kiện cho QNXN vào làm việc để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Về phía Bộ Quốc phòng, hiện nay cũng đang nghiên cứu để phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xây dựng chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng chính sách xã hội mà Chính phủ giao cho Bộ Lao động, Thương binh và xã hội chủ trì dự thảo để trình Chính phủ, cụ thể gồm những nội dung sau:

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giới thiệu việc làm quân đội. Cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các hoạt động không có thu hoặc bù đắp phần còn thiếu (theo quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ);

- Tăng chỉ tiêu xuất khẩu lao động hàng năm cho QNXN;

- Hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho QNXN học tại các trường dạy nghề ngoài quân đội dưới hình thức giao chỉ tiêu đào tạo (hoặc đấu thầu đào tạo thí điểm) nhằm tăng số lượng quân nhân xuất ngũ được đào tạo nghề;

- Nâng mức trợ cấp học nghề cho mỗi QNXN từ 6 tháng lương tối thiểu lên 9 tháng lương tối thiểu do chi phí đào tạo nghề tăng;

- Xây dựng hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm cho QNXN tù nguồn thu của địa phương, từ đóng góp của các doanh nghiệp, từ tổ chức xã hội để hỗ trợ học nghề cho quân nhân xuất ngũ về địa phương (có mức hỗ trợ công khai hàng năm).;

- Có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động là QNXN (như hỗ trợ đất đai, kinh phí hoặc các hình thức khen thưởng…);

- Tạo điều kiện về việc cấp đất cho các trường dạy nghề quân đội trên địa bàn để mở rộng quy mô đào tạo nghề.

5- Đề nghị Chính phủ và các địa phương có kế hoạch bảo đảm làm thao trường, bãi tập cho các đơn vị Quân đội để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, luyện tập, diễn tập sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống thao trường, bãi tập được xác định thống nhất tên gọi là hệ thống công trình huấn luyện chiến đấu (HLCĐ). Trong những năm qua, hệ thống công trình HLCĐ đã từng bước được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư của nhà nước và Bộ Quốc phòng cho hệ thống công trình HLCĐ còn rất hạn hẹp so với nhu cầu của các đơn vị trong toàn quân, nhiều đơn vị thiếu thao trường phải tận dụng thao trường đơn giản, thô sơ hoặc phải huấn luyện, bắn đạn thật ở những khu vực chưa thực sự bảo đảm an toàn, có một số loại vũ khí trang bị chưa có thao trường huấn luyện chuyên dụng, làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn trong huấn luyện. Để bảo đảm yêu cầu chất lượng huấn luyện, các đơn vị trong toàn quân đã phát huy tinh thần tự lực, khắc phục khó khăn, tích cực chủ động, huy động nguồn vốn tự có của đơn vị, các nguồn khác của địa phương và công sức lao động của bộ đội để xây dựng, củng cố hệ thống công trình HLCĐ.

Để khắc phục tình trạng khó khăn như hiện nay, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ tổng tham mưu lập quy hoạch tổng thể hệ thống công trình HLCĐ của toàn dân đến năm 2020, đến nay đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, làm cơ sở để Bộ Quốc pòng báo cáo Chính phủ các chương trình mục tiêu và các dự án trọng điểm đầu tư xây dựng, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược đầu tư cho hệ thống công trình HLCĐ cho từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu công tác huấn luyện chiến đấu của toàn dân.



11/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện việc tặng Huy chương quân kỳ quyết thắng và Huân chương chiến công cho cán bộ quân đội đã nghỉ hưu có thời gian phục vụ quân ngũ từ 25 năm trở lên.

Trả lời (tại công văn số 4340/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

+ Về việc thực hiện Luật Thi đua – Khen thưởng và Nghị định số 121/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Chính trị có Hướng dẫn số 814/HD-CT ngày 21/7/2007 hướng dẫn một số nội dung Thông tư số 163/2006/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về công tác thi đua, khen thưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có nội dung hướng dẫn về việc xem xét, đề nghị khen thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng cho cán bộ quân đội.

+ Đối với khen thưởng, gồm:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ liên tục trong QĐND Việt Nam từ ngày 01/7/2004 trở đi:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có thời gian phục vụ trong QĐND trước ngày 01/7/2004, đủ điều kiện và tiêu chuẩn khen thưởng nhưng chưa được tặng thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

(Các trường hợp đã được tặng thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng trước ngày 01/7/2004 thì không thuộc đối tượng xét tặng tưởng Huy chương Quyết thắng theo Luật Thi đua – Khen thưởng).

Tiêu chuẩn khen thưởng: Người được tặng thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; không vi phạm khuyết điểm lớn; đồng thời phải có đủ 25 năm trở lên phục vụ liên tục trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Như vậy, cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, nếu thuộc một trong các đối tượng nêu trên là có đủ tiêu chuẩn nêu trong Hướng dẫn số 814/HD-CT của Tổng cục Chính trị mà chưa được xét, đề nghị khen thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng thì nay vẫn tiếp tục được xét, đề nghị khen thưởng Huy chương Quân kỳ Quyết thắng theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng.

Về việc tặng thưởng Huân chương Chiến công: Nhân dịp kỷ niệm 60 năm, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, theo đề nghị của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, Nhà nước đã có chủ trương xét tặng thưởng Huân chương Chiến công cho cán bộ quân đội.

Đối tượng được xét khen thưởng, gồm: Sĩ quan, QNCN, CNVCQP thuộc QĐND Việt Nam (kể cả trường hợp đã nghỉ hưu, chuyển ngành) có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; có thời gian phục vụ quân đội từ 25 năm trở lên (giai đoạn từ 01/01/1970 đến 22/12/2004).

Thực hiện chủ trương trên, từ tháng 9/2004 đến tháng 8/2006, Bộ Quốc phòng đã đề nghị và được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng 63.347 Huân chương chiến công cho cán bộ quân đội.

Chủ trương xét tặng thưởng Huân chương Chiến công cho cán bộ Quân đội nhân dịp kỷ niệm 60 năm, ngày thành lập QĐND Việt Nam đã kết thúc từ ngày 10/6/2006 (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2431/VPCP-TCCB ngày 08/5/2006 của Văn phòng Chính phủ).

Do đó, ý kiến kiến nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ.

12/ Cử tri tỉnh Hà Tây (cũ) kiến nghị: Cử tri khu tập thể Học viện Quân y 103 phản ánh tình trạng khu chung cư A đã cũ, xuống cấp nghiêm trọng, không đủ tiêu chuẩn thanh lý theo Nghị định 61 của Chính phủ, đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp với tỉnh Hà Tây sớm triển khai cải tạo, sửa chữa.

Trả lời (tại công văn số 4321/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Hiện nay, Học viện Quân y đang quản lý 04 nhà 3 tầng có 216 hộ ở tại khu tập thể A, phường Phúc La, thành phố Hà Đông, thành phố Hà Nội. 04 nhà này được xây dựng từ những năm 1960; kết chấu chính: móng xây bằng gạch chỉ, tường chịu lực xây bằng gạch chỉ dày 220 cm, sàn bê tông, trần toócxi, xà gồ gỗ, mái ngói, nền láng xi măng; 04 hộ chung 1 khu vệ sinh đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Đối chiếu các quy định tại Điều 5, Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994; Điều 1, Nghị định số 21/CP ngày 16/4/1996 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Điều 5 và Điều 7 Nghị định số 61/CP; văn bản 2078/BXD-QLN ngày 05/10/2006 của Bộ Xây dựng, theo Thông báo số 929/TB-UBND ngày 14/11/2007 của UBND thành phố Hà Đông, 04 nhà chung cư khu tập A/HVQY không đủ điều kiện để bán theo Nghị định 61/CP của Chính phủ.

Xuất phát từ tình hình thực tế 04 nhà chung cư nói trên, ngày 26/11/2002 Học viện đã có Tờ trình số 1835/TTr-HC 3 báo cáo UBND tỉnh Hà Tây và xin chủ trương xây dựng, ngày 21/02/2003 UBND tỉnh Hà Tây đã có văn bản số 452-CV/UB-XD chấp thuận đề nghị của Học viên Quân y, ngày 28/3/2003 Học viện đã ký Hợp đồng nguyên tắc số 336/HĐNT với Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại Sông Đà (gọi tắt là SIM CO) về hợp tác đầu tư dự án cải tạo khu nhà ở cũ tại khu A, tập thể Học viện Quân y thành khu chung cư gồm 5 nhà cao tầng A1, 2, 3, 4, 5 mỗi nhà cao 9 tầng.

Để triển khai thực hiện dự án được thuận lợi, ngày 06/8/2003, Học viện đã tổ chức họp với đại diện các tổ chức quần chúng khu tập thể A, ngày 19/9/2003 sau khi phát phiếu điều tra lấy ý kiến các hộ dân và thông báo chủ trương cải tạo, xây dựng lại 4 nhà 3 tầng đã bị xuống cấp không sử dụng được; kết quả thu được 64/220 phiếu phát ra; như vậy, đại đa số các hộ dân đang ở trong khu 4 nhà 3 tầng không đồng tình ủng hộ chủ trương của Học viện.

Căn cứ Chỉ thị số 43/2004/CT-TTg ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhà thuộc sở hữu nhà nước cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc chuyển giao thực hiện trên nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng diện tích nhà đất và hợp đồng cho thuê; ngày 09/8/2006 Học viện Quân y đã có văn bản số 1369/BC-HVQY gửi UBND tỉnh Hà Tây về việc xin chuyển giao nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho UBND tỉnh; ngày 25/8/2006, UBND tỉnh đã có văn bản số 3909/UBND-CNXD giao UBND thị xã Hà Đông phối hợp với các sở, ngành có liên quan xem xét, giải quyết đề nghị của Học viên Quân y; cho đến nay, UBND thành phố Hà Đông không tổ chức thực hiện. Ngày 27/3/2008, Học viện đã có công văn số 619/HVQY-HC3 gửi UBND thành phố Hà Đông về việc đề nghị chuyển giao nguyên trạng nhà ở, đất ở các khu gia đình ra địa phương quản lý nhưng cho đến nay Học viện cũng không nhận được ý kiến trả lời của UBND thành phố Hà Đông.

13/ Cử tri tỉnh Điện Biên, Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, quan tâm, đầu tư Dự án tăng dầy, tôn tạo hệ thống mốc biên giới, đường tuần tra biên giới Việt - Lào.

Trả lời (tại công văn số 4341, 4342/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

1. Đối với dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Lào:

Sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, Việt Nam và Lào đã tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa và cơ bản hoàn thành công việc này từ năm 1987. Tuy nhiên, với đường biên giới dài 2067 km, hai bên mới chỉ cắm được 199 mốc quốc giới, bình quân trên 10 km một mốc, cá biệt có nơi gần 40 km không có mốc (đoạn tỉnh Quảng Bình). Các mốc đã cắm có kích thước nhỏ, chất lượng kém, đến nay đã bị xuống cấp, hư hỏng, nhiều cửa khẩu mới thành lập gần đây chưa có mốc biên giới nên có nhiều khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ.

Trước tình hình đó, để hoàn thiện chất lượng của đường biên giới Việt Nam – Lào, tạo điều kiện cho công tác phối hợp quản lý, tháng 01 năm 2004, hai Bộ Chính trị Việt Nam và Lào đã nhất trí cần phối hợp xây dựng và thực hiện “Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam – Lào”. Sau khi có chỉ đạo của hai Bộ Chính trị, hai Chính phủ Việt Nam và Lào đã thống nhất, phối hợp nghiên cứu xây dựng Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam – Lào (tại Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai chính phủ năm 2004). Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành địa phương hữu quan và với phía Lào xây dựng Dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt – Lào; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí kinh phí xây dựng dự án bằng nguồn vốn hỗ trợ hợp tác với Lào.

Ngày 30/01/2008, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 137/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt – Lào. Kế hoạch tổng thể gồm một số nội dung cơ bản:

- Tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới ở các vị trí cần thiết để làm rõ đường biên giới. Tôn tại các mốc hiện có, các mốc ở cửa khẩu bảo đảm kiên cố, khang trang. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý đường biên giới Việt – Lào.

- Hai bên thống nhất dự kiến số lượng, vị trí mốc tăng dày và tôn tạo trên toàn tuyến. Tổng số 792 mốc (826 cột mốc). Thống nhất mẫu thiết kế, chất liệu xây dựng, nội dung thể hiện trên từng loại mốc, quy cách cho cả hệ thống mốc từ Bắc xuống Nam;

- Thống nhất các quy định pháp lý – kỹ thuật;

- Về tổ chức quản lý và thực hiện dự án: hai bên cơ bản thống nhất cơ chế phối hợp song phương bao gồm ba cấp, nhiệm vụ của từng cấp để phối hợp quản lý, thực hiện dự án.

Cấp Trung ương có ủy ban liên hợp, đoàn chuyên viên liên hợp và tổ chuyên viên pháp lý, kỹ thuật và tài chính; cấp tỉnh có ban chỉ đạo cắm mốc tỉnh; cấp đội cắm mốc (tổ chức 10 đội cắm mốc liên hợp).

Sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể, tháng 3/2008, Bộ Ngoại giao (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền) đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt – Lào.

Tháng 5/2008, Bộ Ngoại giao có công văn số 1386/BNG-UBBG Hướng dẫn UBND 10 tỉnh biên giới thành lập Ban chỉ đạo cắm mốc của tỉnh;

Tháng 6/2008, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị quán triệt, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ phục vụ cắm mốc cho lực lượng tham gia cắm mốc 10 tỉnh biên giới Việt – Lào.

Tại cuộc họp vòng 1 của UBLH cắm mốc biên giới Việt Nam – Lào (tháng5/2008), hai bên đã thỏa thuận cắm mốc thí điểm tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị/ Việt Nam) – Đen Sạ Vẳn (Sạ Vẳn Nạ Khệt/Lào), sẽ khánh thành vào ngày 05/9/2008, nhân dịp kỷ niệm 46 năm thành lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Theo kế hoạch năm 2008 cắm mốc 50 mốc (bằng 59 cột mốc) tại 10 cặp tỉnh có chung đường biên giới; trong đó có tỉnh Điện Biên.

2. Về xây dựng đường tuần tra biên giới Việt - Lào:

Đề án quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liên giai đoạn 2006 – 2010 và những năm tiếp theo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ – TTg ngày 14/3/2007, trong đó:

- Tỉnh Điện Biên xây dựng đường tuần tra có chiều dài là: 1.111 km (đường ô tô 939 km; đường đi bộ 172 km). Hiện nay, Bộ đội biên phòng Điện Biên đang triển khai 2 dự án (đồn 405 dài 20 km; đồn 317 dài 27 km);

- Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban quản lý dự án đường tuần tra (gọi tắt là Ban 47/BTTM) để triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án quy hoạch đường tuần tra biên giới đất liền theo kế hoạch của Bộ.



14/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Cử tri phản ánh việc quản lý và sử dụng đất ở Trường bắn Quốc gia II tại xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (Quân khu 5 quản lý) hiện nay không hiệu quả. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 xem xét có thể cho nhân dân địa phương nhận đất giao khoán để sản xuất trong thời gian Trường bắn không hoạt động.

Trả lời (tại công văn số 4346/BQP-VP ngày 25/8/2008 của Bộ Quốc phòng):

Trường bắn Quốc gia khu vực 2 nằm trên địa bàn 2 xã Bình Tân và Bình Thành, huyện Tây Sơn, Bình Định được Bộ Quốc phòng giao Quân khu 5 quản lý là đất quốc phòng đã được Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt vị trí đóng quân số 709/QĐ-TM ngày 15/10/2001 và UBND tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất số 3237/QĐ-CTUB ngày 15/11/2004. Đây là trường bắn chuyên dùng thường xuyên phục vụ nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật, ném lựu đạn, thực hành gây nổi, xử lý đạn dược cấp 5 và thực hành diễn tập của các đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn; do đây là một nhiệm vụ phức tạp, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn nên không thể kết hợp quy hoạch tăng gia sản xuất, chăn nuôi…

Thực tế, trong thời gian qua tại một số trường bắn ở các khu vực do công tác quản lý của đơn vị chủ quản chưa được tốt, còn để dân vào canh tác nên khi thực hành bắn đạn thật, xử lý đạn cấp 5 đã xảy ra mất an toàn gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến chết người.

Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, để đảm bảo an toàn cho trường bắn và an toàn cho nhân dân khu vực trường bắn, căn cứ vào quy chế quản lý trường bắn đã ban hành, Bộ Quốc phòng không thể giải quyết cho nhân dân địa phương vào thực hiện canh tác trong khu vực trường bắn được.



15/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng cần tích cực khảo sát thiết kế đầu tư, thi công các đường vành đai biên giới Việt – Lào. Phối hợp với Bộ Lao động thương binh – xã hội thống nhất để giải mã phiên hiệu các đơn vị Quân đội trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc thông báo cho các gia đình có thân nhân hy sinh tìm hài cốt được dễ dàng.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương