BỘ CÂu hỏi và giảI ĐÁP



tải về 424.51 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích424.51 Kb.
#12997
1   2   3   4   5   6



Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu được quy định như thế nào?


Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu được quy định như sau:

1. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển (bao gồm cả hàng qua CFS), đường thuỷ nội địa là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

2. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, chứng từ vận chuyển xác định hàng đã xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh.

3. Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải hoặc hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”.

4. Đối với hàng hoá xuất khẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan kho ngoại quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠI QUAN”.

5. Đối với hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, có xác nhận của Hải quan khu phi thuế quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN”.

6. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hoá của doanh nghiệp nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan.

7. Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan.






Tờ khai hải quan bị huỷ trong trường hợp nào?


Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 194/2010/TT-BTC thì các trường hợp huỷ tờ khai hải quan gồm:

1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;

2. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đăng ký nhưng người khai hải quan có văn bản đề nghị huỷ vì không có hàng hoá để xuất khẩu, nhập khẩu.




Các loại hàng hoá nào khi đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan không làm thủ tục hải quan?


Theo quy định tại khoản 1b, 1c, 1d Điều 44 Thông tư 194/2010/TT-BTC các loại hàng hoá sau đây khi đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan không làm thủ tục hải quan:

1. Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.

2. Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan:

2.1. Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại điểm 1.3, mục II, phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ;

2.2. Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất, đánh bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm 1, mục II, phần A Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.

3. Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu không được mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 116/2010/TT-BTC ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.






Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa được quy định như thế nào?


Theo quy định tại khoản 7 Điều 44 Thông tư 194/2010/TT-BTC thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa được thực hiện như sau:

1. Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan.

Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo định mức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thì phải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế.

2. Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuế quan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặc hộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khi mua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan.

3. Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộ chiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từng người mua.

4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuế đối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo một trong hai cách sau:

4.1. Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khu phi thuế quan:

- Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phải kê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai, xuất trình CMND, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) cho Hải quan cổng khu phi thuế quan;

- Hải quan cổng khu phi thuế quan: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan và hoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộp tiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật

4.2. Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế:

- Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuất trình CMND, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sát cổng khu phi thuế quan;

- Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMND do người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sự không phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàng xuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật.





Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa; hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan được quy định như thế nào?


1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan

1.1. Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục Hải quan ở nội địa hoặc Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục Hải quan ở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.

Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

1.2. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoá theo quy định.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nội địa

2.1. Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan.

2.2. Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thực hiện như sau:

a) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan, trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mức nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sản phẩm sản xuất.

Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó.

b) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địa thì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếu có).

c) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanh nghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuế phải nộp.




Câu 2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan thì thực hiện chế độ báo cáo thanh khoản như thế nào?


Theo quy định tại khoản 10 Điều 44 Thông tư 194/2010/TT-BTC doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan thực hiện chế độ báo cáo thanh khoản như sau:

1. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan, định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho; thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau kỳ báo cáo mười lăm ngày; mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định.

1.1. Hồ sơ phải nộp gồm:

1.1.1. Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu 07/HSTK-PTQ);

1.1.2. Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu 08/HSTK-PTQ);

1.1.3. Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu 09/HSTK-PTQ);

1.1.4. Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu 10/HSTK-PTQ);

Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu 11/HSTK-PTQ);

1.1.5. Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo thanh khoản: 02 bản chính (mẫu 12/HSTK-PTQ);

1.1.6. Hoá đơn (bản sao) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);

1.1.7. Hoá đơn (bản sao) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).

1.2. Hồ sơ phải xuất trình gồm:

1.2.1. Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo;

1.2.2. Tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo;

1.2.3. Hoá đơn (bản chính) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);

1.2.4. Hoá đơn (bản chính) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).

2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phi thuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan Hải quan quản lý khu phi thuế quan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ mười lăm của tháng tiếp theo.

Hồ sơ báo cáo gồm:

b.1) Hồ sơ phải nộp:

b.1.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáo thanh khoản: 02 bản chính (mẫu 13/HSTK-PTQ );

b.1.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáo thanh khoản (nếu có): 02 bản chính (mẫu 14/HSTK-PTQ);

b.1.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo thanh khoản (nếu có): 02 bản (mẫu 15/HSTK-PTQ);

b.1.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo thanh khoản: 02 bản chính (mẫu 16/HSTK-PTQ);

b.1.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo thanh khoản (nếu có): 02 bản chính (mẫu 17/HSTK-PTQ);

b.1.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo thanh khoản: 02 bản chính (mẫu 18/HSTK-PTQ);

b.1.7) Hoá đơn (bản sao) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có).

b.2) Hồ sơ phải xuất trình:

b.2.1) Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá trong kỳ báo cáo thanh khoản;

b.2.2) Hoá đơn (bản chính) bán hàng, mua hàng tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo (nếu có);

c) Đối với hàng gia công thì thực hiện theo quy định về thanh khoản hợp đồng gia công.

d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thương mại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá thì loại hình nào thanh khoản theo loại hình đó.

e) Hải quan quản lý khu phi thuế quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu báo cáo của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết; nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bị thẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đó thẩm lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo cho Cục thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biết để phối hợp xử lý.




Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được làm thủ tục hải quan ở đâu? (khoản 2 Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC)


1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.

2. Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chi cục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa.

3. Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia công thực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX nhận gia công.




Thủ tục hải quan đối với hàng hoá của Doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nước ngoài; hàng hoá của DNCX bán vào nội địa được quy định như thế nào? (Khoản 3a, 3c Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC)

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài của Doanh nghiệp chế xuất:

1.1. Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định của giám đốc Doanh nghiệp chế xuất, kèm danh mục hàng hoá (chi tiết tên hàng, lượng hàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại.

1.2. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại, trừ việc kê khai tính thuế.

1.3. Hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá của DNCX bán vào nội địa:

2.1. Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.

2.2. Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng nhập khẩu thương mại.




Việc thanh khoản nguyên liệu vật tư của doanh nghiệp chế xuất được quy định như thế nào? (Khoản 4 Điều 45 Thông tư 194/2010/TT-BTC)

Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của DNCX

1. Việc thanh khoản đối với nguyên liệu, vật tư của DNCX được thực hiện theo từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chỉ thanh khoản về lượng.

2. Thời hạn và địa điểm thanh khoản

2.1. Đối với loại hình gia công thì thanh khoản theo quy định về thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồng gia công.

2.2. Đối với loại hình SXXK thực hiện thanh khoản một quý một lần và chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX. Trường hợp doanh nghiệp có đề nghị thì thời hạn thanh khoản được thực hiện một tháng một lần, trước ngày 15 của tháng sau.

3. Hồ sơ thanh khoản

3.1. Đối với loại hình gia công: thực hiện theo quy định về thanh khoản đối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài.

3.2. Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm:

a) Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 194/2010/TT-BTC) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính;

b) Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 194/2010/TT-BTC) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra).






Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản đi thuê, cho thuê được quy định như thế nào? (Điều 48 Thông tư 194/2010/TT-BTC)


1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá là máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê, thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày tạm nhập/tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị tạm nhập/tạm xuất để cơ quan Hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.

2. Hết thời hạn tạm nhập/tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái xuất/tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất; trường hợp quá thời hạn tạm nhập/tạm xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất/tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp có văn bản đề nghị tặng máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê cho đối tác thuê, mượn thì sau khi làm xong thủ tục biếu tặng theo quy định, hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất thực hiện thanh khoản trên tờ khai tạm nhập, tạm xuất.






Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ, thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hàng hóa tạm nhập-tái xuất để dự hội chợ triển lãm, để bảo hành sửa chữa ở nước ngoài thì thủ tục hải quan quy định như thế nào? (Điều 49 Thông tư 194/2010/TT-BTC)

1. Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài

a) Người khai hải quan

a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phương tiện.

a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó.

b) Thủ tục hải quan

b.1) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tại Điều 73 và Điều 101 Thông tư 194/2010/TT-BTC.

b.2) Linh kiện, phụ tùng tạm nhập nếu không sử dụng hết phải tái xuất ra khỏi Việt Nam. Trường hợp tiêu thụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về chính sách quản lý hàng hoá xuất, nhập khẩu, chính sách thuế như hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài. Đại lý hãng tàu hoặc người mua phải chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.

b.3) Linh kiện, phụ tùng tháo ra khi sửa chữa, thay thế phải tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ đúng quy định pháp luật.

2. Linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:

a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản sao văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm.

b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.

c) Thời hạn tái xuất, tái nhập

c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định tại Điều 136 và Điều 137 Luật Thương mại.

4. Hàng tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài

a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương.

b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.

c) Trường hợp tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu.

5. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập

a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất.

b) Thời hạn thanh khoản: như quy định tại khoản 1 Điều 132 Thông tư 194/2010/TT-BTC:

Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền hoàn thuế chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế nhập khẩu hoặc chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế xuất khẩu.

c) Hồ sơ thanh khoản gồm:

c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạm xuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạm xuất - tái nhập;

c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khai tái nhập;

c.3) Các giấy tờ khác có liên quan.






Каталог: DocLib
DocLib -> BỘ XÂy dựng
DocLib -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở XÂy dựng độc lập -tự do Hạnh phúc
DocLib -> Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ðộc lập Tự do Hạnh phúc
DocLib -> CHÍnh phủ Số: 112
DocLib -> CỘng hoà Xà HỘi chủ nghĩa việt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
DocLib -> Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-cp ngày12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
DocLib -> BỘ XÂy dựng số: 12/2009/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocLib -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DocLib -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số: 16/2003/QH11 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DocLib -> BỘ y tế Số: 23/2007/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 424.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương